Trắc nghiệm Sinh học 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Tải về

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh 7 sách Chân trời sáng tạo - Trong chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 7 sách mới các em sẽ được học nội dung của 3 môn Hóa học, Sinh học và Vật lý. Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo ôn tập môn KHTN 7 sách Chân trời sáng tạo. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết sẽ giúp các em ôn tập môn Sinh 7 hiệu quả hơn.

1. Nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh 7 Chân trời sáng tạo

TT

Nội dung kiến thức

(theo Chương/bài/chủ đề)

Số tiết thực dạy

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

số câu

Ghi chú

1

Bài 22.Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

7

3

5

15

2

Bài 23.Quang hợp ở thực vật

12

8

12

32

3

Bài 24.Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

5

6

1

12

4

Bài 25.Hô hấp tế bào

10

10

10

30

5

Bài 26. Thực hành hô hấp tế bào

3

2

5

6

Bài 27.Trao đổi khí ở sinh vật.

10

7

12

29

7

Bài 28. Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

11

5

8

24

8

Bài 29.Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

8

7

7

22

9

Bài 30. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

9

11

6

26

10

Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

3

1

1

5

11

Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

8

6

14

12

Bài 33: Tập tính ở sinh vật

8

6

6

20

13

Bài 34. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

14

10

6

30

14

Bài 35.Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

11

6

12

29

15

Bài 36.Thực hành minh sinh trưởng và phát triển ở TV, ĐV

5

5

16

Bài 37 Sinh sản ở sinh vật.

14

10

8

32

17

Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

8

4

4

16

18

Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

4

6

10

Cộng

145

111

100

356

2. Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 7 sách Chân trời sáng tạo

CẤP ĐỘ

Câu hỏi và đáp án

BÀI 22: VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Nhận biết

Câu 1: Trao đổi chất ở sinh vật gồm những quá trình nào?

A. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.

B. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong cơ thể.

C. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

D. Chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.

Câu 2: Cơ thể người thải ra chất gì trong quá trình trao đổi chất?

A. Chất thải.

B. Thức ăn.

C. Nước uống.

D. Oxygen.

Câu 3: Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể con người không lấy vào:

A. Khí Carbon dioxide.

B. Khí Oxygen.

C. Nước uống.

D. Thức ăn.

Câu 4: Ở Người, trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, khí carbon dioxide sẽ theo mạch máu tới cơ quan nào để thải ra ngoài?

A. Phổi.

B. Dạ dày.

C. Thận.

D. Gan.

Câu 5: Chuyển hóa các chất trong tế bào dựa trên cơ sở là.

A. các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào.

B. các biến đổi lý học giữa các thành phần trong tế bào.

C. hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

D. biến đổi lí học diễn ra trong hoạt động các cơ quan trong cơ thể

Câu 6: Chuyển hóa được thể hiện qua:

A. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất.

B. Quá trình tổng hợp các chất.

C. Quá trình phân giải các chất.

D. Quá trình biến đổi lí học và biến đổi hóa học của các chất.

Câu 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể thực vật:

A. Sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản.

B. Sinh trưởng, vận động, cảm ứng, sinh sản.

C. Vận động, phát triển, cảm ứng, sinh sản.

D. Sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận động.

Thông hiểu

Câu 8: Cho các quá trình chuyển hóa sau:

1.Quang năng → hóa năng.

2. Điện năng → nhiệt năng.

3. Hóa năng → nhiệt năng.

4. Điện năng → cơ năng.

Có bao nhiêu biến đổi chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật?

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 9: Trong quá trình quang hợp, cây xanh sử dụng nước, khí carbon dioxide, ánh sáng từ môi trường ngoài thông qua hoạt động của lục lạp ở lá tạo ra khí oxygen và Glucose. Quá trình chuyển hóa trên thuộc loại biến đổi:

A. Quang năng → hóa năng.

B. Điện năng → nhiệt năng.

C. Hóa năng → nhiệt năng.

D. Điện năng → cơ năng.

Câu 10: Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở mấy cấp độ?

A. 2 cấp độ.

B. 1 cấp độ.

C. 3 cấp độ.

D. 4 cấp độ.

Vận dụng

Câu 11: Cho các quá trình sau:

1. Phân giải protein trong tế bào.

2. Bài tiết mồ hôi.

3. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

4. Lấy carbon dioxide và thải oxy gen ở thực vật.

Có bao nhiêu quá trình thuộc trao đổi chất ở sinh vật?

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 12: Cho các hoạt động sau:

1. Người đang chơi bóng đá.

2. Người đang ngủ.

3. Người đang đi bộ.

Tốc độ trao đổi chất trong cơ thể người trong ba hoạt động từ nhanh đến chậm được sắp xếp như sau:

A. 1- 3- 2.

B. 1- 2 – 3.

C. 2- 1- 3.

D. 2- 3 -1.

Câu 13: Khi chúng ta chơi thể thao nhiệt độ cơ thể tăng hơn bình thường, thở nhanh. Hiện tượng này là do:

A. cơ thể chuyển hóa hóa năng thành nhiệt năng và nhu cầu cung cấp oxygen cho quá trình chuyển hóa năng lượng.

B. cơ thể chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và nhu cầu cung cấp oxygen cho quá trình chuyển hóa năng lượng.

C. cơ thể chuyển hóa hóa năng thành nhiệt năng và nhu cầu cung cấp carbon dioxide cho quá trình chuyển hóa năng lượng.

D. cơ thể chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và nhu cầu cung cấp carbon dioxide cho quá trình chuyển hóa năng lượng.

Câu 14: Tại sao những người béo phì thường là những người ít vận động?

A. Ít vận động dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào ít, nên các chất dinh dưỡng không dùng hết sẽ tích trữ tạo nên các lớp mỡ.

B. Ít vận động giúp tăng khả năng trao đổi chất nên cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

C. Ít vận động sẽ dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào nhiều, nên cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

D. Cơ thể cần nhiều thời gian để hấp thụ chất dinh dưỡng nên vận động bị hạn chế.

Câu 15: Cho các biện pháp sau:

1. Uống đủ nước, cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể.

2. Vận động thường xuyên và chú ý nâng cao cường độ luyện tập.

3. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,...

4. Không thức khuya, ngủ đủ giấc (6-8 tiếng/ngày).

Số biện pháp giúp tăng cường quá trình trao đổi chất ở cơ thể:

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

BÀI 23: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Nhận biết

Câu 1: Trong quá trình quang hợp, lá cây nhả ra loại khí nào?

A. Khí Oxygen.

B. Khí nitrogen.

C. Khí Hidrôgen.

D. Khí carbon dioxide.

Câu 2: Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp của thực vật?

A. Không bào.

B. Lục lạp..

C. Nước.

D. Khí carbon dioxide.

Câu 3: Trong cơ thể thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng chế tạo tinh bột?

A. Lá.

B. Rễ.

C. Hoa.

D. Thân.

Câu 4: Điều kiện cần để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên liệu là gì?

A. Có ánh sáng.

B. Nhiệt độ thấp.

C. Độ ẩm thấp.

D. Nền nhiệt cao.

Câu 5: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?

A. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.

B. Tạo chất hữu cơ.

C. Tích lũy năng lượng.

D. Điều hòa không khí.

Câu 6: Bào quan thực hiện quang hợp là…

A. lục lạp.

B. ti thể.

C. lá cây.

D. khí khổng.

Câu 7: Để thực hiện quá trình quang hợp, khí carbon dioxide lá cây lấy từ…

A. không khí qua khí khổng của lá.

B. đất qua tế bào lông hút của rễ.

C. nước qua tế bào lông hút của rễ.

D. chất hữu cơ bởi quá trình tổng hợp của cây.

Câu 8: Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình quang hợp của cây xanh là bao nhiêu?

A. 20-30oC.

B. 25-30oC.

C. 30-40oC.

D. 25-40oC.

Câu 9: Trong quá trình quang hợp, nước lấy từ đâu?

A. Được rễ hút từ đất, theo mạch gỗ lên thân, lá.

B. Do lá lấy từ đất lên.

C. Cùng với các muối khoáng được rễ chuyển lên theo mạch rây sẽ tổng hợp thành các chất hữu cơ khác rồi được vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

D. Từ không khí, hấp thụ vào lá qua các lỗ khí

Câu 10: Đặc điểm nào của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?

A. Phiến lá có dạng bản mỏng.

B. Lá có màu xanh.

C. Lá có cuống lá.

D. Lá có tính đối xứng.

Câu 11: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Từ tinh bột cùng …, lá cây còn chế tạo được nhiều loại hữu cơ khác cần thiết cho cây.

A. muối khoáng.

B. nước.

C. Oxygen.

D. vitamin

Câu 12: Dẫn nước cho quá trình quang hợp và dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác là nhiệm vụ của

A. gân lá.

B. tế bào biểu bì lá.

C. lục lạp.

D. khí khổng.

Thông hiểu

Câu 13: Thân non của cây (có màu xanh lục) có quang hợp được không? Vì sao ?

A. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.

B. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.

C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng.

D. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây.

Câu 14: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

A. Có diện tích bề mặt lớn.

B. Có cuống lá.

C. Phiến lá nhỏ.

D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới.

Câu 15: Chọn nội dung phù hợp để hoàn thành sơ đồ sau:

A. Nước, khí carbon dioxide, glucose, khí oxygen.

B. Nước, khí oxygen, glucose, khí carbon dioxide.

C. Khí carbon dioxide, glucose, nước, khí oxygen.

D. Glucose, khí oxygen, nước, khí carbon dioxide.

Câu 16: Trong các yếu tố dưới đây, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở cây xanh ?

1. Ánh sáng.

2. Nhiệt độ.

3. Nước.

4. Hàm lượng khí carbon dioxide.

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 17: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong quang hợp thường diễn ra như thế nào?

A. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến lục lạp, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

B. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến rễ cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

C. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến cành cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

D. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến tất cả các bộ phận của cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

Câu 18: Trong quá trình quang hợp, vật chất được biến đổi như thế nào?

A. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất hữu cơ và oxygen.

B. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất vô cơ và oxygen.

C. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất hữu cơ và carbon dioxide.

D. Vật chất từ môi trường ngoài được vận chuyển đến lục lạp ở lá cây, biến đổi hóa học tạo ra chất vô cơ và carbon dioxide.

Câu 19: Cho các nhận định sau:

1. Cung cấp khí oxygen cho quá trình hô hấp của con người.

2. Giúp điều hòa khí hậu.

3. Cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong khí quyển.

4. Tạo ra các hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người.

5. Chống xói mòn và sạt lở đất.

Nhận định chính xác khi nói về ý nghĩa của quang hợp đối với sự sống trên Trái Đất là:

A. 1, 2, 3, 4.

B. 1, 2, 3, 4, 5.

C. 1, 2, 3, 5.

D. 1, 2, 4, 5.

Câu 20: Nhóm nào dưới đây gồm những cây ưa bóng?

A. Trầu không, hoàng tinh, diếp cá, lá lốt.

B. Rau bợ, cây đước, khoai tây, đậu xanh.

C. Xà cừ, xương rồng, thanh long, rau má.

D. Ngô, dứa, cải thảo, dừa.

Vận dụng

Câu 21:Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất cây Thanh long, người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

A.Vì giúp tăng cường độ quang hợp của cây từ đó tăng tổng hợp chất hữu cơ → tăng năng suất cây trồng.

B.Vì giúp tăng cường độ thoát hơi nước của cây từ đó tăng hút nước từ rễ → tăng năng suất cây trồng.

C.Vì giúp tăng cường độ hô hấp của cây từ đó tăng tổng hợp chất hữu cơ của loài cây đó → tăng năng suất cây trồng.

D.Vì giúp cây rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển, mau thu hoạch→ tăng năng suất cây trồng.

Câu 22: Trong các phát biểu sau:

1. Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.

3. Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

4. Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.

5. Điều hòa không khí.

Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 5.

Câu 23: Đặc điểm nào của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?

1. Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

2. Các tế bào ở lớp giữa của lá có nhiều lục lạp.

3. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.

4. Khí khổng phân bố trên bề mặt của lá có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.

5. Gân lá (mạch dẫn) có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

Số đáp án đúng là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 24: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

Câu 25: Cho các đặc điểm sau:

1. Thường mọc ở những nơi quang đãng

2. Phiến lá thường nhỏ

3. Lá thường có màu xanh sẫm

4. Lá thường có màu xanh sáng

5. Thường mọc dưới tán cây khác

6. Phiến lá thường rộng

Những đặc điểm của cây ưa ánh sáng yếu là:

A. 3, 5, 6.

B. 1, 2, 4.

C. 1, 2, 3.

D. 2, 3, 5.

Câu 26: Tại sao trong sản xuất nông nghiệp, muốn cây cho năng suất cao thì chúng ta không nên trồng với mật độ quá dày?

A. Vì trồng cây quá dày sẽ khiến cho cây sinh trưởng, phát triển kém do phải san sẻ nguồn ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng cho các cây mọc lân cận.

B. Vì trồng cây quá dày sẽ làm cản trở khả năng hút nước và muối khoáng của cây.

C. Vì khi trồng cây quá dày, các cây gần nhau sẽ có hiện tượng liền rễ và cây bị bệnh dễ phát tán tác nhân gây bệnh cho những cây xung quanh.

D. Vì trồng cây quá dày sẽ tốn nhiều công chăm sóc.

Câu 27: Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, có thể làm tăng dưỡng khí cho cá bằng cách nào?

A. Thả rong vào bể cá.

B. Tăng nhiệt độ trong bể.

C. Thắp đèn cả ngày đêm.

D. Đổ thêm nước vào bể cá.

Câu 28: Cần trồng cây đúng thời vụ vì
A. cây sẽ được thoả mãn được những đòi hỏi vể các điểu kiện bên ngoài giúp cho sự phát triển của cây.
B. cây sẽ có nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cây.
C. cây sẽ có ánh sáng thích họp cho sự phát triển của cây.

D. cây sẽ có hàm lượng nước thích hợp cho sự phát triển của cây.

Câu 29: Trên thực tế, để thích nghi với điều kiện sống tại môi trường sa mạc, lá của cây xương rồng đã biến đổi thành gai. Vậy cây xương rồng quang hợp chủ yếu bằng bộ phận nào sau đây?

A. Thân cây.

B. Lá cây.

C. Rễ cây.

D. Gai của cây.

Câu 30: Khi quan sát lá trên các cây, Minh nhận thấy các lá trên cây luôn xếp lệch nhau. Minh vô cùng thắc mắc tại sao lại như vậy? Em hãy chọn đáp án đúng để giải thích giúp Minh câu hỏi trên.

A. Để các lá đều lấy được ánh sáng.

B. Để phân biệt các loại lá với nhau.

C. Để phân biệt lá non với lá già.

D. Để lá không che lấp nhau.

Câu 31: Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

A. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó tăng cường độ quang hợp của cây trồng→ Góp phần tăng năng suất.

B. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó giảm cường độ quang hợp của cây trồng→ Góp phần tăng năng suất.

C. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại → Góp phần tăng năng suất cây trồng.

D. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại, giảm cường độ quang hợp → Góp phần tăng năng suất.

Câu 32: Để quang hợp ở cây xanh diễn ra thuận lợi, chúng ta cần lưu ý điều nào dưới đây?

A. Bón phân cho cây (bón lót, bón thúc), trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng và tưới tiêu hợp lý.

B. Trồng cây ở nơi có ít ánh sáng, bón nhiều phân cho cây.

C. Tưới tiêu hợp lý, trồng cây với mật độ dày.

D. Bón phân cho cây, tưới nhiều lần nước trong ngày, trồng cây nơi ít ánh sáng.

BÀI 24: THỰC HÀNH CHỨNG MINH QUANG HỢP Ở CÂY XANH

Nhận biết

Câu 1: Trong các hóa chất dùng cho thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh thuốc thử dùng để nhận biết tinh bột là…

A. Iodine.

B. que đóm.

C. cồn 90 độ.

D. nước cất.

Câu 2: Dụng cụ không được dùng trong thí nghiệm để xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh là…

A. cân điện tử.

B. cốc thủy tinh.

C. đèn cồn.

D. giá đỡ.

Câu 3: Trong thí nghiệm quang hợp ở cây xanh, tinh bột ở phần lá không bịt giấy đen phản ứng với dung dịch Iodine thể hiện màu…

A. xanh tím.

B. vàng nhạt.

C. nâu đen.

D. xanh lục.

Câu 4: Hóa chất không được dùng trong thí nghiệm để xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh là

A. nước muối sinh lý.

B. dung dịch Iodine.

C. cồn 90 độ.

D. nước cất.

Câu 5: Trong thí nghiệm (SGK hình 24.1, trang 114) chứng minh quang hợp giải phóng oxygen, điều kiện tiến hành thí nghiệm ở 2 cốc A, B là

A. cốc A không được chiếu sáng, cốc B được chiếu sáng.

B. cốc A được chiếu sáng, cốc B không được chiếu sáng.

C. cả cốc A và B đều được chiếu sáng.

D. cả cốc A và B đều không được chiếu sáng.

Thông hiểu

Câu 6: Trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp, mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt lá là gì?

A. Tạo điều kiện nhận được ánh sáng khác nhau ở các phần của lá.

B. Giảm thoát hơi nước qua lá ở phần bị bịt kín.

C. Đánh dấu lá được dùng làm thí nghiệm.

D. Tạo điều kiện nhận được khí carbon dioxide khác nhau ở các phần của lá.

Câu 7: Trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp, mục đích của việc đun cách thủy lá cây thí nghiệm bằng cồn 90 độ là gì?

A. Tẩy hết chất diệp lục ra khỏi lá.

B. Khử trùng cho lá.

C. Giúp định hình lá dễ dàng hơn khi làm thí nghiệm.

D. Giữ cho lá không bị phân hủy khi đun.

Câu 8: Các bước thí nghiệm:

1. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt, đặt vào chỗ tối ít nhất 2 ngày.

2. Đun sôi cách thủy lá trong cồn 90 độ.

3. Đem ra chỗ nắng (ánh sáng đèn) 4 đến 8 giờ.

4. Ngắt lá, bỏ giấy đen, đun sôi trong nước sôi 60 giây.

5. Nhúng lá vào dung dịch Iodine.

6. Rửa sạch lá trong cốc nước ấm.

Trình tự đúng các bước làm thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp là

A. 1-3-2-4-6-5.

B. 1-3-2-4-5-6.

C. 1-2-3-4-5-6.

D. 1-2-4-3-5-6.

Câu 9: Cho các nhận định sau:

1. Lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng.

2. Chỉ cần có khí carbon dioxide thì cây xanh đã chế tạo được tinh bột.

3. Trong quá trình quang hợp cây nhả ra khí Oxygen.

4. Trong quá trình quang hợp cây nhả ra khí carbon dioxide.

5. Quang hợp ở cây xanh chỉ tạo ra sản phẩm là tinh bột.

Số nhận định đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10: Trong thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh, hiện tượng xảy ra khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm là gì?

A. Que đóm còn tàn đỏ bùng sáng hơn.

B. Que đóm đang cháy bị tắt.

C. Que đóm không có biểu hiện gì.

D. Que đóm bùng cháy mạnh kèm theo tiếng nổ nhỏ.

Câu 11: Cho một cành rong đuôi chó vào bình chứa nước. Đổ đầy nước vào một ống nghiệm sau đó úp ngược ống nghiệm vào cành rong đuôi chó sao cho không có bọt khí lọt vào. Để bình nước này ra chỗ có nắng thì sau một thời gian, người ta quan sát thấy hiện tượng gì?

A. Bọt khí nổi lên và khí dần chiếm chỗ nước trong ống nghiệm.

B. Nước trong bình chuyển dần sang màu hồng nhạt.

C. Nước trong ống nghiệm chuyển màu xanh thẫm.

D. Chất kết tủa màu trắng dần xuất hiện ở đáy ống nghiệm

...........................

Trên đây chỉ là một số câu hỏi trong bộ đề trắc nghiệm Sinh học 7 Chân trời sáng tạo, mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung hơn 300 câu trắc nghiệm Sinh 7 CTST.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.217
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm