(Ngắn gọn) Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô

Người Lô Lô là một dân tộc thiểu số ít người sống chủ yếu ở vùng Cao Bằng và Hà Giang. Khi xong xuôi mùa vụ, đồi núi thênh thang, người Lô Lô lại nghĩ tới việc tổ chức lễ rửa làng vào một ngày đẹp trời với những ước vọng tốt lành cho cuộc sống ấm no. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô trang 84 SGK văn 7 tập 2 Kết nối tri thức giúp các em hiểu rõ hơn về phong tục này.

Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô ngắn nhất

Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô ngắn nhất

1. Hãy kể ngắn gọn một phong tục thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên của người Việt Nam (xưa hoặc nay) mà em được biết

Việt Nam ta là một đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước từ lâu đời. Chính vì vậy nông nghiệp đã trở thành 1 phần của cuộc sống con người trong cả đời sống tâm linh.

Và một trong số các lễ hội gắn liền với công việc đồng áng của người dân ta chính là lễ hội Tịch điền. Lễ hội Tịch điền diễn ra trong các ngày từ 5 - 7 tháng Giêng hàng năm.

Theo lịch sử, vua Lê Đại Hành là vị vua khởi xướng việc cầm cày xuống ruộng trong lễ hạ điền đầu năm. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì “Một lần vua cầm cày hơn ngàn lần vua xuống chiếu khuyến dụ, một lần vua gần dân hơn ngàn lần vua hô hào cổ vũ”. Từ đó, lễ Tịch điền được coi như Quốc lễ bởi ý nghĩa nhân văn và tinh thần khuyến khích sản xuất nông nghiệp và được các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn thực hiện một cách thành kính, trang trọng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, lễ hội Tịch điền đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc.

2. Hẳn em đã từng được nghe giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động nào đó. Hãy nêu một vài ấn tượng của em xung quanh việc giới thiệu này

Mỗi một lễ hội hay một phong tục đều có quy tắc riêng, khi nghe giới thiệu về các quy tắc của luật lệ của những trò chơi, lễ hội em đều thấy rất hào hứng và phấn khởi, em nhận ra được cách chơi và nét đẹp của từng trò chơi, lễ hội, nhân đó bản thân em cũng có thể mở rộng được tầm hiểu biết của chính bản thân mình.

3. Đọc hiểu văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô

Câu 1. Liên hệ: Thời điểm thường được chọn để tổ chức lễ hội trên mọi miền đất nước?

- Thời điểm: Khi xong xuôi mùa vụ.

Câu 2. Chú ý: Cách dẫn dắt người đọc vào thông tin chính của văn bản.

- Giới thiệu về người Lô Lô.

- Sau đó nói về những tính cách tốt và những lễ hội của họ rồi dẫn vào lễ rửa làng của người Lô Lô.

Câu 3. Theo dõi: Thời điểm diễn ra lễ rửa làng và những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ?

- Thời điểm diễn ra lễ rửa làng: Cứ ba năm một, vào tháng 5 hoặc 6 âm lịch.

- Những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ:

+ Chuẩn bị lễ vật: thẻ hương, chén nước, giấy trúc, con gà trống.

+ Tối hôm trước, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà khấn xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ.

+ Lễ cúng vào ngày hôm sau gồm: một thầy cúng chính, một thầy cúng phụ, một số nam giới

Câu 4. Theo dõi: Sự miêu tả chi tiết các món đồ lễ?

- Hai con dê: mùi đặc trưng để xua đuổi tà ma.

- Một con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, cỏ, kiếm gỗ, kiếm sắt, ba cành lau, ba cành đào, ….

- Cây tre dài được đục miệng ở đoạn giữa và đổ đầy đất vào, rồi cắm hình nhân thể hiện sự sợ hãi của hồn ma với người dân.

Câu 5. Theo dõi: Các bên tham dự lễ đã phải làm gì khi những đoàn hành lễ đi quanh làng bản?

- Có hai người dắt hai con dê.

- Những người còn lại: người vác cây tre giả hình ngựa, người quấy hạt ngô, người xách gà trống trắng cùng các cành đào, mận, lau, vải đỏ, … theo sau thầy cúng đi vào từng nhà dân

- Tới nhà nào, gia chủ phải chuẩn bị sẵn hình nhân, hai bó củi, hai bó cỏ cùng thái độ cung kính, thành khẩn.

Câu 6. Theo dõi: Tác động tinh thần tích cực của lễ rử làng?

- Xong phần lễ, mọi người thấy nhẹ nhõm hơn và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng phía trước.

Câu 7. Chú ý: Những quy định nghiêm ngặt về hoạt động sau ngày lễ chính?

- Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng.

- Nếu chẳng may có người lạ vào làng, người đó phải sửa soạn lễ vật để cúng lại.

Trả lời câu hỏi sau khi đọc Lễ rửa làng của người Lô Lô

Câu 1 trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Nêu những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản (có thể trình bày dưới hình thức một sơ đồ với các phần: thời điểm diễn ra hoạt động; sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động; ý nghĩa của hoạt động;...)

Trả lời

Những thông tin chính về lễ hội rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản:

- Thời gian: khi xong mùa vụ, đồi núi thênh thang nên người Lô Lô tổ chức lễ rửa làng để cầu được sự may mắn và tốt lành. Cứ 3 năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch người Lô Lô lại chuẩn bị cho ngày lễ.

- Chuẩn bị: Những lễ vật được chuẩn bị gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống.Thầy cúng sẽ thắp hương và đặt giấy trúc cùng chén nước dưới góc nhà để khấn xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.

- Diễn biến: Đoàn người thực hiện lễ cúng cùng nhau đi khắp các nhà với trống chiêng tưng bừng nhằm xua đuổi tà khí. Đồ lễ có hai con dê, một con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, cỏ, kiếm gỗ, kiếm sắt, ba cành lau, ba cành đào, ba cành mận, miếng vải đỏ, đôi sừng trâu và cây tre to. Có hai người dắt hai con dê, những con người còn lại thì người vác tre giả, người xách gà trống,.....

- Ý nghĩa: Sau lễ mọi người thấy tin tưởng vào tương lai tươi sáng phía trước. Đây được coi là tín ngưỡng dân gian và một nét đẹp văn hóa.

Câu 2 trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì? Tác giả đã thực hiện mục đích đó như thế nào?

Trả lời

- Mục đích của tác giả khi viết văn bản này là giới thiệu với người đọc về một lễ tục lạ nhưng hết sức có ý nghĩa của người Lô Lô. Với ý thức luôn làm tươi mới, thanh sạch không gian sinh tồn của mình, qua tục lễ này, người Lô Lô đã tạo nên một giá trị văn hóa thực sự đáng quý, cần được lưu giữ, phát huy.

- Để thực hiện mục đích giới thiệu tác giả đã trần thuật một cách tỉ mỉ từng việc làm, hành động theo nghi thức diễn ra trong lễ rửa làng, không quên nhấn mạnh những điểm lạ về lễ vật và cách thức tiến hành.

=> Văn bản giống như một cuốn phim sống động, giúp người đọc như nhìn thấy được tường tận những gì đã diễn ra tại bản làng người Lô Lô. Ảnh minh họa được in kèm văn bản cũng góp phần trực quan hóa những gì được thể hiện bằng ngôn ngữ.

Câu 3 trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Văn bản nhắc đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ rửa làng của người Lô Lô. Hoạt động nào trong đó phải được thực hiện theo luật lệ, hoạt động nào nằm ngoài luật lệ?

Trả lời

- Hoạt động theo luật lệ: chọn ngày tổ chức; sắm sanh đồ lễ; mời thầy cúng làm lễ khấn xin tổ tiên đồng ý; diễu hành trong làng với các đồ lễ và dụng cụ cần thiết; tiếp đón đoàn diễu hành; thực hiện việc không để người lạ vào làng trong vòng 9 ngày sau lễ cúng.

- Hoạt động tự do: quần tụ vui chơi, ăn tiệc, uống rượu mừng,...

Câu 4 trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể nào?

Trả lời

Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể: người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thông nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ; Đoàn người sẽ cùng nhau đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn tàng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh; Mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng rồi mới ai về nhà nấy, bắt đầu ba năm yên ổn sinh sống và làm ăn;...
Sau khi đọc 5

Câu 5 trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động?

Trả lời

- Qua văn bản em đã rút ra được bài học về cách viết một văn bản thông tin về quy tắc và luật lệ của một hoạt động:

+ Bố cục của văn bản: cần phải nêu được thời gian diễn ra, sự chuẩn bị, diễn biến của hoạt động và ý nghĩa của chúng.

+ Cần miêu tả cụ thể, chi tiết các thông tin cần thiết trong lễ hội để người đọc có khả năng hình dung ra rõ nhất về lễ hội mà mình đang được nghe và tìm hiểu.

+ Có thể sử dụng thêm tranh ảnh để tăng sức hấp dẫn.

Viết kết nối với đọc trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.

Viết kết nối với đọc bài lễ rửa làng của người Lô Lô

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
13 8.743
0 Bình luận
Sắp xếp theo