Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ trang 64 ngắn nhất

Soạn văn 7 trang 64 Kết nối tri thức tập 1

Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Kết nối tri thức - Văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã được giới thiệu đến các em học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 7 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Sau đây là gợi ý soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7 giúp các em trả lời các câu hỏi trang 64 sách giáo khoa Văn 7 tập 1 KNTT.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

1. Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ tác giả - tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Ngọc Thuần (1972) quê ở Tân Thiện - Hàm Tân, Bình Thuận, là một nhà văn trẻ đầy triển vọng trên địa hạt văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam.

- Chuyên sáng tác cho trẻ em

- Có cái nhìn tinh tế về thế giới trẻ thơ với thế giới trong trẻo, tươi mới và đầy chất thơ

- Tác phẩm tiêu biểu: Giăng giăng tơ nhện, giải thưởng Văn học tuổi hai mươi lần II.

- Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ 2000, giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III, giải Peter Pan (giải thưởng của Thụy Điển dành cho tác phẩm thiếu nhi hay nhất).

- Một thiên nằm mộng, NXB Kim Đồng 2002, giải A cuộc vận động sáng tác Thiếu nhi 2003
- Nhện ảo, NXB Kim Đồng 2003

- Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, giải B (không có giải A), sáng tác văn học dành cho Tuổi trẻ (NXB Thanh niên và báo Văn nghệ).

- Cha và con và...tàu bay - 2005.

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Đoạn trích rút từ chương 5 của tập truyện: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, đạt giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III, giải Peter Pan (giải thưởng của Thụy Điển dành cho tác phẩm thiếu nhi hay nhất).

* Thể loại: Truyện ngắn

* Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.

* Người kể chuyện: xưng “tôi”- Cậu bé Dũng - 10 tuổi

- Nhân vật:

+ Chính: Tôi, bố

+ Phụ: Tí, chú Hùng

Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

2. Tóm tắt văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần. Câu chuyện kể về một cậu bé có chiếc mũi rất thính, cậu có thể nhắm mắt và đoán được tên các loại hoa trong vườn của bố cũng như ước đoán các khoảng cách từ những âm thanh. Và nhờ tài năng đặc biệt này cậu bé và bố của mình đã cứu được một cậu bé suýt bị chết đuối. Tuy nhiên, tài năng này không phải là một điều tự dưng có được mà nhờ những nỗ lực kiên trì rèn luyện của cậu bé cùng với sự giúp đỡ của người bố. Chính vì vậy, cho dù nhắm mắt hay đắp chăn đi ngủ ban đêm cậu bé vẫn có thể đi dạo được trong khu vườn bởi cậu biết các loài hoa sẽ dẫn lối cho mình.

Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Kết nối tri thức

Tham khảo:

3. Trước khi đọc bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Kể tên một số loài hoa em biết. Em có thể “nhận ra” các loài hoa ấy bằng những cách nào?

Một số loài hoa em biết là: hoa ngọc lan, hoa bưởi, hoa hồng, hoa cúc...

Em có thể “nhận ra” các loài hoa ấy bằng cách quan sát hình dáng bông hoa cũng như mùi hương đặc trưng của chúng.

Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều gì thú vị?

Nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một nhan đề rất độc đáo và thu hút người đọc bởi nhắm mắt thì làm sao ta có thể quan sát được những khung cảnh bên ngoài cửa sổ. Ở đây có lẽ tác giả đã quan sát khung cảnh bằng mọi giác quan của mình mà không cần phải dùng đến mắt.

4. Đọc văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Vì sao nhân vật “tôi” có thể giúp bố cứu được bạn Tí?

Nhân vật “tôi” có thể giúp bố cứu được bạn Tí nhờ vào khả năng lắng nghe âm thanh tài tình.

Cậu đã phát hiện chính xác vị trí của Tí khi nghe thấy tiếng hét

Vì sao nhân vật “tôi” thích gọi tên bạn Tí và bố?

Nhân vật “tôi” thích gọi tên bạn Tí và bố vì để nghe âm thanh từ cái tên.

Bởi bố có nói mỗi cái tên đều là một thanh âm tuyệt vời.

+ Tên của Tí khi đọc lên âm thanh cứ du dương như một bài hát

+ Gọi tên bố hàng ngày chỉ để nghe âm thanh.

Điều bí mật nhân vật “tôi” muốn chia sẻ là gì?

Điều bí mật mà nhân “tôi” muốn chia sẻ là sự cảm nhận, nhận biết những loài hoa bằng mũi chứ không phải bằng mắt.Nhân vật “tôi” hiểu khu vườn nói gì, hiểu giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì…

5. Trả lời câu hỏi bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ trang 64

Câu 1 trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách “nhìn” đặc biệt như thế nào để nhận ra những bông hoa trong vườn?

Gợi ý

Nhân vật “tôi” được bố dạy cho cách nhận ra những bông hoa trong vườn không phải bằng mắt mà bằng cảm giác của đôi bàn tay và bằng cách ngửi mùi hương của hoa
Sau khi đọc 2

Câu 2 trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?

Gợi ý

Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật “tôi”.

Việc lựa chọn người kể chuyện trong đoạn trích vừa có tác dụng miêu tả tính cách của nhân vật người bố vừa thể hiện được tình cảm của nhân vật “tôi”

Câu 3 trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Nêu cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố. Chỉ ra một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó.

Gợi ý

Nhân vật người bố:

- Kiên nhẫn dạy con cách cảm nhận về vẻ đẹp và sự sống trong khu vườn; gần gũi, chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con như một người bạn thân thiết; coi con là “món quà” quý giá nhất của cuộc đời;...

- Yêu thương Tí, trân trọng đón nhận món quà đơn sơ của Tí,...

- Thích trồng hoa, luôn chăm sóc và biết lắng nghe “tiếng nói” của khu vườn, nhịp sống của thiên nhiên,...

=> Có thể thấy, nhân vật người bố là một người rất yêu thương con, luôn quan tâm, gần gũi với con và có tâm hồn phong phú, sâu sắc; có trái tim nhân hậu
Sau khi đọc 4

Câu 4 trang 64 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Vì sao nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu? Chi tiết này có mối liên hệ với chi tiết nào trước đó?

Gợi ý

Nhân vật “tôi” nghe được tiếng kêu cứu của bạn Tí vì em đã tập “nhắm mắt” để lắng nghe và cảm nhận về thế giới xung quanh. Nhờ luyện tập, em có thể nghe âm thanh mà đoán được nó vang lên từ đâu, ở khoảng cách như thế nào

Câu 5 trang 64 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật “tôi”?

Gợi ý

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố:

+ yêu quý

+ gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn: bố làm cho “tôi” chiếc bình tưới xinh xắn, dạy “tôi” cách cảm nhận về khu vườn

+ bố là món quà “bự” nhất của tôi,...

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Tí:

+ coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con

+ thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên,...

=> Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương mọi người. Cậu có một tình cảm ngưỡng mộ bố và quý mến bạn vô cùng

Câu 6 trang 64 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” gì? Theo em, những “bí mật” ấy mang lại điều gì cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật?

Gợi ý

Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” là: tiếng những bước chân, mùi hương của những loài hoa đang nở trong khu vườn. Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” không chỉ thấy những bông hoa thơm hơn mà còn “nhìn” thấy nguyên cả khu vườn, cả bông hồng ngay trong đêm tối,...

=> Những bí mật ấy mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống hằng ngày và làm giàu có tâm hồn của nhân vật “tôi”.

Câu 7 trang 64 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà” không? Vì sao?

Gợi ý

Em rất đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà” bởi mỗi món quà mà ta được nhận đều đã ẩn chứa những ý nghĩa tốt đẹp mà người tặng gửi đến mình. Nó thể hiện tình cảm, cảm xúc trân trọng yêu thương. Chính vì vậy, món quà cho dù là đắt hay rẻ đều đáng được trân trọng.

Viết kết nối với đọc bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một “món quà” em đặc biệt yêu thích.

Gợi ý 1

Món quà em đặc biệt yêu thích là một chiếc đèn lồng trung thu. Ngày đó nhà em rất nghèo và em cũng hiểu nên không dám đòi bố mẹ mua quà hay đồ chơi. Mỗi lần mẹ chở em qua tiệm tạp hóa em đều ngắm nhìn chiếc đèn rất lâu với ánh mắt say mê âu yếm. Có lẽ mẹ cũng đoán được niềm khao khát của em nên tối hôm trung thu, mẹ đi làm về trên tay mang chiếc lồng đèn đỏ thắm với những tua ra rung rinh và hình ảnh trang trí trên thân đền rất đẹp. Em vui quá, ôm chầm lấy mẹ òa ra khóc. Có lẽ đây là kỉ niệm mà em sẽ nhớ mãi trong đời.

Gợi ý 2

Bất cứ một món quà nào trong cuộc sống này đều có ý nghĩa riêng biệt của nó. Đối với tôi thì món quà giá trị nhất mà tôi được nhận đó chính là bài học về việc trân trọng mọi thứ xung quanh chúng ta. Đó có thể là thiên nhiên tươi đẹp, là những người thân luôn dành cho ta tình yêu vô hạn. Chúng ta cần trân trọng những người đã tặng cho ta những món quà quý giá để ta hiểu và thêm trân trọng cuộc sống này. Món quà ý nghĩa này mà tôi nhận được tôi sẽ giữ gìn và lan tỏa đến mọi người.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
31 18.298
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm