Đoạn văn nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Đây là nội dung phần Viết kết nối với đọc trang 92 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Sau đây là một số mẫu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ trong chương trình Ngữ văn lớp 7, mời các bạn cùng tham khảo.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

1. Viết kết nối với đọc trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 1

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tôi ấn tượng nhất với những dòng thơ:

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc

Nếu ai biết được hoàn cảnh ra đời của bài thơ cũng sẽ có chung cảm xúc như tôi khi đọc những dòng thơ trên. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải không hô hào, kêu gọi, không phải những điều gì lớn lao, to tác, mà chỉ là những điều giản dị, "nho nhỏ", lặng lẽ. Đến phút cuối đời, tác giả vẫn có khát khao cống hiến cho cuộc đời những âm sắc đẹp đẽ. Cả đời người, từ lúc xuân xanh - "tuổi hai mươi", đến khi "tóc bạc", cuối đời vẫn trước sau như môt, vẫn "lặng lẽ dâng cho đời", vẫn nhập vào bản hòa ca mà mình là một nốt trầm xao xuyến. Sẽ nhiều người cho rằng khát vọng cống hiến được thể hiện trong thơ có nhiều. Nhưng khát vọng trong thơ Thanh Hải lại rất bình dị, "lặng lẽ", êm xuôi, dễ đi vào lòng người bởi đó là khát vọng chân thành và trong trẻo.

Cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 2

Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng cống hiến và lẽ sống đẹp cho cuộc đời, nổi bật với khổ thơ:

"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"

Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" cùng với sự "lặng lẽ" khiến ta hình dung về sự cống hiến một cách thầm lặng trong suốt cả cuộc đời. Mùa xuân - tuổi trẻ của Thanh Hải chỉ là một phần nhỏ trong mùa xuân lớn của cả dân tộc. Ông biết điều ấy, và ông cũng tự nhận cống hiến của mình như một nốt trầm trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời. Điệp từ "Dù là" cùng với hai hình ảnh ẩn dụ mang tính đối lập "hai mươi", "tóc bạc" làm cho hai câu thơ vang lên như một lời thề của con người cao cả ấy. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi tác giả đang phải chống chọi với căn bệnh xơ gan hiểm nghèo ta mới thấy hết được tinh thần và khao khát rất đỗi nhân văn của một con người có trái tim nhân hậu như Thanh Hải. Khổ thơ đã khiến ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn tấm lòng của Thanh Hải, người con của xứ Huế mộng mơ.

Cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - mẫu 3

Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, tôi cảm thích nhất khổ thơ đầu tiên:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc,
Ơi! con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”

Chỉ bằng vài nét vẽ đơn giản và những hình ảnh thật thân quen, nhà thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên mùa xuân đầy thơ mộng, mang đậm phong vị xứ Huế. Bức tranh xuân có sự kết hợp của không gian thoáng đãng của dòng sông, sắc màu tươi tắn của loài hoa tím biếc và âm thanh rộn rã tươi vui của tiếng chim chiền chiện. Tiếng gọi “ơi” nghe sôi nổi và tha thiết biết bao. Nhà thơ đã đón nhận mùa xuân với tất cả sự thăng hoa của tâm hồn, điêu luyện trong ngòi bút. Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Câu hỏi tu từ hót “Hót chi mà vang trời” gợi ra tiếng chim hót trong trẻo, vang lừng xa như gần lại rõ ràng. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân còn được miêu tả ở chi tiết rất tạo hình:

“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”

Hình ảnh ẩn dụ “giọt long lanh” hay chính là giọt âm thanh của tiếng chim thật trong, thật tròn, vang ngân giữa không gian, đọng lại thành từng giọt hữu hình long lanh như hạt ngọc. Nhà thơ đưa tay hứng với tất cả sự trân trọng, đắm say. Bức tranh mùa xuân của thiên nhiên được nhà thơ khắc họa thật đẹp đẽ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 2.457
0 Bình luận
Sắp xếp theo