Phân tích nhân vật Dế mèn trong đoạn trích Dế mèn bênh vực kẻ yếu
Phân tích đặc điểm nhân vật Dế mèn trong Dế mèn bênh vực kẻ yếu
Dế mèn bênh vực kẻ yếu là một đoạn trích hay thuộc tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài với tựa đề Dế mèn phiêu lưu kí. Thông qua đoạn trích, tác giả đã khắc họa nên nhân vật Dế mèn với nhiều phẩm chất tốt đẹp, biết quan tâm chia sẻ và bảo vệ những con người yếu thế. Sau đây là mẫu dàn ý phân tích nhân vật Dế mèn trong đoạn trích Dế mèn bênh vực kẻ yếu kèm theo bài viết mẫu, mời các bạn cùng tham khảo.
Dế mèn trong Dế mèn bênh vực kẻ yếu dàn ý
a) Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đặc điểm của Dế Mèn trong đoạn trích: “Dế Mèn phiêu lưu ký” là truyện thiếu nhi đặc sắc nhất của nhà văn Tô Hoài. Đây là câu chuyện đầy thú vị, hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của chú Dế Mèn qua nhiều vùng đất và thế giới của các loài vật khác, nhằm thể hiện khát vọng tươi đẹp của tuổi trẻ.
- Khái quát ấn tượng về nhân vật Dế Mèn: Đoạn trích “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là đoạn trích khắc họa vẻ đẹp của nhân vật Dế Mèn với hành động nghĩa hiệp đã giúp đỡ chị Nhà Trò thoát khỏi sự ức hiếp của mụ Nhện xấu xa.
b) Thân bài:
* Giới thiệu tác giả , tác phẩm:
Tô Hoài là nhà văn có vốn sống phong phú, năng lực quan sát và miêu tả tinh tế, lối văn giàu hình ảnh, nhịp điệu, ngôn ngữ chân thực, gần gũi với đời sống. Ông có sở trường viết truyện về loài vật. Tô Hoài có những tìm tòi, khám phá trong sáng tạo nghệ thuật đó là một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn, sức sống và ý nghĩa lâu bền ở tác phẩm của ông. “Dế Mèn phiêu lưu kí” là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trở thành một chàng Dế cao thượng, trượng nghĩa. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn - đi một ngày đàng, học một sàng khôn
* Đặc điểm nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” :
- Khái quát về nhân vật Dế Mèn: là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng sớm thích tự lập nên đã một mình tự đi ngao du khắp nơi, chơi đùa với cây cỏ, thưởng ngoạn phong cảnh đẹp trên khắp đất nước, tìm những người bạn mới. Điều đặc biệt là tích lũy được những kinh nghiệm để cho mình trưởng thành hơn. Là một chú dế khỏe mạnh, có chút kiêu ngạo, dế Mèn luôn tự tin vào sức mạnh của bản thân mình, chú cũng là một chàng dế hành hiệp chính nghĩa, trên đường đi thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn. Thấy những việc chướng tai gai mắt thì không hề khoanh tay đứng xem mà luôn can thiệp, trừng trị kẻ ác, đòi công bằng lại cho người bị hại.
- Đặc điểm của nhân vật Dế Mèn ở đoạn trích: Đoạn trích “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” đã thể hiện sinh động một chàng dế giàu tình yêu thương và luôn quan tâm người khác. Chú Dế Mèn được nói đến thật đáng khâm phục.
+ Bối cảnh của đoạn trích: Hôm nay đến một vùng đất hoàn toàn mới, Dế Mèn nhìn trước ngó sau đầy vẻ thích thú, bởi cảnh vật ở đây vô cùng đẹp, đẹp hơn bất kì nơi nào mà Dế Mèn ta từng đến, từng đi qua, gặp những con vật dễ thương, thân thiện,
+ Thái độ của Dế Mèn vui vẻ, thân thiện: đến đâu Dế Mèn cũng chủ động bắt chuyện, làm thân nên mới vừa đi một đoạn thì Dế Mèn đã biết hết tên mọi người. Đang huýt sáo bước đi đầy vui vẻ thì bỗng nghe thấy tiếng khóc đầy thê lương, nhìn qua mới thấy chị Nhà Trò đang ngồi khóc nức nở bên tảng đá.
+ Lời hỏi han, động viên của Dế Mèn với chị Nhà Trò:
+ + bảo chị Nhà Trò: “Em đừng sợ!”.
+ + Vốn đầy tính chính nghĩa, Dế Mèn lại gần hỏi chuyện mới biết vì năm ngoái chị Nhà Trò và mẹ đến vay lương thực của bà Nhện, mà mẹ của chị ta vừa mới mất. Không có tiền để trả cho mụ Nhện nên chị Nhà Trò bị chúng bắt, đánh đập tàn nhẫn, hơn nữa còn bày trận phục kích trên đường về nhà của chị Nhà Trò khiến chị có nhà mà không thể về.
+ Hành động nghĩa hiệp: Dế Mèn “xòe hai cẳng ra” biểu thị một sức mạnh sẵn sàng bênh vực kẻ yếu. Chú đã đưa chị Nhà Trò đến thẳng sào huyệt lũ nhện. Tiếng nói của chú cất lên nghe thật oai vệ, ngang tàng: “Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện”. Dế Mèn đã “quay phắt lưng phóng càng đạp phanh phách” làm cho mụ nhện cái và bè lũ bạt vía kinh hồn “co dúm lại rồi cúi rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo”. Dế Mèn đã bênh vực kẻ yếu, bắt lũ nhện “xóa hết công nợ”, “đốt hết văn tự nợ đi!”, và phải “phá các vòng vây”. Bọn nhện “sợ hãi cùng dạ ran”. Dưới ngòi bút Tô Hoài, Dế Mèn được miêu tả qua một số cử chỉ, hành động và ngôn ngữ đầy ấn tượng, xứng đáng là một hiệp sĩ ra tay “phò nguy cứu đời”.
+ Dế Mèn vô cùng tức giận khi nghe câu chuyện của chị Nhà Trò, khuyên chị Nhà Trò bình tĩnh, sau đó cùng chị Nhà Trò đến nơi mụ Nhện phục kích để dạy cho mụ ta một bài học. Đến nơi, Dế Mèn đã bay lại, dùng đôi càng chắc khỏe của mình tấn công mụ nhện khiến mụ ta sợ hãi mà ngã lăn ra đất. Dế Mèn đã lên tiếng giáo huấn sự đê hèn của mụ Nhện, chị Nhà Trò đã vô cùng đáng thương mà vẫn cố tình ăn hiếp, chà đạp. Hành động ấy của Mèn được chị Nhà Trò cảm kích và biết ơn vô cùng.
+ Dế Mèn lên tiếng bệnh vực những kẻ yếu thế như chị Nhà Trò khiến Mụ nhện sợ hãi hứa với Dế Mèn sẽ không làm hại Nhà Trò nữa, nhà Trò trở về nhà an toàn, không còn sợ hãi sự tấn công của mụ Nhện nữa. Hài lòng với thành quả mình đạt được, Dế Mèn nhanh chóng tiếp tục cuộc ngao du của mình với tâm trạng đầy phấn chấn, vui vẻ vì vừa mới làm được thêm một việc tốt.
* Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn:
- Hình ảnh Dế Mèn được nhà văn Tô Hoài xây dựng thành công qua những hình thức nghệ thuật đặc sắc. Nghệ thuật nhân hóa tài tình, với óc tưởng tượng phong phú, những hình ảnh so sánh độc đáo, giàu chất tạo hình.
- Ngôn từ đa dạng với hệ thống động từ, tính từ phong phú, sinh động cùng
- Lời kể dung dị, tự nhiên, như lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Miêu tả loài vật rất đặc sắc của nhà văn Tô Hoài.Thế giới loài vật được nói đến là chị Nhà Trò, chú Dế Mèn và lũ nhện. Mỗi nhân vật được nói đến đều có nét riêng về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tính cách và lối ứng xử riêng, có mối quan hệ sống còn trong một xã hội thu nhỏ lại. Nghệ thuật tả loài vật của Tô Hoài thật đặc sắc, độc đáo và mẫu mực.
* Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.
Tô Hoài không chỉ cho ta thấy chân dung của một cậu chàng dế thanh niên khỏe mạnh cường tráng, tự tin mà còn để lại ấn tượng cho người đọc về một chàng dế trượng nghĩa “Giữa đường dẫu thấy bất bình mà tha” và những bài học sâu sắc trong cuộc sống: “Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu”, sống ở đời phải biết khiêm nhường, luôn quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, biết trân trọng tình bạn, giúp đỡ bạn bè bằng tấm lòng chân thành, yêu thương mọi người thật lòng. Luôn có tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa: bênh vực kẻ yếu đuối, đạp đổ những áp bức, bất công trong cuộc sống.
c) Kết bài:
Dế Mèn trong “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí ”của Tô Hoài đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Dưới ngòi bút tài hoa của Tô Hoài, chân dung Dế Mèn hiện lên vô cùng đẹp đẽ, sống động, rất đáng yêu, đáng mến. “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một trang văn chan chứa tình nhân đạo. Chuyện loài vật mà cũng là chuyện người. Câu chuyên kể giàu kịch tính. Hình ảnh Dế Mèn mãi đẹp trong tuổi thơ của mỗi chúng ta!
Viết bài văn phân tích nhân vật dế Mèn trong đoạn trích dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Dế Mèn là một nhân vật điển hình của Tô Hoài. Qua ngòi bút miêu tả sống động, Tô Hoài đã mang đến thế giới trẻ con một nhân vật Dế Mèn dũng cảm, gan dạ, phông pha, luôn mang một khát khao được khám phá, trải nghiệm. Từ những từ ngữ được tác giả chọn lọc, cân nhắc để khắc hoạ nên hình tượng Dế Mèn gần gũi nhưng lại không kém phần sống động, thực tế. Thông qua chuyến phiêu lưu của Dế Mèn, Tô Hoài đã lồng ghép vào đó những bài học mang giá trị nhân văn, giáo dục sâu sắc. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua cảnh "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.
Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Bên cạnh đó, Tô Hoài đã lồng ghép một giá trị giáo dục sâu sắc cho trẻ nhỏ là phải rèn luyện sức khoẻ và ăn uống điều độ để có một cơ thể tốt. Dưới cái nhìn tinh tế và trí tưởng tượng phong phú, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật khoẻ mạnh và đầy ấn tượng: “thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt”.
Không chỉ về ngoại hình, nhà văn còn khéo léo xây dựng nên những tuyến hành động của chàng Dế Mèn. Để thử sự lợi hại của những chiếc móng, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ”. Cậu đã tự nhận xét về bản thân: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”. Những hành động ấy đã cho thấy sự khỏe mạnh, dũng mãnh của Dế Mèn.
Trải qua cuộc hành trình cùng với cuộc gặp gỡ bác Xiến Tóc, Mèn đã rút ra được những bài học vô cùng quý giá và lột xác về thể chất lẫn tinh thần để trở thành một Dế Mèn mới. Sau khi trở về, Mèn trở thành một chàng trai đứng đắn, làm nhiều việc nghĩa, trừng trị những kẻ hay bắt nạt kẻ yếu. Điều đó được thể hiện qua việc một ngày Dế đi qua đám cỏ xước xanh dài, chen nghe “tiếng khóc tỉ tê” và nhìn thấy chị Nhà Trò đang “gục đầu bên tảng đá cuội”. Nếu là người khác chắc sẽ thờ ơ, bỏ mặc nhưng Dế Mèn đã “đến gần” và “gặn hỏi”. Từ đây, cho thấy Dế Mèn là một nhân vật biết quan tâm đến mọi người.
Đối lập với hình tượng khoẻ khoắn, đầy năng động của Dế Mèn thì hình ảnh chị Nhà Trò “đã bé nhỏ lại gầy yếu quá”, đôi cánh mỏng “ngắn chùn chùn” và tiếng khóc của chị ta đã làm cho chú Dế Mèn cảm thấy thương cảm, muốn được giúp đỡ và che chở. Chú càng xúc động hơn trước cảnh ngộ đau khổ của chị ta: mẹ mất, sống “thui thủi”, ốm yếu quá nên làm không đủ ăn, lại đang bị bọn nhện đòi nợ một cách riết róng! Bọn nhện đánh đập chị ta mấy bận, lần nào chúng đe bắt để “vặt chân, vặt cánh ăn thịt”. Cuộc sống và tính mạng chị Nhà Trò đang bị uy hiếp nghiêm trọng. Và lúc này đây, Mèn ý thức được việc bảo vệ những người yếu thế, bảo vệ chính nghĩa bằng chính sức mạnh vốn có của bản thân.
Cử chỉ “xòe cả hai cẳng ra” dắt chị Nhà Trò đi biểu thị một sức mạnh sẵn sàng bênh vực kẻ yếu và câu nói của chú Dế Mèn đã thể hiện biết bao nâng đỡ chở che, đầy nghĩa hiệp: “Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu”. Dế Mèn xuất hiện như một chàng dũng sĩ đầy nghĩa hiệp, giúp đỡ những kẻ yếu thế thoát khỏi sự bóc lột, độc ác của bọn Nhện.
Chàng dũng sĩ Mèn lại được Tô Hoài điểm tô sức mạnh oai hùng khi đến trận địa mai phục của lũ nhện. Trước sự “bày binh bố trận” của bọn nhện, nào là “chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện”, mụ nhện “đanh đá, nặc nô” khi bước ra thì có hai vệ sĩ vách đi kèm, vô số lũ nhện nanh ác do nhện Gộc chỉ huy. Nhưng Dế Mèn chẳng hề tỏ ra lo ngại, dũng mãnh tiến lên xưng “ta”, thể hiện một thái độ hiên ngang, không lùi bước trước những mối hiểm nguy của bọn ác.
Tiếng nói của chú cất lên nghe thật oai vệ, ngang tàng và đĩnh đạc: “Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện”. Vừa thoáng thấy mụ nhện từ trong hang đá “cong chân nhảy ra” với hai nhện vách đi kèm, Dế Mèn bèn ra oai thị uy: “quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách”. Đó là miếng võ gia truyền của họ hàng nhà dế! Thật là bất ngờ và ngạc nhiên: “Mụ nhện co rúm lại rồi rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo”. Mụ nhện và lũ tiểu yêu đã bạt vía kinh hồn!
Dế Mèn đã đanh thép hạch tội lũ nhện là bọn người “béo múp núp” mà lại tham lam ti tiện “cứ cố tình đòi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi?”. Chú ta “cấm” bọn nhện “từ giờ không được đòi nợ chị Nhà Trò nữa”. Như một lời phán truyền nghiêm khắc, Dế Mèn bắt bọn nhện: “Hãy phá các vòng vây đi! Đốt hết văn nợ đi!”. Tức thì quân tướng lũ nhện “sợ hãi cùng dạ ran”, chúng vội vàng “phá hết các dây tơ chăng lối”. Và con đường về tổ Nhà Trò “quang hẳn”. Chị Nhà Trò đã thoát nạn tai ương. Lời cảnh cáo của Dế Mèn đối với bọn Nhện cũng chính là lời phê phán mà Tô Hoài muốn gửi gắm vào trong tác phẩm. Và điều quan trọng trên hết, Tô Hoài đã khẳng định được một chân lý: cái thiện, cái tốt sẽ luôn giành chiến thắng. Từ đó mà giá trị chân - thiện - mỹ được tôn lên, nổi bật và đầy ý nghĩa.
Thông qua mạch tình tiết của đoạn trích “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”, Tô Hoài đã mang đến với thế giới văn học thiếu nhi những bài học và giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc mang tính giáo dục cao. Các truyền tải các thông điệp rèn luyện sức khoẻ đến phải biết bảo vệ kẻ yếu hơn mình, luôn đứng về phe của chính nghĩa của tác giả rất sinh động, thu hút người đọc, đặc biệt là đối tượng thiếu nhi. Với lối viết văn đầy ấn tượng, lôi cuốn nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, sinh động, Tô Hoài đã rất thành công xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn với các đặc điểm ngoại hình, tính cách đầy ấn tượng, phù hợp trở thành một “tấm gương”- một người bạn tốt trong trí tưởng tượng của trẻ con để trẻ có thể đặt mình vào trong câu chuyện, soi rọi bản thân.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tuấn Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success
Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo (19 đề)
Top 6 Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học lớp 7 KNTT
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật
Nêu suy nghĩ của em về một người thân trong gia đình
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7 trang 67 CTST
Viết bài văn biểu cảm về nhân vật thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích Bạch tuộc
Đề thi Tin học lớp 7 giữa kì 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Bầy chim chìa vôi lớp 7 (trang 16)
- Thực hành tiếng Việt trang 17 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Đi lấy mật ngắn nhất
- Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?
- Em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam?
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật
- Qua văn bản Đi lấy mật, viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật An
- Tóm tắt nội dung câu chuyện của má nuôi An
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật
- Theo em nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?
- Tóm tắt văn bản đi lấy mật đủ mẫu (ngắn nhất, dài)
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 24 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Ngàn sao làm việc ngắn nhất
- Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài trang 27 KNTT
- Nói và nghe trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 32 lớp 7 Kết nối tri thức dễ hiểu
- Soạn bài Thực hành đọc Ngôi nhà trên cây
- Soạn bài Đồng dao mùa xuân sách mới ngắn gọn, dễ hiểu
- Viết đoạn văn 5 đến 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng dao mùa xuân
- Cảm nhận về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lính hy sinh trong bài Đồng dao mùa xuân
- Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ siêu hay
- Soạn văn 7 bài Gặp lá cơm nếp ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 Kết nối tri thức
- Soạn văn Trở gió ngắn nhất
- Soạn Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7 KNTT
- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học siêu hay (8 mẫu)
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 55 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
- Soạn bài Thực hành đọc Chiều sông Thương lớp 7 KNTT
- Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ trang 64 ngắn nhất
- Cảm nhận về tính cách của người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Khi vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ nhân vật tôi đã phát hiện bí mật gì?
- Nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều thú vị gì?
- Cảm xúc của nhân vật tôi khi nghe bố giảng giải về những món quà
- Phân tích nhân vật tôi trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Phân tích nhân vật người cha trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7
- Top 5 mẫu tóm tắt văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ ngắn gọn
- Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu về một món quà em đặc biệt yêu thích lớp 7 KNTT
- Soạn văn 7 Thực hành tiếng Việt trang 64 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 7
- Top 3 bài phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy sen trong văn bản Người thầy đầu tiên
- Đoạn văn kể lại phần 1 hoặc phần 4 Người thầy đầu tiên theo ngôi kể thứ 3
- Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích Người thầy đầu tiên có mối quan hệ như thế nào?
- Tóm tắt văn bản Người thầy đầu tiên lớp 7
- Xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích Người thầy đầu tiên
- An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào?
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 72 ngắn nhất
- Soạn bài Quê hương lớp 7 Kết nối tri thức
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7 KNTT
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học An-tư-nai
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Người thầy đầu tiên
- Phân tích nhân vật Dế mèn trong đoạn trích Dế mèn bênh vực kẻ yếu
- Phân tích đặc điểm nhân vật Lucky trong đoạn trích Tập bay
- Phân tích đặc điểm nhân vật “cậu ấm" trong Một cuộc đua của Quế Hương
- Phân tích đặc điểm nhân vật Mạnh trong củ khoai nướng
- Soạn bài Nói và nghe lớp 7 trang 81 KNTT
- Soạn bài Trong lòng mẹ lớp 7 trang 84
- Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc lớp 7
- Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng lớp 7
- Soạn bài Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng
- Soạn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 Tập 1 KNTT
- Soạn bài Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Thực hành tiếng Việt trang 116 lớp 7 tập 1 KNTT
- Soạn Văn bài Hội lồng tồng siêu hay
- Viết văn bản tường trình lớp 7 Kết nối tri thức
- Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại (6 mẫu)
- Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến
- Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam
- Soạn bài Con hổ có nghĩa lớp 7
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
- Nghị luận Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?
- Nghị luận Không thầy đố mày làm nên và Học thầy chẳng tày học bạn, câu nào là chân lí?
- Văn nghị luận có công mài sắt có ngày nên kim lớp 7 ngắn nhất
- Chuyên đề nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
- Có ý kiến cho rằng sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết với giới trẻ hiện nay lớp 7
- Phân tích bài viết tham khảo Trường học đầu tiên
- Nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 Kết nối tri thức tập 2
- Soạn bài củng cố mở rộng trang 22 Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 34 Kết nối tri thức tập 2
- Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 41 Kết nối tri thức tập 2
- Soạn bài Dấu ấn Hồ Khanh
- Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức
- Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người
- Củng cố mở rộng trang 50 SGK văn 7 tập 2 KNTT
- Soạn bài Chiếc đũa thần
- Soạn bài Bản đồ dẫn đường
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 59 tập 2 Kết nối tri thức
- Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc
- Thực hành tiếng Việt 7 tập 2 trang 64 Kết nối tri thức
- Soạn bài Nói với con lớp 7 Kết nối tri thức
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
- Nghị luận vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương
- Nghị luận có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích
- Nghị luận Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu
- Nghị luận Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó
- Chuyên đề nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
- Viết bài văn nghị luận phản đối quan niệm cuộc sống chỉ cần gia đình không cần bạn bè
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 71
- Củng cố và mở rộng trang 73 lớp 7
- Soạn bài Câu chuyện về con đường ngắn gọn
- Soạn bài Thủy tiên tháng 1
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 59 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt 7 tập 2 trang 83 KNTT
- Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô
- Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô
- Soạn bài Bản tin về hoa anh đào
- Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động lớp 7 KNTT
- Nói và nghe Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
- Củng cố, mở rộng trang 97 lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Thân thiện với môi trường
- Soạn bài Thách thức đầu tiên Chinh phục những cuốn sách mới
- Soạn bài Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội
- Soạn bài Mon và Mên đang ở đâu?
- Soạn Thách thức thứ hai Từ ý tưởng đến sản phẩm
- Nói và nghe Về đích Ngày hội với sách
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước
Nêu suy nghĩ của em về mong muốn mà tác giả thể hiện ở cuối văn bản
Soạn bài Câu chuyện về con đường ngắn gọn
Phân tích bài viết tham khảo Trường học đầu tiên
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về chủ đề Sách – người bạn đường
(Cực hay) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ý kiến phản đối lớp 7 (có dàn ý)