Đề thi giữa kì 2 môn GDCD lớp 7 Chân trời sáng tạo 2023

Đề thi giữa kì 2 môn GDCD lớp 7 Chân trời sáng tạo 2023 - Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh mẫu đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo có ma trận đề thi và đáp án chi tiết giúp các em củng cố kiến thức và đạt kết quả tốt khi làm bài thi. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra GDCD 7 giữa học kì 2 có đáp án, mời các em cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 7 CTST

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

́c đô ̣nhận thức

̉ng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

̉ng

điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục

kĩ năng sống

1. Phòng, chống bạo lực học đường

6 câu

½ câu

½ câu

1 câu

6 câu

2 câu

4,5

2

Giáo dục kinh tế

2. Quản lí tiền

6 câu

1 câu

1 câu

1 câu

6 câu

3 câu

5,5

Tổng

12

1,5

1,5

1,0

1,0

12

5

10 điểm

̉ ̣%

40%

30%

20%

10%

30%

70%

̉ lê c̣ hung

70%

30%

100%

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Năm học 2022-2023

Thời gian làm bài: 45 phút

Họ và tên học sinh: …………………………………

Lớp: ………………………………………………….

Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

(Khoanh tròn đáp án đúng, mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì?

A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.

C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

D. Tác động từ các game có tính bạo lực.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?

A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân

B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.

C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiếu an toàn.

D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật.

Câu 3: Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Đánh đập con cái thậm tệ.

B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.

C. Hỗ trợ, động viên khi bạn gặp khó khăn.

D. Phân biệt đối xử giữa các con.

Câu 4: Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Bộ luật Dân sự năm 2015.

B. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

C. Bộ luật Lao động năm 2020.

D. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?

A. Do thiếu thốn tình cảm của.

B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực.

C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.

D. Do thiếu hụt kĩ năng sống.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Ông K đánh con vì trốn học để đi chơi game.

B. Cô giáo phê bình P vì thường xuyên đi học muộn.

C. Bạn T đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài.

D. Bạn A nhắc nhở bạn Q không nên nói chuyện trong giờ học.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chủ động chi tiêu hợp lí.

B. Rèn luyện tiết kiệm.

C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.

D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Câu 8: Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm?

A. Phung phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian.

B. Mua sắm vật dụng đắt tiền chưa thật cần thiết.

C. Hạn chế sử dụng tiền bạc quá mức.

D. Sử dụng sản phẩm làm ra một cách hợp lí với nhu cầu bản thân.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?

A. Chi tiêu hợp lí.

B. Tiết kiệm thường xuyên.

C. Tăng nguồn thu nhập.

D. Mua nhiều đồ xa xỉ.

Câu 10: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây?

A. Thu gom phế liệu.

B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.

C. Làm tài xế xe ôm công nghệ.

D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.

Câu 11: Câu nói: "Cơm thừa gạo thiếu" nói đến vấn đề gì?

A. Lãng phí, thừa thãi.

B. Cần cù, siêng năng.

C. Trung thực, thẳng thắn.

D. Tiết kiệm.

Câu 12: Những trường hợp nào sau đây là biểu hiện của việc thực hiện tiết kiệm trong cuộc sống?

A. Khi là người ta sau cùng, Lan luôn với tay tắt công tắc điện và quạt của phòng học.

B. Mặc dù bị đau nhưng để tiết kiệm tiền, ông N đã quyết không đi bệnh viện khám chữa.

C. Bố mẹ cho tiền mua đồ ăn sáng, Tiến đều lấy tiền đó chơi game ngoài quán nét.

D. Để có hứng thú học tập, năm nào Cường cũng yêu cầu bố mẹ bán xe đạp cũ để mua cái mới.

Phần II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt.

Theo em, gia đình Q có biết cách quản lí tiền hiệu quả không?

Câu 2 (1,0 điểm): Theo em, vì sao phải quản lí tiền có hiệu quả?

Câu 3 (2,0 điểm): Xử lí các tình huống sau:

a) L là bạn thân cùng lớp với V. Một hôm, L rủ V tham gia trò chơi trên mạng rất hấp dẫn lại có thể kiếm được tiền. Nếu là V, em sẽ khuyên L điều gì?

b) Trời đã tối, ngồi ôn thi trong phòng nhưng P vẫn không bật đèn để đỡ tốn tiền điện. Em có lời khuyên gì cho P?

Câu 4 (2,5 điểm): Theo em, ý kiến cho rằng: “Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau” đúng hay sai? Vì sao?

Câu 5 (1,0 điểm): Em hãy thiết kế một khẩu hiệu về phòng, chống bạo lực học đường.

3. Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 7 CTST

Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

D

B

A

A

C

D

C

D

A

A

A

Phần II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

1

Học sinh có thể nêu được khái niệm: Gia đình Q không biết cách quản lí tiền hiệu quả.

0,5

2

Vì quản lí tiền hiệu quả giúp em rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình,... để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.

1,0

3

Học sinh trả lời cần đảm bảo các nội dung sau:

a) Em sẽ khuyên L không nên như vậy vì những trò chơi trên mạng có tiền thưởng thưởng hấp dẫn và lôi kéo người chơi tham gia rất tốn thời gian, sức lực làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, kết quả học tập...

b) Đây là hành vi tiết kiệm tiêu cực. P đã vi phạm nguyên tắc không được cắt giảm chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu để tiết kiệm, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và kết quả học tập.

1,0

1,0

4

Học sinh trả lời cần đảm bảo các nội dung sau:

- Sai.

- Vì bạo lực học đường có nhiều biểu hiện khác nhau, như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, khủng bố, cố lập, lan truyền những thông tin sai sự thật…

0,5

2,0

5

Học sinh tự do thiết kế trên nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục.

1,0

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 3.264
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi