Soạn bài Thực hành đọc Chiều sông Thương lớp 7 KNTT

Thực hành đọc Chiều sông Thương lớp 7 trang 55 - Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh gợi ý soạn bài Chiều sông Thương lớp 7 trang 55 sách Kết nối tri thức tập 1 để các em có thêm gợi ý trả lời các câu hỏi bài Chiều sông Thương trang 55 SGK.

Bố cục Chiều sông Thương

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Ba khổ thơ đầu: Khung cảnh sông Thương hiện lên từ xa trong con mắt của người xa quê.

+ Phần 2: Còn lại: Quang cảnh dọc sông Thương và tình cảm với quê hương của người trở về.

Trả lời câu hỏi bài Chiều sông Thương lớp 7 trang 55

1. Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...

- Thể thơ: 5 chữ.

- Từ ngữ: giàu vần điệu nhạc điệu, lời thơ thanh nhẹ,

- Hình ảnh gần gũi, dân dã giàu sức gợi cảm, đẹp, trong sáng,

- Cảm xúc dào dạt, bâng khuâng, mênh mang.

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, chuyển đổi cảm giác….

2. Vẻ đẹp của sông Thương khi chiều buông

Vẻ đẹp của sông Thương khi chiều buông được gợi lên qua những hình ảnh:

Vẻ đẹp của sông Thương khi chiều buông

3. Cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về sông Thương, về quê hương quan họ

Mẫu 1

Cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về sông Thương, về quê hương quan họ:

+ Dùng dằng: đứa con đi xa trở về, tưởng như đang “dùng dằng” rồi dừng bước, nhìn cao nhìn thấp, nhìn gần nhìn xa, lúc dõi theo cánh buồm lúc ngắm vành trăng non, áng mây chiều mà lòng bâng khuâng man mác.

+ Trìu mến, bâng khuâng dõi nhìn cảnh vật quê hương: nước đôi dòng, chiều lưỡi hái, lúa giấu mình trĩu quả, mạ thò lá mới. Và khi nhìn thấy sự thay đổi của quê hương lòng tác giả xốn xang, hạnh phúc “những gì ta gửi gắm/ sắp vàng hoe bốn bên”

+ Xúc động, bồi hồi “ôi con sông màu nâu, ôi con sông màu biếc”. Chứng kiến cảnh quê hương mà không kìm nén được cảm xúc, nhà thơ phải thốt lên thành lời qua điệp từ “ôi” => Tình yêu quê hương dào dạt dâng lên trong tâm hồn.

Mẫu 2

Qua bài thơ "Chiều sông Thương", nhà thơ Hữu Thỉnh đã bộc lộ nhiều cảm xúc sâu lắng về sông Thương và quê hương quan họ. Nhà thơ trìu mến, bâng khuâng ngắm nhìn cảnh dòng sông Thương khi chiều buông. Sông Thương có hoa Quan họ nở tím hai bên bờ, nước chảy đôi dòng chiều lưỡi hái, trên sông xuất hiện những con thuyền. Bằng ngôn ngữ tinh tế, biện pháp tu từ nhân hóa "sông có điều muốn nói", "cánh buồm đang hát lên" và điệp cấu trúc "nước vẫn nước đôi dòng/ chiều vẫn chiều lưỡi hái" được nhà thơ sử dụng khiến con sông Thương hiện lên sinh động, bình dị và thân thuộc với người con xa quê, dòng sông như có linh hồn, có trạng thái giống con người. Sông Thương là nơi nhà thơ gửi gắm niềm hy vọng, mong ước của mình về mùa màng bội thu, làm cho quê hương thịnh vượng, ấm no "cho sắc mặt mùa màng/ đất quê mình thịnh vượng/ những gì ta gửi gắm, sắp vàng hoe bốn bên", "dâng cho mùa sắp gặt, bồi cho mùa phôi thai". Quê hương quan họ có dòng sông Thương, có cánh đồng lúa "mạ đã thó lá mới", có mùa màng thịnh vượng, có hạt phù sa, bên cầu có nghé con đang đợi là nơi nhà thơ luôn hướng về. Những hình ảnh của dòng sông và quê hương quan họ khiến tác giả không thể nén được mà bồi hồi thốt lên "ôi con sông màu nâu, ôi con sông màu biếc..." đó là tình cảm quê hương tha thiết luôn thường trực trong trái tim nhà thơ.

Qua bài thơ Chiều sông Thương, ta thấy được tình yêu quê hương quan họ và sông Thương của nhà thơ Hữu Thỉnh. Bài thơ đã góp phần làm nổi bật chủ đề bài học Khúc nhạc tâm hồn: tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 584
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm