Top 3 Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo 2024 có đáp án
Bộ đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo
Bộ đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo mới nhất vừa được các thầy cô giáo biên soạn phù hợp với nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc 5 đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo file word có ma trận đề thi, bản đặc tả ma trận và gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu ôn thi giữ kì Văn 7 hiệu quả cho các em học sinh.
Lưu ý: để xem toàn bộ nội dung bộ đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 7, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
1. Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
1.1 Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Văn học dân gian (Ca dao, Tục ngữ)… | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
1.2. Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 7 CTST
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc kĩ các câu sau và trả lời câu hỏi:
1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
2. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
3. Có công mài sắt có ngày nên kim.
4. Có chí thì nên
5. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
Câu 1. Số lượng chữ trong các câu trên? (Nhận biết) (Cb1)
A. Đa số dài
B. Rất dài
C. Hơi dài
D. Thường ngắn gọn
Câu 2: Câu “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối.” đã sử dụng cách gieo vần gì? (Nhận biết) (Cb2)
A. Vần chân.
B. Vần lưng.
C. Vần liền.
D. Vần cách.
Câu 3. Xác định biện pháp nói quá trong câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”? (Nhận biết) (Cb3)
A. chưa nằm đã sáng.
B. chưa cười đã tối
C. chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối.
D. đêm tháng năm, ngày tháng mười.
Câu 4.Tại sao ‘Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây” ? (Thông hiểu) (Cb 4,5)
A. Vì ăn quả làm ta no lòng.
B. Vì có người trồng cây mới có quả ta ăn.
C. Vì khi hưởng thụ phải nhớ ơn người tạo ra thành quả .
D. Vì lòng biết ơn.
Câu 5. Nội dung câu “ Có công mài sắt có ngày nên kim.” ? (Thông hiểu) (Cb 4,5)
A. Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.
B. Ý chí vượt khó.
C. Chung sức đồng lòng.
D. Ai có công mài thì sẽ biến sắt thành kim.
Câu 6. Cụm từ nào sau đây diễn tả đúng ý nghĩa của câu “ Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau”? (Thông hiểu) (Cb 6,7)
A. Lối sống ích kỉ, nhỏ nhen.
B. Phê phán những người chỉ biết hưởng thụ mà không biết cống hiến.
C. Lòng biết ơn.
D. Lối sống hưởng thụ.
Câu 7. Câu “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” nêu lên kinh nghiệm gì của nhân dân ta? (Thông hiểu) (Cb 6,7)
A. Về thời tiết.
B. Về thiên nhiên.
C. Về sản xuất.
D. Về thời gian.
Câu 8. Trong câu “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”có bao nhiêu số từ? (Thông hiểu) (Cb 8)
A. Một
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. (Vận dụng)
Câu 10.Thông điệp mà câu “ Có chí thì nên” muốn gởi đến là gì? (Vận dụng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
1.3. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 7 CTST
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | D | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 | - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. | 1,0 | |
10 | - Nói về sự quyết chí bền lòng, có kiên trì nhẫn nại sẽ dẫn đến thành công. | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | 0,25 | |
| c. Triển khai các nội dung và vận dụng tốt phương pháp viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống . | 2.5 | |
- Giải thích từ ngữ quan trọng và ý nghĩa của câu tục ngữ cần bàn luận. - Nêu được lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, chặt chẽ để làm rõ ý kiến. - Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí. - Lật lại vấn đề, bổ sung ý kiến để cách nhìn vấn đề thêm toàn diện. - Khẳng định lại ý kiến của mình. - Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động. | |||
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. | 0,5 |
2. Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo
2.1 Đề giữa kì 2 Văn 7 CTST
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Người ăn xin
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ hoe và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
Câu 1. Văn bản “Người ăn xin” thuộc kiểu loại văn bản nào?
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 2. Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào?
A. Đôi môi tái nhợt.
B. Đôi mắt đỏ hoe và giàn giụa nước mắt.
C. Áo quần tả tơi thảm hại.
D. Người ăn xin già lọm khọm.
Câu 3. Khi ông lão chìa tay xin, cậu bé có hành động như thế nào?
A. Lục túi và quyết định tặng ông ổ bánh mì mình vừa mua.
B. Lục túi và cho ông số tiền xu trong túi.
C. Xua tay và nói: "Cháu chẳng có gì để cho ông hết!"
D. Lục hết túi nọ túi kia nhưng chẳng có gì để cho ông lão.
Câu 4. Những lời nói và hành động ân cần của cậu bé đã chứng tỏ điều gì?
A. Cậu bé rất thương ông lão ăn xin
B. Cậu bé rất sợ ông lão ăn xin.
C. Cậu bé không thích giúp đỡ ông lão ăn xin.
D. Cậu bé rất ghét ông lão ăn xin.
Câu 5. Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão điều gì?
A. Một chút bánh mì và thức ăn.
B. Sự thông cảm và kính trọng.
C. Một lời xin lỗi mong ông đừng giận.
D. Một chút tiền lẻ để mua áo ấm.
Câu 6. Khi ông lão cảm ơn cậu bé, cậu bé nhận ra, mình đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?
A. Cậu nhận được sự thương cảm từ ông lão ăn xin.
B. Cậu nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm từ ông lão ăn xin.
C. Cậu nhận được một lời xin lỗi từ ông lão ăn xin.
D. Cậu nhận được một bài học từ ông lão ăn xin.
Câu 7. Từ “Tài sản” có nghĩa là gì?
A. Là vật chất hoặc tinh thần của cậu bé.
B. Là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị của cậu bé.
C. Là của cải vật chất có giá trị của cậu bé.
D. Là tinh thần có giá trị của cậu bé.
Câu 8. Ông lão nói: "Như vậy cháu đã cho lão rồi", câu nói cho thấy điều gì?
A. Ông lão cảm ơn vì cậu bé đã cho ông thứ gì đó.
B. Ông lão đã thương cảm rằng cậu cũng không có gì cả.
C. Ông lão đã hiểu rằng cậu không có gì để cho lão.
D. Ông lão đã thấu hiểu tấm lòng chân thành của cậu.
Câu 9. Nêu nội dung chính của câu chuyện?
Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
2.2 Đáp án đề giữa kì 2 Văn 7 CTST
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | A | 0,5 | |
2 | D | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 | * HS nêu được : - Câu chuyện ca gợi tình thương giữa con người với con người, chỉ cần có tấm lòng giúp đỡ người khó khăn hơn mình dù mình không có gì cũng là một điều đáng trân quý. | 1,0 | |
10 | * Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện. Hs có thể nêu 1 trong các bài học sau: - Hãy biết yêu thương, đồng cảm và giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. - Ca ngợi tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm xót thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khổ như ông lão ăn xin. - Cách cho và nhận trong cuộc sống chỉ cần chân thành, có tấm lòng thì đều đáng quý. | 1,0 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về sự đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay | 0,25 | ||
c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | 0,5 | ||
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay đối với tất cả mọi người. - Giải thích được khái niệm “ Đồng cảm”là gì? “ Chia sẻ” là gì? + Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những buồn, vui của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời mình, luôn đặt mình trong hoàn cảnh của mọi người để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. + Sẻ chia: Cùng người khác sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần. Không tỏ thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ. - Bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên: Hs có thể nêu ý kiến tán thành, không tán thành hoặc vừa tán thành vừa không tán thành. - Sử dụng lí lẽ, - Nêu bằng chứng. - Kết hợp lí lẽ và bằng chứng. Ví dụ: Khi tán thành phải chỉ ra được những mặt lợi của sự đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay đối với tất cả mọi người....) - Mặt lợi của sự đồng cảm và sẻ chia: Là nếp sống đẹp, là lối sống được coi trọng trong xã hội ta hiện nay. + Làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. + Làm cho một dân tộc, một đất nước trở nên vững mạnh (dẫn chứng ). - Mặt hạn chế: Nhiều sống ích kỷ, vô cảm do bị cuốn theo những tham vọng vật chất của nhiều người trong xã hội hiện nay. * Khẳng định lại ý kiến của bản thân. - Phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, tình cảm mà phải hành động thực tế . - Có tinh thần giúp đỡ, hi sinh cho những người xung quanh mình. | 2.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. | 0,25 |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Top 3 Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo 2024 có đáp án
02/03/2023 3:31:00 CHTham khảo thêm
Văn bản trên gợi cho em suy nghĩ gì về nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của dân tộc?
Soạn bài Trò chơi cướp cờ trang 45 ngắn gọn
Hãy tưởng tượng em là người gọt được bát hoa thủy tiên đẹp (5 mẫu)
Viết đoạn văn nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian so với các trò chơi sử dụng thiết bị công nghệ
Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo
Đọc kết nối chủ điểm Hương khúc siêu hay
Soạn bài Cách gọt củ hoa thủy tiên siêu hay
- Lớp 7
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp án
- Đề thi Văn cuối kì 2 lớp 7
- Đề thi Ngữ văn 7 Cánh Diều
- Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 môn Văn 7 Cánh Diều
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh Diều
- Đề thi cuối kì 2 môn Văn 7 Cánh Diều
- Đề thi Ngữ văn 7 CTST
- Đề thi học kì 1 môn Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Ngữ văn lớp 7 cuối học kì 2 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Ngữ văn 7 KNTT
- Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Văn 7 sách Kết nối tri thức
- Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức
- Đề Toán 7 KNTT
- Bộ đề thi Toán lớp 7 giữa học kì 1
- Bộ đề thi Toán lớp 7 học kì 1 có đáp án
- Đề thi giữa kì 2 Toán 7 sách mới có đáp án (3 bộ sách)
- Đề thi giữa kì 2 Toán 7 có đáp án
- Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức
- Đề thi cuối kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức
- Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức
- Đề Toán 7 CTST
- Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi cuối kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 2 toán 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Đề Toán 7 Cánh Diều
- Đề thi cuối kì 1 Toán 7 Cánh Diều
- Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7 sách Cánh Diều
- Đề thi học kì 2 Toán 7 Cánh Diều
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 KNTT
- Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Đề ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 sách mới
- Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 giữa kì 2 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 CTST
- Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
- Bộ đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
- Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
- Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 2 Cánh Diều
- Đề thi Lịch sử Địa lí 7 KNTT
- Đề thi Lịch sử Địa lí 7 CTST
- Đề thi Lịch sử Địa lí 7 Cánh Diều
- Đề thi GDCD 7 KNTT
- Đề thi Giáo dục công dân lớp 7 giữa học kì 1
- Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
- Đề thi GDCD 7 CTST
- Đề thi GDCD lớp 7 giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 CTST
- Đề thi GDCD 7 Cánh Diều
- Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
- Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
- Đề thi Công nghệ 7 KNTT
- Đề thi Công nghệ 7 CTST
- Đề thi Công nghệ 7 Cánh Diều
- Đề thi HĐTN 7 KNTT
- Đề thi HĐTN 7 CTST
- Đề thi HĐTN 7 Cánh Diều
- Đề thi Tiếng Anh 7 Global Success
- Đề thi Tiếng anh 7 I-learn smart world
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 CTST
Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà em đã lâu chưa gặp lại
Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học em cần lưu ý điều gì?
Đọc kết nối chủ điểm Tục ngữ và sáng tác văn chương trang 32
Viết đoạn văn về uống nước nhớ nguồn lớp 7
(Chuẩn) Đọc mở rộng theo thể loại Một ngày của Ích-chi-an
Tóm tắt nội dung truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi