Cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn có gì khác truyện cổ tích?

Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp trang 33 câu 5

Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau? Đây là nội dung câu hỏi số 5 trang 36 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 Chân trời sáng tạo bài Những cái nhìn hạn hẹp văn bản Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi. Sau đây là một số gợi ý giúp các em trả lời câu hỏi trên và chuẩn bị soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp trang 33 sao cho tốt.

Câu 5 trang 33 Ngữ văn 7 tập 1 CTST

Gợi ý 1

Cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau

Gợi ý 2

Truyện ngụ ngôn

- Đặc trưng tình huống truyện thường là đời thường, gần gũi với cuộc sống thường ngày.

- Nhân vật trong truyện thường được gọi bằng danh từ chung, không tìm hiểu về ngoại hình, tính cách.

- Bài học về đạo đức, lối sống được rút ra từ câu chuyện.

Truyện cổ tích

- Đặc trưng tình huống truyện là mang yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo.

- Những nhân vật trong truyện thường là những nhân vật được lí tưởng hoá, thần thánh hóa.

- Đưa ra bài học về luật nhân quả, thiện ác.

Gợi ý 3

- Truyện ngụ ngôn: cần nắm bắt đặc trưng của truyện mượn truyện của loài vật để nói về chuyện người. Nhân vật thường là những con vật. Nhưng cũng có khi kể chuyện người để rút ra bài học triết lí được gửi gắm trong đó.

- Truyện cổ tích: cần chú ý đến yếu tố siêu nhiên, thần kì, những sự việc kì lạ, tính ngẫu nhiên, hoặc những yếu tố tình cờ xen vào câu chuyện.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 508
0 Bình luận
Sắp xếp theo