Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích
Trình bày cảm xúc về một bài thơ hoặc 1 đoạn thơ yêu thích
Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích. Đây là nội dung câu hỏi phần Nói và nghe trang 134 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống bài Phiếu học tập số 2. Sau đây là một số gợi ý giúp các em trả lời câu hỏi trình bày cảm xúc về một bài thơ hoặc một đoạn thơ yêu thích. Mời các em cùng tham khảo.
- Nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ với đất nước, con người trong Bài thơ của một người yêu nước mình
- Phiếu học tập số 1 ngữ văn 7 KNTT
Câu 3 trang 134 SGK văn 7 tập 1 KNTT
Đề bài: Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích.
1. Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích - mẫu 1
Bài thơ Gặp lá cơm nếp viết về đề tài rất quen thuộc mẹ và quê hương nhưng đã mượn hình ảnh và hương vị của loài cây thân thiết ở mỗi miền quê để gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi sĩ: hình ảnh người lính gặp lá cơm nếp, nhớ về mẹ, nhớ về quê hương. Chính điều đó đã chạm vào trái tim mỗi người những rung động sâu xa. Bằng việc sử dụng thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, dung dị sâu lắng, bài thơ đã đem lại cho em nhiều cảm xúc. Những hình ảnh ẩn dụ: Phải mẹ thổi cơm nếp / Mà thơm suốt đường con / Ôi mùi vị quê hương… gợi lên trong lòng mỗi người cảm xúc nghẹn ngào. Mượn hình ảnh lá cơm nếp nhưng lan tỏa được tình yêu thương đến độc giả. Yêu mẹ, yêu quê hương chính là yêu những gì thân thuộc, gần gũi, giản dị nhất quanh chúng ta.
2. Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích - mẫu 2
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Nếu ở đầu bài thơ tác giả miêu tả những hình ảnh làm đẹp thêm, tô điểm thêm cho mùa xuân là âm thanh náo nức vang trời của tiếng chim chiền chiện và sắc màu tím biếc dịu dàng của cánh lục bình nhỏ trên sông thì ở đây tứ thơ được lặp lại, tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương, con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người. Đó thực sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường và khát khao được cống hiến phần tinh tuý nhất của mình làm đẹp thêm mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác.
3. Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích - mẫu 3
Bài thơ "Lời của cây" của tác giả Trần Hữu Thung đã để lại cho em những rung động sâu sắc. Với cách dẫn dắt thú vị cùng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, tác giả đã gợi lên quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm cây, qua đó bày tỏ tình cảm của mình với cỏ cây thiên nhiên. Bài thơ có 6 khổ, được viết theo thể thơ bốn chữ, mỗi khổ thơ là mỗi bước sinh trưởng của mầm cây. Khổ thơ thứ nhất là hình ảnh chiếc hạt gieo mình xuống đất, nằm lặng thinh trong hơi ấm của đất mẹ. Qua khổ thơ thứ hai, hạt bắt đầu nảy mầm, nhú lên những giọt sữa trong ngần. Ta như nghe thấy những thanh âm thầm thì của mầm non. Rồi chiếc mầm non nớt dần lớn lên dưới sự ưu ái, chăm sóc, nâng niu của mẹ thiên nhiên và những tia nắng mặt trời dịu nhẹ, ấm áp. Theo thời gian, cây đã trưởng thành hơn, mầm non thành lá bé xanh tươi, "bập bẹ" tiếng nói. Đến khổ thơ cuối cùng, cây trưởng thành và cất tiếng nói của mình, hoà vào mẹ thiên nhiên nhiên, hiểu được vai trò của mình trong việc tạo nên màu xanh cuộc đời. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được tác giả vận dụng tinh tế "hạt nằm lặng thinh", "mầm mở mắt",... kết hợp cùng các động từ "nghe", "ghé tai",... không chỉ tạo nên nét sinh động của thiên nhiên mà còn thể hiện được những cảm xúc thương yêu trìu mến của tác giả với những mầm cây. Bài thơ với những vần thơ hồn nhiên, trong sáng, hình ảnh thơ gần gũi đã gợi lên trong em nhiều cảm xúc khó tả. Gấp trang sách lại, những vần thơ "Lời của cây" vẫn còn đọng mãi trong tâm trí em. Em thấy mình cần phải biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, nâng niu những mầm xanh sự sống của cuộc đời.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Trình bày tóm tắt một văn bản truyện em tự đọc có nội dung gần gũi với những văn bản đã học
Phiếu học tập số 1 ngữ văn 7 KNTT
Soạn Văn bài Hội lồng tồng siêu hay
Phân tích nhân vật tôi trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ ngắn gọn
Viết văn bản tường trình lớp 7 Kết nối tri thức
Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại (6 mẫu)
Thực hành tiếng Việt trang 116 lớp 7 tập 1 KNTT
Trong cái rét ngọt đầu xuân sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào?
Gợi ý cho bạn
-
Phân tích bài viết tham khảo Trường học đầu tiên
-
Soạn bài Đồng dao mùa xuân ngắn nhất
-
Soạn bài Thách thức đầu tiên Chinh phục những cuốn sách mới
-
(4 mẫu + 2 dàn ý) Nghị luận Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu
-
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi đọc hiểu
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 KNTT
Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu kể về không gian em định tới lớp 7 KNTT
Nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều thú vị gì?
Soạn văn 7 tập 2 Kết nối tri thức văn bản Nói với con
Soạn bài Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Soạn bài Câu chuyện về con đường ngắn gọn
Phân tích nhân vật người cha trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7