Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Cánh Diều (5 đề)

Tải về

Đề thi môn Giáo dục công dân 7 giữa kì 1 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là bộ đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD 7 sách Cánh Diều có ma trận và gợi ý đáp án chi tiết sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo ôn thi giữa kì môn Giáo dục công dân lớp 7 sao cho tốt nhất. Sau đây là nội dung chi tiết 5 đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 có đáp án, mời các em cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi GDCD 7 giữa kì 1 Cánh Diều

Dưới đây là 1 bảng ma trận đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 7 Cánh Diều. Mỗi ma trận sẽ tương ứng với đề thi kèm theo. Để xem thêm các ma trận khác mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Mức độ

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Vận dụng cao

1.Tự hào về truyền thống quê hương

Nhận biết được

một số truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Hiểu được ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp của quê hương

Biết thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống của quê hương

Vận dụng những kiến thức để phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

2.Bảo tồn di sản văn hóa

- Nêu được khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.

- Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa.

- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.

- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bản vệ di sản văn hóa.

Vận dụng những kiến thức pháp luật để phê phán những việc làm sai trái

3. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

- Nhận biết được thế nào là quan tâm, thông cảm, chia sẻ.

- Hiểu được những biểu hiện và ý nghĩa của quan tâm, thông cảm, chia sẻ với nhau.

- Thường xuyên có những lời nói việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm với mọi người.

- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, chia sẻ và thông cảm với người khác

- Phê phán những việc làm không thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm.

2. Kiểm tra giữa kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 - đề 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Việc làm nào dưới đây không thể hiện gìn giữ và phát triển truyền thống quê hương?

A. Tìm hiểu các làng nghề truyền thống ở địa phương.

B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng của địa phương.

D. Không thích mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Câu 2. Việc làm nào dưới đây thể hiện về tự hào về truyền thống văn hóa quê hương?

A. Không thích nghe những bài hát về quê hương.

B. Tham gia hoạt động của lớp, của trường.

C. Không tham gia lễ hội truyền thống của quê hương.

D. Tìm hiểu những văn hóa tốt đẹp của quê mình

Câu 3. Truyền thống tốt đẹp của quê hương là

A. những giá trị tốt đẹp của mỗi vùng miền có từ rất lâu đời được truyền sang nhiều thế hệ

B. những giá trị vật chất tốt đẹp có từ lâu đời và đc truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác

C. những câu nói hay, có ý nghĩa.

D. những đồ vật cổ xưa có giá trị

Câu 4. Truyền thống nào thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi dạy của ông bà, cha mẹ?

A. Hiếu thảo.

B. Hiếu học.

C. Cần cù

D. Trung thực.

Câu 5. Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là:?

A. Di tích lịch sử - văn hóa.

B. Bảo vật quốc gia.

C. Di vật.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 6. Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

A. Di tích lịch sử văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Câu 7. Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào?

A. Di sản văn hóa phi vật thể

B. Di sản thiên nhiên.

C. Di tích lịch sử - văn hóa

D. Bảo vật quốc gia

Câu 8. Di sản văn hóa vật thể là?

A. sản phẩm vật chất

B. sản phẩm tinh thần

C. sản phẩm trừu tượng

D. sản phẩm vật chất và tinh thần

Câu 9. Động Phong Nha ở đâu?

A.Quảng Bình

B. Quảng Nam.

C.Quảng Trị

D.Thừa Thiên – Huế

Câu 10. Lắng nghe, động viên, an ủi khi bạn gặp khó khăn là biểu hiện của đức tính nào sau đây?

A. Đoàn kết, tương trợ.

B. Học tập tích cực tự giác.

C. Quan tâm, cảm thông chia sẻ.

D. Giữ chữ tín.

Câu 11. Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là:

A. chia sẻ

B. cảm thông

C. đồng tình

D. quan tâm

Câu 12. Biểu hiện nào sau đây là sự quan tâm chia sẻ?

A. Khích lệ động viên.

B. Cho bạn xem bài kiểm tra khi bạn không biết làm.

C. Cho bạn mượn tiền chơi game.

D. Làm bài tập về nhà giúp bạn.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 13: (2,0 điểm)

a) Kể tên các truyền thống tốt đẹp của quê hương?

b) Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương?

Câu 14: (2,5 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Con người cần phải biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau thì cuộc sống mới có ý nghĩa”.

a) Theo em, vì sao con người cần phải biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau?

b) Trong lớp em có một bạn gia đình có người thân mắc bệnh hiểm nghèo thì em sẽ làm gì để chia sẻ với hoàn cảnh của bạn?

Câu 15: (1,5 điểm) Theo em, học sinh cần có trách nhiệm gì trong việc bảo tồn di sản văn hóa.

Câu 16 (1,0 điểm) Hãy nêu 4 việc bản thân em đã làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người thân, bạn bè và mọi người xung quanh?

Đáp án

PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đ.án

D

D

B

A

A

D

C

A

A

C

A

A

PHẦN TỰ LUẬN(7 điểm)

Câu

ĐÁP ÁN

Điểm

Câu 13

(2,0 điểm)

a) – Các truyền thống đạo đức, nghề nghiêp, văn hóa….

1

b) - tự hào, bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó (học tập, đoàn kết, tham gia hoạt động cộng đồng, phê phán hành vi làm tổn hai…)

1

Câu 14

(2,5

điểm)

a) Mối ý đúng sau đây 0,5đ

+ Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực và niềm tin để vượt qua khó khăn, thử thách. Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.

+ Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

+ Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

1,5

b) HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách, nhưng phải nêu bật được nội dung:

- Quan tâm, hỏi thăm, chia sẻ, giúp đỡ đến bạn đó: 0,5

+ Chia sẻ về vật chất (góp quỹ ủng hộ,…), …0,25

+ Động viên an ủi, nhắn tin gọi điện hỏi thăm…. 0,25

1,0

Câu 15

(1,5 điểm)

Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa:

- Tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.

- Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa tới người thân, bạn bè trong và ngoài nước.

- Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.

0,5

0,5

0,5

Câu 16

(1,0 điểm)

4 việc bản thân em đã làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người thân, bạn bè và mọi người xung quanh.

Ví dụ như:

- Ủng hộ đồng bào bị thiên tai (bão, lũ lụt,...)

- Giúp bố mẹ các công việc nhà như: lau nhà, rửa bát, phơi quần áo…

- Hỏi thăm khi bạn có chuyện buồn.

- Chào hỏi quan tâm hàng xóm, láng giềng….

HS có thể lấy ví dụ khác nhưng đảm bảo đúng, đủ số lượng vẫn được điểm tối đa.

0,25đ/ý

3. Đề thi giữa học kì 1 GDCD lớp 7 Cánh Diều - đề 2

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5 điểm - Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)

Lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất:

Câu 1. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

A. truyền thống quê hương.

B. truyền thống gia đình.

C. truyền thống dòng họ.

D. truyền thống dân tộc.

Câu 2. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.

D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 3. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.

B. Vì sự nỗ lực của bản thân nên K luôn đạt thành tích cao trong học tập

C. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ và sáng tạo.

D. Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.

Câu 4. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. vùng miền này sang vùng miền khác.

C. đất nước này sang đất nước khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

A.Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ"; “phép vua còn thua lệ làng; “trọng nam khinh nữ.

B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.

C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.

D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

Câu 6. Câu ca dao “Thương người như thể thương thân” nói đến truyền thống nào sau đây?

A. Hiếu học

B. Yêu thương con người

C. Tôn sư trọng đạo

D. Lao động cần cù

Câu 7. Di sản văn hoá là:

A. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

B. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 8. Di sản văn hoá vật thể là:

A. sản phẩm tỉnh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

B. sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

C. sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

D. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Câu 9. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:

A. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục,...

B. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...

C. di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội,...

D. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục…

Câu 10. Di sản văn hoá bao gồm:

A. di sản văn hoá tinh thần và di sản văn hoá vật thể.

B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.

C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tỉnh thần.

D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần.

Câu 11. Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 12. Vịnh Hạ Long được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào?

A.1994

B. 1995

C.1996

D.1997

Câu 13. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về

A. tín ngưỡng.

B. làng nghề.

C. đạo đức.

D. nghệ thuật.

Câu 14. Quan tâm là thường xuyên chú ý đến

A. mọi người và sự việc xung quanh.

B. những vấn đề thời sự của xã hội.

C. những người thân trong gia đình.

D. một số người thân thiết của bản thân.

Câu 15. Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo

A. khả năng của mình.

B. nhu cầu của mình.

C. mong muốn của mình.

D. nguyện vọng của mình.

Câu 16. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

A. Chỉ những người giàu có mới biết chia sẻ.

B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.

C. Chia sẻ là cho hết những gì mà bản thân có.

D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.

Câu 17. Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quan tâm.

B. Chia sẻ.

C. Đồng cảm.

D. Thấu hiểu.

Câu 18. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 19. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ

A. Nhường cơm, sẻ áo

B. Có chì thì nên.

C. Một cây làm chẳng nên non- Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

D. Muốn sang thì bắc cầu Kiều -Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy..

Câu 20. Theo em, lòng yêu thương con người xuất phát từ đâu?

A. Từ ơn nghĩa.

C. Từ tiền bạc, của cải vật chất.

B. Từ động cơ vụ lợi, ích kỉ.

D. Từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.

Phần II. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy liệt kê những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương em .

Câu 2 (3 điểm):

D là học sinh nghèo , ngoài giờ học trên lớp bạn phải ở nhà phụ giúp cha mẹ trông em nên ít khi đi chơi cùng bạn . Lên lớp bạn thường mặc những mặc bộ quần áo cũ ( do một người họ hàng cho ) , D thường tỏ ra buồn bã và cũng ít tham gia các trò chơi với các bạn , lực học của bạn chỉ ở mức trung bình. Cho nên nhiều bạn trong lớp ghét và hay nói xấu D.

a) Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn của D?

b) Nếu em là một người bạn cùng lớp với D em sẽ làm gì?

Đáp án

1. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5đ )

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

B

C

A

C

B

B

D

D

B

Câu11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

A

A

C

A

A

B

A

B

A

D

2. PHẦN TỰ LUẬN ( 5đ)

Câu 1 (2,0 điểm)

- Tìm hiểu , tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương về truyền thống của quế hương mình (0,5đ)

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.(0,5đ)

- Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thông, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống,..(0,5đ)

- Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.(0,5đ)

Câu 2 (3 điểm )

a. Việc làm của các bạn của D là không tôn trọng bạn , không biết quan tâm, cảm thông, giúp đỡ bạn D khi bạn khó hòa nhập , khi bạn buồn,... (1 đ)

b. Nếu là một người bạn :

- Khuyên nhủ các bạn khác cần có thái độ thân thiện , cởi mở ,tôn trọng bạn D (0,5 đ)

- Cùng với các bạn khác rủ , động viên để D cùng chơi với các bạn . (0,5 đ)

- Có thể tâm sự để tìm hiểu vì sao bạn hay buồn và ít chơi. (0,5 đ)

- Nếu vấn đề dễ giải quyết thì em có thể tự giúp bạn còn nếu không thì nhờ sự hỗ trợ của thầy cô hoặc Hôi cha mẹ HS của lớp. (0,5 đ)

4. Đề thi giữa học kì 1 GDCD lớp 7 Cánh Diều - đề 3

I. Trắc nghiệm (4 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo

A. khả năng của mình

B. nhu cầu của mình

C. mong muốn của mình

D. nguyện vọng của mình

Câu 2. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của quê hương?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Câu 3. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

D. Trêu đùa để bạn tức giận.

Câu 4. Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật bảo vật quốc gia

Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây trái với quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Động viên khi bạn gặp chuyện buồn.

B. Cho bạn nhìn bài trong giờ kiểm tra.

C. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn.

D. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy.

Câu 6. Di sản văn hóa bao gồm?

A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.

B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.

C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.

D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Câu 7. Nhận định nào đúng khi bàn về sự chia sẻ?

A. Chỉ những người giàu có mới cần chia sẻ

B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người

C. Chia sẻ là cho hết những gì bản thân có

D. người chia sẻ luôn luôn chịu thiệt thòi

Câu 8: Chị T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị T phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị T là người?

A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.

D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

Câu 9. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp chúng ta:

A. sống trong sạch, lương thiện.

B. chăm ngoan, học giỏi.

C. có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.

D. được mọi người yêu quý, tôn trọng.

Câu 10. Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?

A. Báo cho chính quyền địa phương.

B. Mang đi bán.

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Giấu không cho ai biết.

Câu 11. Hành động nào không phải là biểu hiện của quan tâm, chia sẻ?

A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.

B. Gặt lúa giúp gia đình người già.

C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.

D. Cười đùa, trêu chọc người kém may mắn

Câu 12. Em sẽ làm gì để góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống quê hương?

A. Học tập thật tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

B. Chỉ tham gia các hoạt động phát triển văn hoá địa phương khi bị ép buộc.

C. Bài trừ trang phục truyền thống vì không phù hợp.

D. Lười học, không có ý chí học tập.

Câu 13. Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào ?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Câu 14. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Chị ngã, em nâng

B. Nhường cơm, sẻ áo

C. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Câu 15. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị về mặt

A. lịch sử, văn hóa, khoa học.

B. văn hóa, chính trị, xã hội.

C. kinh tế, giáo dục, tôn giáo.

D. kinh tế, chính trị, xã hội.

Câu 16. Truyền thống quê hương là

A. những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương.

B. một số giá trị của một vài địa phương.

C. những giá trị lạc hậu không còn phù hợp với ngày nay.

D. giá trị tiêu cực của đời trước để lại.

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Đội thiếu niên nhà trường phát động phong trào “Áo ấm tặng bạn”, T rủ H tham gia, H từ chối với lí do nhà mình không phải là gia đình giàu có nên mình không tham gia.

a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của bạn H?

b. Nếu em là bạn T thì em hãy giải thích cho bạn H hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông, chia sẻ với nhau?

Câu 2 (2 điểm). Có người cho rằng: Trong học tập, mọi học sinh đều cần phải tự giác, tích cực. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 3 (2 điểm). Tình huống: Vào sáng chủ nhật, M qua nhà thấy N đang xem lại các bài tập Tiếng Anh.

M: “Sao cậu ôn bài sớm thế? Còn hai tuần nữa mới thi mà. Nhiều bạn vẫn chưa ôn đâu. Thôi, cậu gấp sách lại đi đá bóng cùng tớ nhé!”

N: “M à, nếu để gần đến ngày thi mới ôn thì không kịp đâu. Hay cậu và tớ cùng ôn chung bài nhé!”

M băn khoăn trước đề nghị của N …

a. Nếu là M, em sẽ ứng xử như thế nào?

b. Em có nhận xét gì về tính tự giác, tích cực học tập của bản thân?

...........................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ 5 đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 7 sách Cánh Diều có đáp án.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 1.964
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm