Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối 2023 (4 đề)

Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức cuối học kì 1 năm học 2023 là tổng hợp đề thi cuối học kì 1 môn KHTN lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống mới nhất vừa được các thầy cô giáo biên soạn có ma trận và gợi ý đáp án chi tiết sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra học kì 1 môn KHTN lớp 7, mời các em cùng tham khảo.

Với bộ đề kiểm tra học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ dưới đây sẽ là những tài liệu tham khảo ôn tập học kì 1 KHTN 7 cực kì hiệu quả giúp các em nắm được những kiến thức trọng tâm để đạt kết quả cao khi làm bài thi. Các mẫu đề thi Khoa học tự nhiên  7 KNTT học kì 1 được các thầy cô giáo biên soạn bám sát nội dung kiến thức sách giáo khoa có kèm theo đáp án chi tiết sẽ giúp các em vận dụng tốt hơn khi làm bài.

1. Ma trận đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 7 KNTT 2023

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

(%)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Mở đầu (5 tiết)

2

2

0,4 (4%)

2. Nguyên tử. Sơ lược về bản tuần hoàn các nguyên tố hóa học (16 tiết)

3

1

1

3

1,6 (16%)

3. Phân tử - Liên kết hóa học (11 tiết)

1

1

1,0 (10%)

4. Tốc độ (11 tiết)

1

3

1

2

3

2,6 (26%)

5. Âm thanh (10 tiết)

5

1

1

1

6

2,2 (22%)

6. Ánh sáng (10 tiết)

5

1

1

1

6

2,2 (22%)

Tổng câu

1

15

2

5

2

1

6

20

Tổng điểm

1,0

3,0

2,0

1,0

2,0

1,0

6,0

4,0

10,0

(100%)

% điểm số

40%

30%

20%

10%

60%

40%

100%

2. Đề thi cuối học kì 1 lớp 7 môn KHTN - Kết nối tri thức đề 1

I. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.

B. Kĩ năng liên kết tri thức.

C. Kĩ năng dự báo.

D. Kĩ năng đo.

Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. electron và neutron.

B. proton và neutron.

C. neutron và electron.

D. electron, proton và neutron.

Câu 3: Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học Na là

A. Sodium.

B. Nitrogen.

C. Natrium.

D. Natri.

Câu 4: Cho mô hình cấu tạo của các nguyên tử A, B, D như sau:

Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối

Nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học?

A. A, B, D.

B. A, B.

C. A, D.

D. B, D.

Câu 5: Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?

A. Nhóm IA.

B. Nhóm IVA.

C. Nhóm IIA.

D. Nhóm VIIA.

Câu 6: Âm thanh không thể truyền trong

A. chất lỏng.

B. chất rắn.

C. chất khí.

D. chân không.

Câu 7: Đơn vị nào là của tốc độ?

A. km/h.

B. m.s.

C. km.h.

D. s/m.

Câu 8: Ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gõ nhẹ là vì

A. gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn.

B. gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống lớn hơn.

C. gõ mạnh là thành trống dao động mạnh hơn.

D. gõ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn.

Câu 9: Quan sát đồ thị quãng đường- thời gian ở hình dưới đây và mô tả chuyển động của vật?

Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối

A. Vật chuyển động có tốc độ không đổi.

B. Vật đứng yên.

C. Vật đang đứng yên, sau đó chuyển động rồi lại đứng yên.

D. Vật đang chuyển động, sau đó dừng lại rồi tiếp tục chuyển động.

Câu 10: Trong quá trình quang hợp, nước được lấy từ đâu?

A. Nước được lá lấy từ đất lên.

B. Nước được rễ hút từ đất lên thân và đến lá.

C. Nước được tổng hợp từ quá trình quang hợp.

D. Nước từ không khí hấp thụ vào lá qua các lỗ khí.

Câu 11: Động vật nào hô hấp bằng phổi?

A. Cá chép.

B. Thằn lằn.

C. Ếch.

D. Chim bồ câu.

Câu 12: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. qua mạch gỗ.

B. từ mạch gỗ sang mạch rây.

C. từ mạch rây sang mạch gỗ.

D. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

Câu 13: Khi tế bào khí khổng no nước thì

A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.

C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.

D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

Câu 14: Hình bên dưới chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?

Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối

A. Tính hướng đất âm của rễ, hướng sáng dương của thân.

B. Tính hướng tiếp xúc.

C. Tính hướng hóa.

D. Tính hướng nước.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nước?

A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.

B. Nước là thành phần cấu trúc tế bào.

C. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

D. Nước giúp duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.

Câu 16: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.

B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.

C. Cây gọng vó bắt mồi.

D. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời.

II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm

Câu 1: (0,5 điểm):

Nêu khái niệm chu kì?

Câu 2: (1,0 điểm):

Nguyên tố T có Z = 12. Hãy vẽ mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử T và cho biết T có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Từ đó cho biết vị trí của T (số thứ tự, chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn?

Câu 3: (0,5 điểm):

Nêu mối quan hệ giữa biên độ sóng âm và độ to của âm?

Câu 4: (1,0 điểm):

Hãy dùng quy tắc “3 giây” để xác định khoảng cách an toàn của xe ô tô chạy với tốc độ 72km/h?

Câu 5: (2,0 điểm):

a. Thế nào là quang hợp? Em hãy viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.

b. Quá trình thoát hơi nước ở thực vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây và môi trường?

Câu 6: (1,0 điểm):

Bạn Tấn cao 1m 40, nặng 50kg, theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng quốc gia năm 2012. Trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40ml nước/ 1kg thể trọng. Em hãy tính toán và đưa ra lời khuyên cho bạn Tấn về nhu cầu cung cấp nước và chế độ ăn uống hàng ngày cho bản thân bạn Tấn để bạn có một cơ thể khỏe mạnh.

3. Đáp án đề thi cuối học kì 1 lớp 7 môn KHTN - Kết nối tri thức đề 1

TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐA

D

B

A

C

C

D

A

B

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

ĐA

D

B

D

A

D

A

C

B

TỰ LUẬN: 6,0điểm

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1.

(0,5 điểm)

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái sang phải.

0,5

Câu 2.

(1,0 điểm)

Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối

T có Z = 12 ->T ở ô số 12.

T có 3 lớp electron ->T thuộc chu kì 3.

T có 2 electron lớp ngoài cùng-> T thuộc nhóm IIA.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 3.

(0,5 điểm)

Mối quan hệ giữa biên độ sóng âm và độ to của âm:

Sóng âm có biên độ càng lớn thì nghe thấy âm càng to (và ngược lại).

0,5

Câu 4.

(1,0 điểm)

v = 72km/h = 20m/s.

Khoảng cách an toàn đối với tốc độ tính theo nguyên tắc “3 giây” là:

s = 20.3 = 60(m).

0,5

0,5

Câu 5.

(2,0 điểm)

a.- Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.

- Phương trình hô hấp:

Nước + carbon dioxide → Glucose + Oxygen

0,5

0,5

b. * Đối với đời sống của cây:

- Thoát hơi nước ở lá góp phần vận chuyển nước và chất khoáng trong cây.

- Giúp lá không bị đốt nóng bởi ánh nắng mặt trời.

- Giúp khí khổng mở, khí CO2 đi vào bên trong cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.

* Đối với môi trường:

- Làm mát không khí xung quanh.

- Hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường → điều hòa khí hậu.

0,5

0,5

Câu 6.

(1,0 điểm)

- Nhu cầu cung cấp nước hàng ngày cho bạn Tấn là: 50 x 40 = 2000 ml = 2 lít nước.

- Lời khuyên cho bạn Tấn: Cần uống đủ 2 lít nước trong 1 ngày, ăn uống hợp lí, ăn đa dạng các loại thức ăn, hạn chế ăn nhiều chất chứa đường để tránh tình trạng béo phì, luyện tập thể thao thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh.

0,5

0,5

4. Đề thi cuối học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 KNTT - đề 2

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Để học tốt môn KHTN chúng ta cần thực hiện và rèn luyện các kĩ năng nào?

A. Quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

B. Phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.

C. Lắng nghe, phân loại, liên kết, viết báo cáo, thuyết trình.

D. Quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.

Câu 2: Cho các bước sau:

(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.

(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

(4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.
Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là

A. (1) (2) (3) (4).

B. (1) (3) (2) (4).

C. (3) (2) (4) (1).

D. (2) (1) (4) (3).

Câu 3: Kí hiệu Mg, K, Ba lần lượt là kí hiệu hóa học của các nguyên tố nào?

A. Manganese, Potassium, Barium.

B. Magnesium, Potassium, Beryllium.

C. Magnesium, Potassium, Barium.

D. Manganse, Potassium, Beryllium.

Câu 4: Nguyên tố hóa học là gì?

A. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân.

B. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt electron trong hạt nhân.

C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt nơtron trong hạt nhân.

D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số khối trong hạt nhân.

Câu 5: Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Theo chiều tăng dần của nguyên tử khối.

B. Theo chiều tăng dần của phân tử khối.

C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

D. Theo chiều tăng số lớp electron trong nguyên tử.

Câu 6: Công thức tính tốc độ là:

Câu 7: Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 min đầu đi được đoạn đường dài 6 km. Đoạn đường còn lại dài 8 km đi với tốc độ 12 km/h. Tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường là:

A. 15 km/h. B. 14 km/h. C. 7,5 km/h. D. 7 km/h.

Câu 8: Đường sắt Hà Nội - Đà Nắng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hoả là 55 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là:

A. 8h.

B. 16 h.

C. 24 h.

D. 32 h.

Câu 9: Âm thanh không thể truyển trong

A. chất lỏng.

B. chất rắn.

C. chất khí.

D. chân không.

Câu 10: Khi nào ta nói âm phát ra âm bổng?

A. Khi âm phát ra có tần số thấp. B. Khi âm phát ra có tần số cao.

C. Khi âm nghe nhỏ. D. Khi âm nghe to.

Câu 11: Âm thanh không truyền được trong chân không vì

A. chân không không có trọng lượng.

B. chân không không có vật chất.

C. chân không là môi trường trong suốt.

D. chân không không đặt được nguồn âm.

Câu 12: Trong các trường hợp dưới đây, khi nào vật phát ra âm to hơn?

A. Khi tần sổ dao động lớn hơn. B. Khi vật dao động mạnh hơn.

C. Khi vật dao động nhanh hơn. D. Khi vật dao động yếu hơn.

Câu 13: Biên độ dao động là

A. số dao động trong một giây.

B. độ lệch so với vị trí ban đầu của vật trong một giây.

C. độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.

D. khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.

Câu 14: Dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng chuyển hoá thành điện năng, gồm

A. pin quang điện, bóng đèn LED, dây nối.

B. đèn pin, pin quang điện, điện kế, dây nối.

C. đèn pin, pin quang điện, bóng đèn LED.

D. pin quang điện, dây nối.

Câu 15: Chùm sáng song song gồm ... trên đường truyền của chúng

A. các tia sáng giao nhau B. các tia sáng không giao nhau

C. các tia sáng chỉ cắt nhau một lần D. các tia sáng loe rộng ra

Câu 16: Hình bên biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết

A. màu sắc của ánh sáng.

B. hướng truyền của ánh sáng.

C. tốc độ truyến ánh sáng.

D. độ mạnh yếu của ánh sáng.

Câu 17: Ảnh ảo là gì?

A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn

B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn luôn hứng được trên màn chắn

C. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng song song với màn chắn

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn

Câu 18: Chỉ ra phát biểu sai. Ảnh của vật qua gương phẳng

A. là ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước của vật.

B. là ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gấn gương phẳng.

C. là ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương phẳng.

D. là ảnh ảo, khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách
từ vật tới gương phẳng.

Câu 19: Ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gõ nhẹ là vì

A. gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn.

B. gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống lớn hơn.

C. gõ mạnh làm thành trống dao động mạnh hơn.

D. gõ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn.

Câu 20: Chiếu một tia sáng SI lên mặt hồ lăn tăn gợn sóng, ta thu được hiện tượng

A. phản xạ ánh sáng. B. phản xạ khuếch tán.

C. Khúc xạ ánh sáng. D. cả hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng.

B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 21 (1,0 điểm):

Với các dụng cụ thí nghiệm gồm: một ít hạt gạo; một cái bát sứ; một thìa inox; một cái chảo bằng kim loại; một màng nylon bọc thức ăn; vài dây cao su (Hình 1). Hãy thiết kế phương án thí nghiệm chứng tỏ rằng khi dùng thìa inox gõ vào đáy chảo phát ra âm thanh dưới dạng sóng âm có thể truyền qua không khí tới màng nylon căng trên miệng bát sứ.

Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 1 KNTT

Câu 22 (1,0 điểm):

Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết trong số các nguyên tố: Na, Cl, Fe, K, Kr, Mg, Ba, C, N, S, Ar, những nguyên tố nào là kim loại. Những nguyên tố nào là phi kim? Những nguyên tố nào là khí hiếm?

Câu 23 (1,0 điểm):

Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất X cho biết %C = 40,00%; %H = 6,67%, còn lại là Oxi. Lập công thức đơn giản nhất của X.

Câu 24 (1,0 điểm):

Một tia sáng mặt trời tạo góc 360 với mặt phẳng nằm ngang chiếu tới một gương phẳng đặt trên miệng một cái giếng và cho tia phản xạ có phương thẳng đứng xuống đáy giếng. Hỏi gương phải đặt nghiêng một góc bao nhiêu so với phương thẳng đứng và xác định góc tới, góc phản xạ của tia sáng đó trên gương.

Câu 25 (1 điểm): Một người đi xe đạp, sau khi đi được 8 km với tốc độ 12 km/h thì dừng lại để sửa xe trong 40 min, sau đó đi tiếp 12 km với tốc độ 9 km/h.

a) Vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của người đi xe đạp.

b) Xác định tốc độ của người đi xe đạp trên cả quãng đường.

Câu 26 (1 điểm): Liệt kê một số đơn vị đo tốc độ thường dùng?

5. Đáp án Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 1 KNTT - đề 2

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

(Mỗi câu lựa chọn đáp án đúng được 0,2 đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

D

D

C

A

C

C

B

B

D

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

B

B

C

D

B

B

A

B

B

B

TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Đáp án Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 1 KNTT

Đáp án Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 1 KNTT

26

(1,0đ)

- Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị của quãng đường và đơn vị của thời gian: m/s, km/h.....

1,0

.................................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
83 56.117
0 Bình luận
Sắp xếp theo