11 đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 2 2024 có đáp án (KNTT, CTST, Cánh Diều)

Bộ đề thi học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 sách mới được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này bao gồm 11 mẫu đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 có ma trận đề thi và đáp án chi tiết sẽ là tài liệu ôn tập cuối năm môn GDCD bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu đề thi học kì 2 GDCD 7 các bộ sách Cánh Diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo mới được các thầy cô biên soạn, mời các bạn cùng tham khảo.

Bộ đề thi học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 sách mới

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7 sách mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh tổng hợp các mẫu đề thi Giáo dục công dân 7 học kì 2 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều có ma trận và gợi ý đáp án chi tiết sẽ giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới.

1. Đề thi GDCD lớp 7 học kì 2 - Kết nối tri thức

Xem tại đây.

2. Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 2 CTST

Xem tại đây.

3. Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Xem tại đây.

4. Ma trận kiểm tra cuối kì 2 GDCD 7

Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng sáng tạo

Phòng, chống bạo lực học

đường

- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường; nguyên nhân và tác hại của bạo lực học

đường.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

- Biết tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường,

địa phương tổ chức

- Hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

- Hiểu được các biểu hiện của bạo lực học đường; nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

Từ tình huống, HS nhận xét được việc làm biết hoặc chưa biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

HS đề xuất các giải pháp ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

Tệ nạn xã hội

- Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.

- Biết nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội

- Giải thích được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Từ tình huống, HS đánh giá được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Xử lý các tình huống để tr ánh xa các loại tệ nạn xã hội.

Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

- Biết thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Hiểu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

Từ tình huống, HS biết thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Đề xuất các giải pháp thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Xử lý các tình huống thể hiện sự phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội và tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

- Nêu được khái niệm và vai trò của gia đình.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

- Hiểu vì sao phải thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác

- Hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

- Hiểu vai trò của gia đình.

- Xử lý các tình huống thể hiện việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác.

- Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác.

Đề xuất các giải pháp thực hiện nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.

Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông.

100%TSĐ = 10 điểm

4điểm=40% TSĐ

3điểm=30%TSĐ

2điểm=20%TSĐ

1điểm=10%TSĐ

5. Đề kiểm tra học kì 2 Giáo dục công dân 7 - đề 1

ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC .....

MÔN: GDCD – LỚP: 7

Thời gian làm bài: 45 phút

I/. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Câu 1/. (0.5 điểm) Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Quan tâm, giúp đỡ bạn cùng lớp.

B. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn học.

C. Hỗ trợ, động viên khi bạn gặp khó khăn.

D. Quan tâm, động viên khi bạn gặp chuyện buồn.

Câu 2/. (0.5 điểm) Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Giáo viên xâm phạm đến thân thể của học sinh.

B. Giáo viên lăng mạ học sinh trên lớp.

C. Giáo viên, cán bộ, công nhân viên doạ nạt khiến học sinh căng thẳng lo sợ.

D. Giáo viên nhắc nhở, phê bình học sinh trên lớp.

Câu 3/. (0.5 điểm) Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

A. Cờ bạc.

B. Ma túy và mại dâm.

C. Rượu chè.

D. Thuốc lá.

Câu 4/. (0.5 điểm) Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS là ngày nào ?

A. Ngày 1/12

B. Ngày 12/1

C. Ngày 06/5

D. Ngày 05/6

Câu 5/. (0.5 điểm) Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Ma túy là chất kích thích không gây nghiện.

B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy.

C. Đá gà là một hoạt động vui chơi giải trí không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội

D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.

Câu 6/. (0.5 điểm) Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì?

A. Phân biệt đối xử giữa các con trai và con gái.

B. Nuôi dạy con thành công dân tốt có ích cho xã hội

C. Ép buộc con làm điều trái pháp luật.

D. Ép buộc con nghỉ học đi làm kiếm tiền về nuôi cha mẹ

II/. PHẦN II: TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1/. (2.0 điểm) Nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường ?

Câu 2/. (2.0 điểm) Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội có ảnh hưởng đối với bản thân, gia đình và xã hội ?

Câu 3/. (2.0 điểm) Em có nhận xét gì về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình ?

Câu 4/. (1.0 điểm) Theo quy định luật ATGT đường bộ nước công dân khi tham gia giao thông phải tuân theo những quy định nào ?

6. Đáp án đề kiểm tra học kì 2 GDCD 7 - đề 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I/. Trắc nghiệm (3.0 điểm)

1

B

0.5

2

D

0.5

3

B

0.5

4

A

0.5

5

D

0.5

6

B

0.5

II/. Tự luận (7.0 điểm)

1

Để phòng, chống bạo lực học đường, pháp luật nước ta quy định:

+ Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường và người khác.

+ Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộ

+ Nhà trường, cha mẹ học sinh có trách nhiệm giáo dục học sinh về phòng, chống bạo lực học đường; phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa, can thiệp kịp thời và bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh trước các hành vi bạo lực học đường.

0.5

0.5

1.0

2

*. Nguyên nhân

- Thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi, bị dụ dỗ, lôi kéo mua chuộc hoặc ép buộc.

- Thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sè, yêu thương của gia đình, thiếu môi trường giải trí lành mạnh.

*. Hậu quả;

- Gây tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người. Tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực phá vở hạnh phúc gia đình.

- Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, chuẩn mực đạp đức, thuần phong mĩ tục và vi phạm các quy định pháp luật

0.5

0.5

0.5

0.5

3

*. Nhận xét

- Những người trong gia đình có mối quan hệ huyết thống với nhau.

- Gia đình là mái ấm yêu thương, hình thành nuôi dưỡng nhân cách, chỗ dựa cho mọi thành viên.

- Ông bà, cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng giáo dục con cái.

- Con cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Anh chị em phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.

0.5

0.5

0.5

0.5

4

- Thực hiện nghiêm túc không vi phạm luật ATGT.

- Có giấy phép lái xe, đúng tuổi quy định

- Đội mũ bảo hiểm

- Không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông

0.25

0.25

0.25

0.25

7. Đề kiểm tra học kì 2 Giáo dục công dân 7 - đề 2

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Chọn phương án đúng nhất.

Câu 1: (0,5 điểm) Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Đánh đập con cái thậm tệ.

B. Phê bình học sinh trên lớp.

C. Phân biệt đổi xử giữa các con.

D. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.

Câu 2: (0,5 điểm) Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?

A. Do thiếu thốn tình cảm.

B. Do thiếu hụt kĩ năng sống.

C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.

D. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực.

Câu 3: (0,5 điểm) Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Bộ luật hình sự năm 2015.

B. Bộ luật lao động năm 2020.

C. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.

Câu 4: (0,5 điểm) Em hãy chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất?

A. Tạo công ăn việc làm.

B. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trú.

C. Phạt kinh tế đối với bậc cha mẹ cho con vi phạm .

D. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội đi cải tạo lao động.

Câu 5: (1,0 điểm) Điền những từ hoặc cụm từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau để hoàn thành những quy định trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

Mỗi người phải tự giác, chủ động, bình đẳng thực hiện quyền và…(1)…của mình trong gia đình, đồng thời …(2)….quyền của người khác.

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 7: (3,0 điểm) Kể những tệ nạn xã hội thường xảy ra trong cuộc sống hiện nay? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến những tệ nạn trên? Ảnh hưởng những tệ nạn đó đối với bản thân, gia đình và xã hội?

Câu 8: (2,0 điểm) Em có suy nghĩ gì về bổn phận, trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ và vai trò của con cháu trong gia đình? Trẻ em có thể tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình hay không, cho ví dụ?

Câu 9: (2,0 điểm) Tình huống: Giờ ra chơi, H phát hiện một số bạn trong lớp đang chuyền tay nhau ảnh ghép của mình và thì thầm to nhỏ, chê bai, chế giễu. Nhìn thấy sự việc trên, H rất sốc. Ngay lập tức H đi tìm cô giáo chủ nhiệm để nhờ cô giúp đỡ.

a) Em hãy nhận xét cách ứng phó của H trong trường hợp trên? (1,0 điểm)

b) Theo em học sinh nên và không nên làm khi xảy ra bạo lực học đường? (1,0 điểm)

8. Đáp án đề kiểm tra học kì 2 GDCD 7 - đề 2

Câu

Nội dung

Điểm

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1

D

0,5

Câu 2

A

0,5

Câu 3

A

0,5

Câu 4

A

0,5

Câu 5

(1): Nghĩa vụ.

(2): Tôn trọng.

0,5

0,5

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 7

(3,0 điểm)

-Tệ nạn xã hội hiện nay: Ma túy, cờ bạc, mại dâm, bói toán…

- Nguyên nhân: Thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi, dụ dỗ..

- Hậu quả: Tổn hại về sức khỏe, tinh thần, trí tuệ, tổn thất về kinh tế, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, thuần phong mĩ tục…

1,0

1,0

1,0

Câu 8

(2,0 điểm)

- Con cháu có có bổn phận yêu quý, kính trọng và biết ơn cha mẹ, ông bà. Có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ đặc biệt là lúc đau ốm, bệnh tật hay về già…

- Trẻ em vẫn được quyền tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc gia đình. Tuy nhiên, chỉ là những công việc nhỏ, mà trẻ em có thể thực hiện được như: tham gia đóng góp ý kiến cuối tuần cả nhà đi chơi ở đâu, nên mua sách gì cho năm học, chuẩn bị quà gì tặng ông bà nhân ngày cưới ông bà….

1,0

1,0

Câu 9

(2,0 điểm)

a) Bạn H đã giữ được bình tĩnh, không lo lắng, hoảng sợ, đối phó khôn khéo với nhóm học sinh cướp đồ và kịp thời tìm được người cứu giúp.

Bạn H đã không sợ hãi mà ngay lập tức tìm sự giúp đỡ từ cô giáo.

b) Khi xảy ra bạo lực học đường:

*Nên làm:

- Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tiêu cực

- Chủ động nhờ người khác giúp đỡ

- Quan sát xung quanh tìm đường thoát..

*Không nên làm:

- Tỏ thái độ khiêu khích, thách thức

- Sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả.

- Kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực.

1,0

0,5

0,5

9. Đề kiểm tra học kì 2 Giáo dục công dân 7 - đề 3

I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Chọn phương án đúng nhất :

Câu 1 (0,5đ ): Phương án nào sau đây không phải là hậu quả của tệ nạn xã hội

A. Tổn hại nghiêm trọng về mặt tinh thần.

B. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

C. Gây lũng đoạn thị trường trong nước.

D. Tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khoẻ.

Câu 2 (0,5đ ): Chủ thể nào sau đây có thể can thiệp ngăn chặn bạo lực học đường ?

A. Bố mẹ người gây ra bạo lực.

B. Tất cả mọi người.

C. Công an.

D. Bạn bè.

Câu 3 (0,5đ ): Phương án nào sau đây thuộc nội dung phòng, chống bạo lực học đường mà pháp luật nước ta quy định?

A. Không tụ tập đông người làm việc riêng tại trường, lớp.

B. Khi gặp bạo lực học đường cần liên hệ ngay đến đầu số 112.

C. Không gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng quá mức.

D. Không đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

Câu 4 (0,5đ ): Theo quy định của pháp luật, trẻ em không được phép

A. tham gia học tập, vui chơi, nghiên cứu khoa học.

B. học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

C. vui chơi, giải trí, tham gia vào các hoạt động lành mạnh.

D. uống rượu, hút thuốc, đánh bạc hay dùng các chất kích thích.

Câu 5 (0,5đ ): Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là

A. 113

B. 111

C. 112

D. 114

Câu 6 (0,5đ ): Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?

A. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật.

B. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới.

C. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.

D. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội.

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 7 (2 điểm): Tệ nạn xã hội là gì? Kể tên các loại tệ nạn xã hội phổ biến ?

Câu 8 (2 điểm): Theo em pháp luật quy định như thế nào về phòng, chống tệ nạn xã hội?

Câu 9 (1 điểm): Gần đây, Hương thường xuyên bị một nhóm bạn trong trường chặn đường, trêu chọc. Tuần này, nhóm bạn đó yêu cầu Hương phải mua đổ ăn cho họ thì sẽ không trêu chọc Hương nữa.

Em hãy đưa ra cách ứng phó với bạo lực học đường trong tình huống trên ?

Câu 10 (2điểm): Tình huống

Hoàng là cháu duy nhất trong gia đình nên được ông bà chiều chuộng. Ông bà nói với Hoàng: Cháu chỉ cần học giỏi, những việc khác đã có ông bà và bố mẹ cháu lo.

a) Em nhận xét như thế nào về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà đối với Hoàng ?

b) Nếu là Hoàng, em sẽ ứng xử như thế nào với ông bà?

10. Đáp án đề kiểm tra học kì 2 GDCD 7 - đề 3

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I.TN (3Đ)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

B

D

D

B

D

II.TL(7Đ)

Câu 7 (2điểm)

-Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

-Tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm: ma tuý, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan,...

Câu 8 (2điểm)

Pháp luật nước ta quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội:

+ Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.

+ Nghiêm cấm sản xuất, tàng trử, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, lôi kéo sử dụng trái phép các chất ma túy, đánh bạc, uống rượu, hút thuốc….sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy…

+ Người nghiện buộc phải đi cai nghiện.

+ Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm, mê tín dị đoan.

Câu9 (1điểm)

Giải pháp :Trong trường hợp này, trước tiên Hương không nên đi một mình mà cần rủ thêm bạn hoặc anh chị em đi cùng, tránh đi đến chỗ vắng người một mình.

-Nếu nhóm người đó vẫn tiếp tục hành vi bắt nạt Hương thì Hương cần báo cáo cho thầy cô giáo và bố mẹ để kịp thời giúp đỡ và ngăn chặn hành vi bạo lực học đường

Câu 10 (2điểm)

Tình huống :

a) Ông bà đối với Hoàng rất yêu thương, chiều chuộng, tuy nhiên vô tình sự quan tâm quá mức sẽ khiến Hoàng không có cơ hội thực hiện nghĩa vụ của bản thân với gia đình.

b) Nếu là Hoàng, em sẽ nói với ông bà: “Con sẽ cố gắng học tập tốt, nhưng con cũng muốn dành thời gian rảnh rỗi để giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.”

.............................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết 11 đề kiểm tra học kì 2 môn GDCD 7 của Hoatieu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 3.790
0 Bình luận
Sắp xếp theo