Phân tích bài thơ Đợi mẹ siêu hay (5 mẫu)
Phân tích đánh giá bài thơ Đợi mẹ
Bài thơ Đợi mẹ là một trong những tác phẩm hay của nhà thơ Vũ Quần Phương được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc dàn ý phân tích bài thơ Đợi mẹ kèm theo các bài văn mẫu phân tích đánh giá bài thơ Đợi mẹ hay và ý nghĩa. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Dàn ý phân tích Đợi mẹ lớp 7
2. Phân tích đánh giá bài thơ Đợi mẹ ngắn gọn
Những bài thơ viết về mẹ luôn có sức lay động, truyền cảm đặc biệt. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Ai trong thẳm sâu tâm hồn, trái tim mình đều có hình bóng người mẹ kính yêu. Bài thơ "Đợi mẹ" được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ khi còn nhỏ. Có lẽ vì vậy mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc:
Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.
Bài thơ kể cho chúng ta nghe về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ: Đợi mẹ. Ai chẳng từng đợi mẹ đi chợ, đi làm. Ai chẳng từng trải qua cảm giác thắc thỏm đứng ngồi mong ngóng. Em bé trong bài thơ này cũng vậy. Trời đã tối. Những dấu hiệu của nhịp sống ồn ào ban ngày đã dừng lại. Từng hoạt động của đêm lần lượt diễn ra: Vành trăng non đã lên, đom đóm đã thắp lửa ngoài ao, đom đóm đã bay vào nhà. Vậy nhưng mẹ vẫn chưa làm đồng về.
Em bé có thể nhìn thấy vầng trăng treo cao tít trên bầu trời nhưng không thể nhìn thấy mẹ. Mẹ vẫn ở ngoài cánh đồng xa. Mẹ lẫn vào cánh đồng, còn cánh đồng lại lẫn vào đêm. Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ bị lẫn, bị chìm vào trong bóng tối gợi bao niềm day dứt, ngậm ngùi. Đâu phải mẹ không mong về với con, đâu phải mẹ không biết còn đang trông ngóng mẹ, nhưng vì cuộc mưu sinh, vì con, mẹ phải đi sớm về muộn. Hình ảnh của mẹ khiến ta nhớ đến hình ảnh con cò trong câu ca dao xưa: "Con cò lặn lội bờ sông." hay: "Cái cò mà đi ăn đêm".. - thật tội nghiệp biết bao.
Mẹ chưa về, nên bếp chưa lên lửa, mẹ chưa về nên cửa nhà trống trải làm sao. Bóng tối ùa về kéo theo những nỗi sợ mơ hồ trong tâm hồn thơ trẻ. Vì thế, niềm mong mỏi bước chân mẹ càng thêm khắc khoải hơn. Em mong mẹ không phải vì "xu bánh đa gừng" hay củ khoai, lùi mía. Em mong mẹ vì với em, mẹ là ấm áp, mẹ là bình yên. Có mẹ, căn bếp kia mới trở nên ấm cúng, có mẹ, mái nhà tranh mới bớt hoang vắng quạnh hiu.
Vậy nhưng, trong khi em bé chờ từng khắc bước chân mẹ, thì bước chân ấy vẫn "ì oạp" nơi cánh đồng xa. Từ tượng thanh "ì oạp" thật giàu sức gợi. Nó gợi lên từng bước chân khó nhọc của mẹ khi phải băng lội giữa bốn bề nước ruộng mênh mông, và lần nữa gợi lên cảm xúc nghẹn ngào nơi trái tim bạn đọc. Thơ là tiếng nói của cảm xúc. Thơ là sợi dây truyền cảm đặc biệt giữa tác giả và độc giả. Nên đọc những vần thơ trên, người đọc không khỏi rưng rưng xúc động.
Có lẽ, ngày nào mẹ cũng đi làm về muộn như thế, ngày nào em bé cũng thắc thỏm chờ mẹ như thế, nên "nỗi đợi" đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. Em bé đợi mẹ cả trong mơ ở câu thơ cuối thật thương quá đi thôi. Đến bao giờ cuộc sống của mẹ và bé mới bớt nhọc nhằn, bao giờ mẹ mới được về sớm để em bé vui niềm vui bình dị bên mẹ mỗi khi chiều về chứ không phải đợi đến mỏi mòn rồi ngủ quên bên bậu cửa?
Bài thơ "Đợi mẹ" có số câu chữ không nhiều, lời thơ giản dị, tự nhiên, ngôn từ giàu sức gợi.. đã mang đến thật nhiều xúc cảm sâu lắng trong lòng người đọc. Qua "nỗi đợi" của em bé về mẹ, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.
3. Phân tích Đợi mẹ lớp 7 hay
Có thể nói tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng đủ sức lay động trái tim của mỗi con người. Sâu thẳm bên trong trái tim của mỗi người, hình ảnh người mẹ kính yêu luôn luôn hiện hữu và khắc ghi dấu ấn. Và thứ tình cảm sâu lắng ấy đã được nhà thơ Vũ Quần Phương khắc họa chân thực và rõ nét trong bài thơ “Đợi mẹ” của mình.
“ Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.”
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều phải trải qua câu chuyện muôn thuở thời ấu thơ đợi mẹ về. Cảm giác thấp thỏm mong ngóng mẹ đi chợ, đi làm về. Và với em bé trong bài thơ Đợi mẹ cũng vậy. Trời đã vào tối, nhịp sống ồn ào, náo nhiệt ban ngày đã dừng lại. Dần nhường chỗ cho những hoạt động của ban đêm. “Vầng trăng non” đã lên tới đỉnh đầu, “đom đóm” bay từ ngoài ao bay vào tới trong nhà. Ấy thế mà mẹ vẫn chưa đi làm về. Mẹ vẫn hì hụi làm việc tần tảo ngoài đồng xa. Mẹ cùng cánh đồng lẫn vào màn đêm.
Phải nói rằng hình ảnh người mẹ tần tảo trên cánh đồng trong trời đêm gợi lên trong tâm trí người đọc bao nỗi niềm day dứt. Người mẹ nào cũng thương con, người mẹ nào cũng muốn được trở về nhà với đứa con của mình. Thế nhưng bởi cuộc sống mưu sinh ngoài kia, vì con vì cái, mẹ phải cặm cụi sớm hôm, vất vả lo lắng cuộc sống cho đứa con thơ của mình.
Bóng tối dần ùa về kéo theo nỗi sợ hãi quẩn quanh tâm hồn đứa trẻ. Vì mẹ chưa về nên bếp chưa lên lửa, vì mẹ chưa về nên căn nhà trống trải. Bởi thế mà niềm mong mỏi bước chân của mẹ càng được dâng lên. Em mong ngóng mẹ về với em. Vậy mà đáp lại sự ngóng trông ấy vẫn là bước chân “ì oạp” nơi đồng xa. Một bước chân nặng nề, khó nhọc của mẹ khi phải lội trên cánh đồng mênh mông là nước. Hình ảnh ấy làm lay động trái tim của biết bao độc giả. Cảm nhận sâu sắc từng vần thơ, người đọc sẽ khó thể nào kìm nén được xúc động. Thấu hiểu nỗi nhọc nhằn cùng tấm lòng yêu thương con của mẹ.
Có lẽ việc đợi mẹ đã như một điều hiển nhiên trong tâm trí đứa trẻ. Đến mức ngày nào em cũng mong ngóng mẹ về như thế. Làm cho “nỗi đợi” của em đi sâu vào tâm thức hay thậm chí là đi cả vào trong những giấc mơ. Trong cả cơn mơ, em cũng vẫn thấp thỏm mong mẹ về.
Thơ ca là phương tiện truyền tải cảm xúc, là sợi dây gắn kết những xúc cảm chân thực mà tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc. Bài thơ “Đợi mẹ” tuy không dài, lời thơ giản dị, tự nhiên thế nhưng cũng đủ sức chạm tới những cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc. Thông qua sự mong ngóng đợi mẹ của em bé, nhà thơ muốn người đọc cảm nhận được tình yêu thương của người con đối với đấng sinh thành đồng thời là tình mẫu tử thiêng liêng ngút trời. Thêm vào đó, nhà thơ còn khắc họa thành công, đầy cảm động hình ảnh lam lũ, chịu thương chịu khó của những bà mẹ Việt Nam.
4. Phân tích bài Đợi mẹ lớp 7
Tình cảm giữa mẹ và con là một chủ đề phổ biến trong thơ ca. Trong số đó, bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương đã gợi lên nhiều cảm xúc trong người đọc.
Hình ảnh của nhân vật "em bé" trong bài thơ Đợi mẹ đã quá quen thuộc với mọi người. Chắc hẳn, khi còn nhỏ, ai cũng đã từng ngồi đợi mẹ đi chợ, đi làm về. Cảm giác mong ngóng, thấp thỏm khi phải chờ đợi có lẽ đã quá quen thuộc với mỗi người. Tác giả đã tạo dựng không gian, thời gian một cách rõ ràng trong bài thơ. Trời đã tối, vạn vật đều nghỉ ngơi sau một ngày dài. Nhân vật "em bé" ngồi nhìn ra cánh đồng lúa xa xôi, chờ đợi bóng dáng mẹ. Tuy nhiên, mẹ vẫn chưa về.
Trong bài thơ, em bé nhìn thấy vầng trăng treo cao trên bầu trời nhưng không thấy mẹ. Có vẻ như mẹ vẫn đang làm việc trên cánh đồng bên ngoài. Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ trong bóng tối, gợi lên nhiều nỗi day dứt và tiếc nuối. Bởi vì cuộc sống mưu sinh, người mẹ phải vất vả làm việc. Chưa có mẹ về, nên bếp chưa được đun lửa. Chưa có mẹ về, nên cửa nhà trống trải. Bóng tối tràn về mang theo những nỗi sợ mơ hồ trong tâm trí của em bé. Vì vậy, niềm mong mỏi đón chân mẹ trở về càng trở nên đau đớn hơn. Nhưng bước chân ấy vẫn đang "ì oạp" trên cánh đồng. Từ "ì oạp" đặc biệt đã gợi lên những bước chân mỏi mệt của người mẹ.
Khi mẹ trở về, em bé đã ngủ nhưng vẫn chờ mong mẹ. Hình ảnh “mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” rất đặc biệt, tôn vinh tình cảm yêu thương và gắn bó. Tác giả sử dụng từ ngữ giản dị, tự nhiên và giàu sức gợi, không quá dài dòng, tạo nên cảm xúc nhẹ nhàng, sâu sắc trong lòng người đọc. Bài thơ "Đợi mẹ" đã gợi lên nhiều cảm xúc tuyệt vời và giúp chúng ta hiểu hơn về tình mẫu tử thiêng liêng.
5. Đoạn văn suy nghĩ về bài thơ Đợi mẹ
Qua tác phẩm Đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần Phương em cảm nhận được tình cảm vô cùng thiêng liêng mà hai mẹ con dành cho nhau. Dù vậy nhưng không chỉ có tình mẫu tử mà tình cảm gia đình cũng vô cùng thiêng liêng. Tình cảm gia đình là tình yêu thương, quý mến, đùm bọc nhau của các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình có thể là tình mẫu tử, phụ tử,… và là những tình cảm vô cùng cao đẹp, quý báu. Một gia đình dạt dào tình cảm là một gia đình mọi người tôn trọng, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau mọi điều từ nhỏ nhất trong cuộc sống. Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển. Gia đình có được hạnh phúc, êm ấm, dạt dào tình cảm hay không hoàn toàn là do ý thức, hành vi của con người. Chúng ta - những người con trong một gia đình nhỏ hãy cố gắng vun đắp một mái ấm hạnh phúc, từ đó làm nền tảng để gia đình to - đất nước Việt Nam phát triển bền vững hơn. Bên cạnh đó, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa biết trân trọng tình cảm gia đình, sống thờ ơ, lạnh nhạt. Lại có những người sống bất hiếu, vô lễ với ông bà, cha mẹ,… đây là những hành vi xấu mà chúng ta cần bài trừ ra khỏi xã hội. Mỗi người được sống dưới một mái ấm gia đình hãy có trách nhiệm với gia đình của mình, yêu thương cha mẹ, lễ phép với ông bà, nhường nhịn anh chị em,… là những việc cần thiết để tạo nên một gia đình hạnh phúc. Giá trị của gia đình to lớn đến mức chúng ta không thể hình dung ra được. Chính vì thế, hãy trân trọng gia đình mình nhiều nhất có thể.
6. Cảm nhận bài thơ Đợi mẹ
Nhà thơ Vũ Quần Phương sinh năm 1940, tên thật là Vũ Ngọc Chúc. Ông là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học. Nhà thơ Vũ Quần Phương sớm mồ côi bố, một mình mẹ tần tảo nuôi ông cùng các anh chị em khôn lớn. Sớm phải xa nhà để đi trọ học, đôi khi ông cảm thấy cô đơn lủi thủi. Có lẽ đây là một trong những yếu tố quan trọng đã làm nên tác phẩm Đợi mẹ với những biểu đạt ngây thơ, giản dị của một em bé nhưng đã chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc.
Lúc còn nhỏ, ai cũng từng trải qua cảm giác chờ đợi, mong ngóng mẹ trở về. Cảm giác hồi hộp, đầy mong chờ đã trở thành điều quen thuộc. Trong bài thơ, em bé cũng đang chờ mẹ từ công việc về. Khi đêm về, bầu trời trở nên tối tăm, vầng trăng non cao ngất trên đầu, còn đom đóm bay từ ao vào trong nhà. Nhưng mẹ vẫn chưa về, và em bé chỉ có thể nhìn ra xa đồng.
Hình ảnh của mẹ dường như tan biến vào cánh đồng. Vì cuộc sống cần phải mưu sinh, mẹ đang vất vả lao động trên cánh đồng. Bóng tối đang dần tràn về, mang theo nỗi sợ hãi quấn quanh trong tâm trí đứa trẻ. Vì mẹ chưa về, bếp vẫn chưa được đốt lửa, ngôi nhà cũng trống trải không một ai.
Em bé đang ngóng chờ tiếng bước chân quen thuộc của mẹ, nhưng tiếng bước chân đó vẫn đang "ì oạp" trên cánh đồng xa xôi. Từ "ì oạch" gợi lên sự vất vả, mệt nhọc của mẹ. Đôi chân của mẹ đang phải lội qua những vùng đất bùn lầy, nước sâu để trang trải cuộc sống. Khi đọc đến đây, ta cảm thấy xúc động và thương mẹ biết bao. Việc đợi chờ mẹ về đã trở thành một thói quen, nó sâu đậm vào tâm trí và thậm chí còn xuất hiện trong giấc mơ của em bé. Ngay cả trong giấc mơ, em bé vẫn thấp thỏm mong mẹ về.
Bài thơ "Đợi mẹ" được viết với lượng từ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị và giọng thơ tự nhiên nhưng đã thành công trong việc thể hiện tình cảm mẫu tử đẹp đẽ. Ngoài ra, nhà thơ còn vẽ nên hình ảnh lam lũ và sự chịu đựng, khổ hạnh của những bà mẹ Việt Nam một cách cảm động. Vì vậy, "Đợi mẹ" của Vũ Quần Phương được coi là một trong những tác phẩm hay viết về tình mẫu tử. Bài thơ đã mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc đẹp đẽ.
Xem thêm
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Thực hành đọc hiểu Tượng đài vĩ đại nhất ngắn gọn
Đề thi giữa kì 2 Toán 7 có đáp án 2023 cả 3 sách
Viết bài văn trả lời cho câu hỏi thế nào là lối sống giản dị lớp 7
Trắc nghiệm Sinh học 7 Chân trời sáng tạo có đáp án
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo 2023
Trắc nghiệm Hóa học 7 Chân trời sáng tạo có đáp án
Đề thi giữa kì 2 môn GDCD lớp 7 Chân trời sáng tạo 2023
Trắc nghiệm vật lý 7 Chân trời sáng tạo có đáp án
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 7 Cánh Diều
Tìm hiểu tác giả Vũ Đình Liên
(5 đề) Đề thi cuối kì 2 môn Văn 7 Cánh Diều 2024 có đáp án
Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) đề xuất cách bảo vệ các loài chim
(Cực hay) Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước lớp 7
Đặc điểm tính cách nhân vật Võ Tòng được nhà văn thể hiện trên những phương diện nào?
Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong truyện Chất làm gỉ