Soạn bài Con chim chiền chiện lớp 7 ngắn nhất

Con chim chiền chiện là một bài thơ 4 chữ của tác giả Huy Cận đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạo. Bài thơ là tiếng hót trong veo báo hiệu sự bắt đầu của mùa xuân đồng thời ca ngợi cuộc sống yên bình, tự do và sự no ấm ở làng quê Việt Nam. Sau đây là mẫu soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Con chim chiền chiện trang 21 giúp các em hiểu kĩ hơn về nội dung bài thơ Con chim chiền chiện.

Soạn văn 7 bài Con chim chiền chiện

Soạn bài Con chim chiền chiện lớp 7 ngắn nhất

Câu 1 trang 22 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Xác định vần và nhịp của bài thơ và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.

Trả lời

- Gieo vần:

+ Vần chân (cao - ngào, xanh - lanh, chi - thì, sà - cá, nhà - ta)

+ Vần lưng (chiền - chiện, vút - vút, cánh - xanh, cao - cao, chim - chim, chuyện - chuyện, bối - rối, tưng - bừng)

- Nhịp thơ 2/2

=> Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện hình ảnh con chim tự do bay lượn trong không gian cao rộng, thoáng đãng

Câu 2 trang 22 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Phân tích một hình ảnh trong bài thơ mà em cho là độc đáo nhất.

Trả lời

- Một số từ ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ: tiếng hót long lạnh như cành sương chói, tiếng hót làm xanh da trời, hồn xanh quê nhà

- Hình ảnh em cho là độc đáo nhất: tiếng hót làm xanh da trời tạo sự chuyển hóa của cảm giác sang thính giác, tiếng hót của chim chiền chiện làm bầu trời xanh hơn, thể hiện hồn quê hương

Câu 3 trang 22 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ?

Trả lời

- Biện pháp nhân hóa (Chim ơi, chim nói/ Chuyện chi, chuyện chi?/ Lòng vui bối rối; Lòng cho vui nhiều,...)

- Biện pháp điệp từ (cao hoài - cao vợi)

- Biện pháp so sánh (Tiếng hót long lanh như cành sương chói)

- Biện pháp ẩn dụ (Tiếng ngọc trong veo/ Chim gieo từng chuỗi…)

=> Tác dụng: góp phần ca ngợi vẻ đẹp của tiếng chim, thể hiện cảm xúc trong trẻo, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của nhà thơ

Câu 4 trang 22 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. Đó là cảm xúc gì?

Trả lời:

Những hình ảnh "lòng vui bối rối", "tưng bừng lòng ta" đã thể hiện tình cảm của tác giả dành cho chú chim. Đó là những cảm xúc đầy xúc động và bâng khuâng.

Câu 5 trang 22 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

Trả lời:

Câu 5 trang 22 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 1.821
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bình Minh
    Bình Minh

    dc

    nhưng câu 4 thiếu nhé chủ trang web

    Thích Phản hồi 20:21 13/09
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Ad kiểm tra thấy có câu 4 nội dung ngắn gọn rồi ạ.

      Thích Phản hồi 17:33 14/09