Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước

Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc. Đây là nội dung câu hỏi Viết kết nối với đọc bài Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội trang 106 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 bộ Kết nối tri thức. Sau đây là một số mẫu đoạn văn nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước ngắn gọn. Mời các em cùng tham khảo.

1. Dàn ý Tưởng tượng em là nhà phê bình, hãy viết đoạn văn nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước

Tưởng tượng em là nhà phê bình, hãy viết đoạn văn nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước

- Mở đoạn: Giới thiệu về tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em lựa chọn để bình luận.

- Thân đoạn:

+ Nêu ấn tượng sâu sắc của em về tác phẩm, chi tiết, hình ảnh, nét đặc sắc trong tác phẩm

+ Điểm đặc biệt trong nội dung tác phẩm khiến em thu hút

+ Nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm

- Kết đoạn: Cảm nhận chung của em về tác phẩm đó.

2. Đoạn văn nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước - mẫu 1

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi nói về cuộc đời lưu lạc của một cậu bé tên An và con đường đến với Cách mạng của cậu. Tôi đặc biệt có ấn tượng sâu sắc với đoạn "Chợ Năm Căn...xóm chợ vùng rừng Cà Mau. Nếu nói nơi nào phản ánh được chất lượng cuộc sống của người dân thì nơi ấy có lẽ là chợ, chợ Năm Căn được miêu tả là "nằm sát bên bờ sông , ồn ào, tấp nập". Chợ thật mộc mạc, đơn sơ với hình ảnh những "túp lều lá kiểu thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những căn nhà gạch văn minh hai tầng", một hình ảnh lai hóa giữa cái văn minh và xưa cũ, đó là biểu hiện của sự phát triển, Năm Căn đang dần trở nên trù phú, giàu có hơn. Nơi đây mang những đặc điểm riêng biệt mà chẳng vùng miền nào của đất nước có được, "những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông" hay "những lò than củi" nơi sản xuất ra thứ than được mệnh danh là "nổi tiếng" nhất miền Nam. Cuộc sống về đêm lại càng trở nên náo nhiệt và nhộn nhịp hơn cả…Với ngòi bút sáng tạo, óc quan sát tỉ mỉ, Đoàn Giỏi đã mang đến cho độc giả một góc nhìn mới về khung cảnh vùng sông nước Cà Mau, đặc biệt là vùng chợ Năm Căn.

3. Đoạn văn nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước - mẫu 2

Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ về chủ đề quê hương, đất nước. Có thể nói vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện một cách tài tình trong văn bản qua hình thức thơ lục bát - một hình thức thơ đậm chất Việt Nam. Hầu hết, người đọc sẽ nhớ đến bốn câu đầu trong văn bản của Nguyễn Đình Thi: "Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều". Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi tha thiết, một tiếng gọi đầy rung cảm trước vẻ đẹp quê hương. Như vậy, tác giả đã vừa tả cảnh, vừa ngụ tình. Phải thế nào đê một nhà thơ thảng thốt lên như vậy? Hẳn quê hương Việt Nam phải đẹp lắm! Cũng tương tự như cảnh, con người Việt Nam kiên trung, bất khuất nhưng cũng rất hiền lành, nghĩa tình và thơ mông: "Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống bùn đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung", "Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ". Thể thơ lục bát tưởng như quen thuộc, ít sự sáng tạo, nhưng đã thành công trong việc chuyển tải tâm ý của tác giả. Bài thơ xứng đáng để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

4. Đoạn văn nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước - mẫu 3

Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ hay, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thắm thiết. Có thể nói đặc điểm hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm có sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Bài thơ thể hiện cách nhìn mới mẻ, độc đáo về đất nước trên nhiều góc độ khác nhau: văn hóa, lịch sử, địa lí...Từ đó, làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa tới những phát hiện sâu và mới mẻ về đất nước. Nguyễn Khoa Điềm đã cho độc giả thấy được đất nước là linh hồn, là kết tụ trí tuệ, tinh thần, phẩm cách, công sức và truyền thống của cả dân tộc. Và từ đó, ta cũng thấy được nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm: Chất trí tuệ hoà quyện trong chất suy tư sâu lắng.

5. Đoạn văn nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước - mẫu 4

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”

Những lời trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân đã gợi ra những suy từ về tình yêu quê hương đất nước. Đầu tiên, tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Con người Việt Nam vốn giàu tình yêu quê hương, đất nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 4.100
0 Bình luận
Sắp xếp theo