Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 24 Kết nối tri thức tập 1

Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 24 Kết nối tri thức tập 1 - Trong bài Thực hành tiếng Việt trang 24 SGK Văn 7 tập 1 KNTT các em sẽ được học nội dung Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. Sau đây là mẫu soạn Văn 7 trang 24 tập 1 Kết nối tri thức bài Thực hành tiếng Việt, mời các em cùng tham khảo để có thêm gợi ý trả lời các câu hỏi trang 24, 25 SGK Văn 7 tập 1 KNTT.

Soạn Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức trang 24, 25

Câu 1 trang 24 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Chủ ngữ trong các câu sau làm một cụm từ. Hãy thử rút gọn các cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn.

a. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình

b. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi

c. Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ đề.

Trả lời

a. Rút gọn: “Một tiếng lá” => Sau khi rút bớt chủ ngữ thì câu sẽ không còn ý nghĩa chỉ sự phiếm định (một) và thời gian (lúc này)

b. Rút gọn: “Rừng ban mai" => Sau Khi rút bớt chủ ngữ thì câu sẽ mất đi ý nghĩa miêu tả, hạn định (của rừng ban mai)

c. Rút gọn: “Mấy con gầm ghì” => Sau khi rút bớt chủ ngữ thì câu sẽ không còn ý nghĩa chỉ đặc điểm của sự vật (sắc lông màu xanh)

Câu 2 trang 24 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Vị ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn các cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn.

a. Con Luốc chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.

b. Rừng cây im lặng quá.

c. Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau..

Trả lời

a. Rút gọn: Tung tăng => mất đi tính trạng thái vui vẻ, hoạt bát của con vật.

b. Rút gọn: “im lặng” => sau khi rút gọn, vị ngữ sẽ không nêu được thông tin về mức độ của trạng thái im lặng (quá)

c. Rút gọn: “lại lợp, bện bằng rơm” => sau khi rút gọn, vị ngữ sẽ không nêu được thông tin về đặc điểm kiểu dáng của tổ ong (đủ kiều, hình thù khác nhau)

Câu 3 trang 24 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Trong đoạn văn sau, Đoàn Giỏi đã sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ để miêu tả cảnh vật ở rừng U Minh. Hãy chỉ ra tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục , sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh,…

Trả lời

Việc mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ đã làm nổi bật vẻ đẹp của buổi trưa ở rừng U Minh, tạo sắc thái biểu cảm cho bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động, có hồn hơn. Hình ảnh những con kì nhông được miêu tả rất rõ với hành động, địa điểm hay màu sắc da của nó cũng được tác giả thể hiện rất tốt.

Câu 4 trang 24 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Các câu sau có thành phần chính là một từ. Hãy mở rộng thành phần chính của câu thành cụm từ

a. Gió thổi

b. Không khí trong lành

c. Ong bay

Trả lời

Gió thổi khiến những hàng cây đứng ngả nghiêng trên hiên nhà.

Không khí trong lành khiến tâm hồn con người thêm thư thái.

Ong bay dập dìu trên những bụi hoa hồng trước sân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 1.312
0 Bình luận
Sắp xếp theo