Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo 2024

Tải về

Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 CTST trong bài viết sau đây là mẫu đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 của bộ sách Chân trời sáng tạo có đầy đủ ma trận đề thi, bản đặc tả ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7 cùng với gợi ý đáp án chi tiết sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức thật tốt trước khi đi thi. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 CTST có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu/số ý

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Tính chất từ của chất

(7 tiết)

4

2

1 (1 ý)

1 (1 ý)

6

2,5

2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (21 tiết)

1 (2 ý)

8

1 (3 ý)

2

2

(4 ý)

4 (9 ý)

10

7,5

Số câu TN/ Số ý TL

1 (2 ý)

12

1 (3 ý)

4

2 (4 ý)

1 (1 ý)

5 (9 ý)

16

Điểm số

1,0

3,0

2,0

1.0

2.0

1.0

6.0

4.0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10,0 điểm

Bảng đặc tả ma trận đề thi giữ kì 2 KHTN 7 sách Chân trời mời các bạn xem trong file tải về.

2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 2024

Phần I. Trắc nghiệm khách quan: (4,0đ)

Câu 1: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về

A. Các đường sức điện. B. Cảm ứng từ. C. Cường độ điện trường. D. Các đường sức từ.

Câu 2: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:

A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.

B. Có độ mau thưa tùy ý.

C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.

D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.

Câu 3: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau. Tên các từ cực của nam châm là:

Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 2024

A. A là cực Bắc, B là cực Nam.

B. A là cực Nam, B là cực Bắc.

C. A và B là cực Bắc.

D. A và B là cực Nam.

Câu 4: Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?

A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó.

B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.

C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó.

D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó.

Câu 5: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. Sự chuyển hoá của sinh vật.

B. Sự biến đổi các chất.

C. Sự trao đổi năng lượng.

D. Sự sống của sinh vật.

Câu 6: Yếu tố ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

A. Hàm lượng khí oxygen. B. Ánh sáng. C. Muối khoáng D. Gió

Câu 7: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?

A. Ban đêm. B. Buổi sáng. C. Cả ngày và đêm. D. Ban ngày.

Câu 8: Chuyển hóa năng lượng là

A. Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

B. Sự biến đổi năng lượng từ nơi này sang nơi khác.

C. Sự truyền năng lượng từ nơi này sang nơi khác.

D. Sự thay đổi năng lượng theo chiều hướng tăng hoặc giảm dần.

Câu 9: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến trao đổi nước của thực vật là:

A. muối khoáng. B. Diệp lục. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ.

Câu 10: Thiếu loại vitamin này sẽ làm cho biểu bì kém bền vững, dễ nhiễm trùng, giác mạc khô, có thể dẫn tới mù lòa

A. Vitamin A. B. Vitamin B. C. Vitamin C. D. Vitamin D.

Câu 11: Quang hợp là

A. là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ.

B. là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và oxygen.

C. là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất oxygen.

D. là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon đioxide nhờ năng lượng đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và oxygen.

Câu 12: Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của thực vật là

A. nồng độ khí oxygen.

B. Ánh sáng.

C. Gió.

D. Muối khoáng.

Câu 13: Nước có vai trò

A. là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể, là nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp, là môi trường bên trong cơ thể sinh vật, góp phần vận chuyển các chất và điều hòa thân nhiệt.

B. là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể, là nguyên liệu để sinh vật hô hấp, là dung môi hòa tan nhiều chất, góp phần vận chuyển các chất và điều hòa thân nhiệt.

C. là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể, là nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp, là dung môi hòa tan nhiều chất, góp phần điều hòa thân nhiệt.

D. là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể, là nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp, là dung môi hòa tan nhiều chất, góp phần vận chuyển các chất và điều hòa thân nhiệt.

Câu 14: Thoát hơi nước ở lá có vai trò

A. Góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí O2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí CO2 ra môi trường.

B. Góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí O2 đi vào bên trong lá

C. Góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí CO2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí O2 ra môi trường.

D. Góp phần vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp khí giải phóng khí CO2 ra môi trường.

Câu 15: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?

A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.

B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

C. O2 khuếch tán từ mòi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

Câu 16: Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?

A. Chất hữu cơ và chất khoáng.

B. Nước và chất khoáng.

C. Chất hữu cơ và nước.

D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

PhầnII: Tự luận: (6 đ)

Câu 17 (0,5 điểm): Có thể phát hiện ra sự tồn tại của từ trường bằng cách nào?

Câu 18 (0,5 điểm): Ở vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp dày, vùng nào sắp xếp thưa? Nam châm thẳng có từ trường mạnh nhất ở đâu?

Câu 19(0,5 điểm): Nêu một số ứng dụng của nam châm điện trong đời sống? Vì sao nam châm của cần cẩu dọn rác là nam châm điện?

Câu 20 (0,5 điểm): Phát biểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

Câu 21 (1,5 điểm): Giải thích được vì sao nhiều loại cây trồng trong nhà vẫn có thể sống được bình thường dù không có ánh nắng mặt trời. Giải thích được ý nghĩa của việc để cây xanh trong phòng khách.

Câu 22 (1,0 điểm): Năng lượng dùng cho các hoạt động sống của sinh vật được tạo ra như thế nào? Quá trình đó diễn ra ở đâu trong cơ thể sinh vật?

Câu 23 (1,5 điểm): Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào? Nêu vai trò của quá trình hô hấp tế bào đối với cơ thể?

3. Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 7 CTST

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
14 10.860
Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm