Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo

Tải về

Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo trong bài viết sau đây của Hoatieu bao gồm ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 7 CTST cùng với đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo có gợi ý đáp án chi tiết sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo ôn tập môn Văn lớp 7 sách mới hiệu quả để đạt kết quả tốt trong kì thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7.

Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo giữa kì 1

Đề 1

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MÈO ĂN CHAY

Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.

Một hôm, mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh và nói rằng từ nay nó không bắt chuột nữa vì nó tu hành nên kiêng ăn thịt sống, kiêng sát sinh. Lúc đầu, đàn chuột nửa tin, nửa ngờ. Nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau. Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật. Vì thế, đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa.

Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Mèo ta biết thế, liền cho đàn chuột chui vào hang chỉ còn lại con cuối cùng, liền vồ lấy nuốt chửng. Hôm đầu, thấy thiếu một con thì chúng đâm hoang mang. Con chuột đầu đàn nghi là mèo già bắt, hôm ấy thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao.

Mèo ta nhe răng, giơ vuốt ra vồ, chuột đầu đàn chỉ kịp kêu thét lên báo cho cả đàn rồi cũng bị mèo nuốt chửng.

Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.

(https://thuvienpdf.com/chi-tiet-tang-thu-vien/133/PO-meo-an-chay)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (Biết)

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Kết hợp nhiều ngôi kể

Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là mèo già. Đúng hay sai? (Biết)

A. Đúng

B. Sai

Câu 3: Trong câu văn: “Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.” có mấy phó từ chỉ số lượng? (Biết)

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 4: Sắp xếp các sự việc sau theo trình tự hợp lí? (Hiểu)

(1) Cả bầy chuột hoang mang, chuột đầu đàn thử đi cuối cùng để kiểm chứng và cũng bị mèo già tóm gọn.

(2) Mèo già không bắt được chuột, bèn nghĩ ra cách giả vờ ăn chay.

(3) Từ đó, đàn chuột không dám tin lời những kẻ độc ác, giả nhân giả nghĩa.

(4) Một hôm, mèo già vồ lấy con chuột cuối đàn.

(5) Đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa.

A. (2) – (5) – (4) – (1) – (3)

B. (1) – (5) – (4) – (3) – (2)

C. (4) – (3) – (2) – (1) – (5)

D. (5) – (2) – (4) – (1) – (3)

Câu 5: Hành động “mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh mấy ngày liền” nhằm mục đích gì? (Hiểu)

A. Để sám hối tội lỗi

B. Để giết thời gian

C. Để đánh lừa bầy chuột

D. Để rình con mồi

Câu 6: Việc đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa cho thấy thái độ gì của đàn chuột? (Hiểu)

A. Chủ quan

B. Tự tin

C. Thiếu cảnh giác

D. Kiêu ngạo

Câu 7: Từ “sám hối” trong câu văn: “Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật” được hiểu như thế nào? (Hiểu)

A. Thú nhận tội lỗi đã gây ra

B. Ăn năn tội lỗi đã gây ra

C. Lo lắng về tội lỗi đã gây ra

D. Xấu hổ về tội lỗi đã gây ra

Câu 8: Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa” trong câu văn: “Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.” nói đến điều gì? (Hiểu)

A. Giả vờ tỏ ra tử tế, nhân nghĩa

B. Nói những điều không đúng sự thật

C. Cố tình đánh lừa người khác

D. Che đậy việc làm sai trái

Câu 9: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (Vận dụng)

Câu 10: Em có đồng tình với việc làm của mèo già trong câu chuyện không? Vì sao? (Vận dụng)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu (bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả). (Vận dụng cao).

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

B

0,5

4

A

0,5

5

C

0,5

6

A

0,5

7

B

0,5

8

A

0,5

9

HS rút ra được bài học phù hợp.

1,0

10

HS nêu được ý kiến đồng tình / không đồng tình và lí giải hợp lí (phù hợp với chuẩn mực đạo đức).

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Mở bài nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử. Thân bài triển khai sư việc. Kết bài khẳng định ý nghĩa sự việc.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

0,25

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần lựa chọn chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc. Đồng thời, vận dụng tốt kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả trong bài viết; sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc.

- Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện

- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện.

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về nhân vật/sự kiện.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Có những suy nghĩ, cảm nhận mới mẻ, sáng tạo.

0,5

Đề 2

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CHÚ LỪA THÔNG MINH

Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.

Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.

Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.

Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.

(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Chú lừa thông minh” thuộc loại truyện nào? (Biết)

A. Truyện cổ tích

B. Truyện truyền thuyết

C. Truyện ngụ ngôn

D. Truyện cười

Câu 2: Văn bản “Chú lừa thông minh” được kể theo ngôi thứ mấy? (Biết)

A. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ nhất số ít

D. Ngôi thứ nhất số nhiều

Câu 3: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? (Biết)

A. Tìm cách để không bận tâm đến con lừa nữa

B. Tìm cách để cứu lấy con lừa

C. Nhờ hàng xóm đến để giúp con lừa

D. Đến bên giếng và nhìn nó

Câu 4: Có bao nhiêu từ láy trong câu: “Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết”? (Biết)

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 5: Khi thấy đất rơi xuống giếng, con lừa đã làm gì? (Biết)

A. Kêu gào thảm thiết

B. Đứng im và chờ chết

C. Cố hết sức nhảy ra khỏi giếng

D. Bình tĩnh tìm cách

Câu 6: Hãy sắp xếp các chi tiết sau theo trình tự đúng của câu chuyện “Chú lừa thông minh”? (Hiểu)

(1) Con lừa của bác nông dân bị sa chân xuống giếng, bác nông dân tìm cách cứu nó

(2) Con lừa cố gắng xoay sở

(3) Con lừa thoát ra khỏi cái giếng

(4) Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc nó

A. (1) (2) (3) (4)

B. (1) (4) (2) (3)

C. (3) (1) (4) (2)

D. (3) (2) (4) (1)

Câu 7: Qua văn bản “Chú lừa thông minh”, em thấy con lừa có tính cách như thế nào? (Hiểu)

A. Bình tĩnh, thông minh

B. Nhút nhát, sợ chết

C. Nóng vội, dũng cảm

D. Chủ quan, kiêu ngạo

Câu 8: Nội dung của câu chuyện “Chú lừa thông minh” là gì? (Hiểu)

A. Buông xuôi trước những khó khăn trong cuộc sống

B. Sự đoàn kết của con người và loài vật

C. Biết thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt trong cuộc sống

D. Tình yêu thương giữa con người với loài vật

Câu 9: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết ? (Vận dụng)

Câu 10: Từ câu chuyện “Chú lừa thông minh”, em có đồng tình với cách xử lý của bác nông dân không? Vì sao? (Vận dụng)

II. VIẾT (4,0 điểm)

Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. (Vận dụng cao)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

B

0,5

4

C

0,5

5

A

0,5

6

B

0,5

7

A

0,5

8

C

0,5

9

Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách, nhưng phải đưa ra được 01 lời khuyên

VD: Mọi người cần bình tĩnh tìm cách giải quyết.

1,0

10

HS có thể đưa ra quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.

HS phải lí giải hợp lí theo từng quan điểm cá nhân.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Mở bài, thân bài, kết bài.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Sự việc được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự.

- Giới thiệu sự việc có thật có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

- Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc

- Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật và sự kiện lịch sử.

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết toàn bộ các mẫu đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo.

Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 CTST

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

- Truyện ngụ ngôn

5

0

3

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 109
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm