Đề kiểm tra học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (3 đề)

Đề kiểm tra học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là mẫu đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận môn KHTN lớp 7 theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 có đáp án và ma trận chi tiết. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra cuối kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 CTST có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo


Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số ý TL/Số câu TN

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Chủ đề 6: Từ (10 tiết)

2

1

0

3

0,75

2. Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (32 tiết)

2

1

1

3

1

1,75

3. Chủ đề 8: cảm ứng ở sinh vật (4 tiết)

2

1

1

2

2

1,5

4. Chủ đề 9: Sinh trưởng phát triển sinh vật (7 tiết)

1

2

2

2

3

4

2,5

5. Chủ đề 10: Sinh sản ở sinh vật (10 tiết)

4

1

2

2

1

4

6

3,5

Tổng số ý TL/ Số câu TN

3

10

3

6

4

0

2

0

12

16

Điểm số

1,5

2,5

1,5

1,5

2,0

0,0

1,0

0,0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

2. Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Thời gian làm bài 90 phút

PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Nam châm có thể hút vật liệu nào dưới đây?

A. Đồng.

B. Nhôm.

C. Sắt .

D. Thủy tinh.

Câu 2. Bao quanh một nam châm là gì?

A. Từ phổ.

B. Từ trường.

C. Từ tính.

D. Thị trường.

Câu 3. Biểu hiện của từ trường là gì?

A. Hút các vật đặt trong nó.

B. Đẩy các vật đặt trong nó.

C. Tác dụng lực lên các vật liệu từ đặt trong nó.

D. Hút hoặc đẩy các vật liệu từ đặt trong nó.

Câu 4. Yếu tố nào sau đây ít ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?

A. Ánh sáng.

B. Nước.

C. CO2.

D. Gió.

Câu 5. Cảm ứng ở sinh vật là

A. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

B. khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.

C. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.

D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.

Câu 6. Sinh trưởng ở sinh vật là:

A. Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào làm cơ thể lớn lên.

B. Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước

C. Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể

D. Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào làm cơ thể lớn lên.

Câu 7. Tập tính bẩm sinh là những tập tính

A. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.

B. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

C. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.

D. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Câu 8. Phát triển ở sinh vật là

A. Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào

B. Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan

C. Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn

D. Phát triển ở sinh vật là quá trình tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn

Câu 9. Cho đoạn thông tin sau: Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng, Do đó, nếu không có (1)........... sẽ không có (2)...........và ngược lại. Các từ cần điền là:

A. (1) sinh trưởng, (2) phát triển

B. (1) phát triển, (2) sinh sản

C. (1) sinh sản, (2) phát triển

D. (1) sinh trưởng, (2) sinh sản

Câu 10. Cho các mệnh đề sau:

1. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.

2. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.

3. Cây ra lá là sự phát triển của thực vật.

4. Con gà tăng từ 1,2kg lên 3kg là sự sinh trưởng của động vật

Có bao nhiêu mệnh đề đúng?

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 11. Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm

A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

B. duy trì sự phát triển của sinh vật.

C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật.

D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.

Câu 12. Sinh sản vô tính là

A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.

B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật.

C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

Câu 13. Hình thức sinh sản vô tính đơn giản nhất ở động vật là

A. Nảy chồi

B. Trinh sinh

C. Phân mảnh

D. Phân đôi

Câu 14. Cơ quan sinh sản hữu tính của thực vật có hoa là:

A. Hoa

B. Thân

C. Rễ

D. Hạt

Câu 15.

Quan sát lá cây ở hình sau, cho biết đó là hình thức sinh sản sinh dưỡng nào?

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo

A. Hình thức sinh sản bằng lá

B. Hình thức sinh sản bằng rễ

C. Hình thức sinh sản bằng thân củ

D. Hình thức sinh sản bằng thân bò

Câu 16. Nhóm cây nào sau đây có hình thức sinh sản sinh dưỡng

A. Khoai tây, cà rốt, mía B. Khoai tây, su hào, cà rốt.

C. Khoai tây, gừng, mía D. Dứa, gừng, mía

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17. (1,0 điểm) Quan sát hình bên dưới, em hãy cho biết: Cơ thể người lấy những chất gì từ môi trường và thải những chất gì ra khỏi cơ thể?

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo

Hình. Sơ đồ mô tả quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở người

Câu 18. (0,5 điểm) Liệt kê một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quang hợp.

Câu 19. (0,5 điểm) Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh cây có tính hướng tiếp xúc.

Câu 20. (0,5 điểm) Em hãy giải thích vì sao vào mùa hè hoa mười giờ thường nở rộ vào lúc 10 giờ?

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo

Hình. Hoa mười giờ

Câu 21. (0,5 điểm) Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển.

Câu 22. (1,0 điểm) Quan sát vòng đời của muỗi ở hình bên, theo em, diệt muỗi ở giai đoạn nào cho hiệu quả nhất? Hãy đề xuất các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi.

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo

Câu 23. (1,0 điểm)

a) Em hãy nêu một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn?

b) Vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây?

Câu 24. (1,0 điểm)

a) Hãy nêu hai đặc điểm chỉ sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

b) Giải thích tại sao khi trồng thanh long, để kích thích ra hoa trái vụ, người ta thường thắp đèn vào ban đêm (từ 6 giờ đến 10 giờ trong một đêm, kéo dài khoảng 15 đến 20 đêm). Biết rằng, thanh long chỉ ra hoa, tạo quả vào mùa hè.

3. Đáp án đề thi cuối kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 CTST

1C

2B

3C

4D

5A

6A

7B

8C

9A

10C

11A

12C

13D

14A

15A

16C

Câu

Đáp án

Điểm

17

- Cơ thể con người lấy oxygen, nước, chất dinh dưỡng từ môi trường và thải carbon dioxide, nhiệt và chất thải ra khỏi cơ thể.

1,0

18

Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quang hợp: Ánh sáng, nước , carbon dioxide, nhiệt độ

0,5

19

Thiết kế thí nghiệm chứng minh cây có tính hướng tiếp xúc:

+ Bước 1: Trồng 2 cây mướp con vào 2 thùng xốp với điều kiện nước tưới, chất dinh dưỡng và điều kiện chiếu sáng như nhau.

+ Bước 2: Cắm 1 cành cây (cách gốc mướp khoảng 1 gang tay) vào một trong 2 thùng xốp, thùng còn lại để nguyên.

+ Bước 3: Tiếp tục chăm sóc đều và quan sát sự phát triển của 2 cây mướp này sau 15 ngày.

- Kết quả: Ở thùng xốp không cắm cành cây, cây mướp sẽ bò lan ra mặt đất. Ở thùng xốp được cắm cành cây, cây mướp sẽ quấn lên trên cành cây được cắm.

HS có thể thay thế cây mướp bằng cây đậu cô ve.

0,125

0,125

0,125

0,125

20

- Hoa mười giờ thường chỉ nở hoa từ 8 đến 10 giờ sáng trong ngày. Đây là một dạng cảm ứng ở thực vật – cảm ứng nở hoa.

Vì hoa nở cần ánh sáng và nhiệt độ thích hợp và lúc 10 giờ là có điều kiện thích hợp nhất.

0,5

21

- Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

- Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

0,25

0,25

22

- Theo em, diệt muỗi ở giai đoạn khi chúng đẻ trứng và thành ấu trùng vì đây là các giai đoạn dễ tác động nhất.

- Biện pháp:

+ Loại bỏ các vũng nước đọng

+ Phát quang bụi cây, bụi rậm gần nhà

+ Nơi chăn nuôi gia súc luôn sạch sẽ, cách xa nơi ờ để tránh muỗi sinh sôi

0,5

0,5

23

a) Một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn như tạo ra giống mới có năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo, chọn lọc

b)

Phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây là vì:

- có những loài thực vật không thể tự thụ phấn được mà cần nhờ đến các loài côn trùng

- thụ phấn tự nhiên tỉ lệ không thành công cao, dẫn đến năng suất và chất lượng kém hơn

0,5

0,25

0,25

24

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

– Có duy nhất một cá thể ban đầu tham gia sinh sản.

– Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

– Có một hoặc hai cá thể với giới tính khác nhau tham gia sinh sản (đơn tính hoặc lưỡng tính).

– Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái.

b) Thanh long là cây ngày dài, chỉ ra hoa trong điều kiện ánh sáng kéo dài nên vào những thời gian ngày ngắn, thắp đèn để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày nhằm kích thích cho cây phân hoá để ra hoa và tạo quả trái vụ.

0,5

0,5

Mời các bạn sử dụng file tải về trong bài để xem đầy đủ bộ đề thi học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo có đáp án.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
14 12.030
0 Bình luận
Sắp xếp theo