Soạn văn 7 bài Gặp lá cơm nếp ngắn nhất
Soạn Văn bài Gặp lá cơm nếp lớp 7
- Soạn bài Gặp lá com nếp - tác giả tác phẩm
- Soạn bài Gặp lá cơm nếp ngắn nhất
- Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Theo dõi số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ
- Hình dung hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con
- Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Câu 5 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
Soạn văn bài Gặp lá cơm nếp ngắn gọn - Gặp lá cơm nếp là một trong những bài thơ hay tiêu biểu của nhà thơ Thanh Thảo được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã được giới thiệu đến các em học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ gợi ý soạn văn bài Gặp lá cơm nếp giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cuối văn bản Gặp lá cơm nếp lớp 7.
Soạn bài Gặp lá com nếp - tác giả tác phẩm
1. Tác giả
- Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công.
- Ông sinh năm 1946, trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
- Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, ông đã vào chiến trường miền Nam làm báo và sáng tác văn học.
2. Tác phẩm
-Trích Dấu chân qua tràng cỏ
- Thể thơ: Năm chữ
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
- Chủ đề: Thông qua hình ảnh nồi xôi mới, bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quê hương và cho người mẹ kính yêu của mình.
- Hình ảnh: Gần gũi, thân thuộc, bình dị, gợi lên những tình cảm quê hương, gia đình cao đẹp.
- Bố cục: 2 phần
Soạn bài Gặp lá cơm nếp ngắn nhất
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
Gợi ý:
Em nhớ lại các bài thơ mà mình đã học ở lớp 6 rồi xác định thể thơ của các văn bản đó
Lời giải
Các bài thơ thuộc thể 5 chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)
Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.
Xôi là một món ăn quen thuộc của biết bao người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Từ mâm cỗ ngày tết cho đến đám cưới hay ngày rằm mùng 1, xôi vẫn là món ăn được nhiều gia đình lựa chọn. Bởi lẽ xôi được nấu từ những hạt gạo nếp dẻo thơm lừng. Khi ăn xôi ta cảm nhận được cái vị béo ngậy của mỡ heo được rưới kèm cùng với vị bùi bùi của đỗ xanh, đỗ đen hay vừng lạc. Tất cả những hương vị đó hòa quện với nhau để làm nên một sức hấp dẫn rất đặc biệt của món xôi Việt Nam.
Đọc văn bản 1
Theo dõi số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ
Gợi ý:
Em đọc các dòng thơ và đếm số tiếng, theo dõi cách gieo vần và cách ngắt nhịp
Lời giải
- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 5 tiếng.
- Gieo vần: vần liền (chữ cuối của hai dòng kế tiếp vần với nhau).
VD:
Mẹ ở đâu chiều nay
Nhặt lá về đun bếp
Phải mẹ thổi cơm nếp
Mà thơm suốt đường con.
=> Chữ cuối của câu thơ thứ hai vần với chữ cuối của câu thơ thứ ba.
- Nhịp thơ: nhịp 2/3; 1/4; 3/2 tùy theo từng câu
Hình dung hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con
Gợi ý:
Đọc kĩ khổ thơ thứ hai để phác họa hình ảnh người mẹ
Lời giải
Trong kí ức của người con, người mẹ hiện lên với hình ảnh hiền từ, đảm đang, thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác so với bài thơ Đồng dao mùa xuân?
Gợi ý:
Em đọc lại hai bài thơ này và có thể kẻ bảng để so sánh các tiêu chí: số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của 2 bài thơ
Lời giải
Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?
Gợi ý:
Đọc lại bài thơ để tìm những chi tiết liên quan đến người mẹ và trả lời câu hỏi
Lời giải
- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ: Trên đường hành quân ra trận, anh gặp lá cơm nếp – một loài cây nhỏ, mọc hoang, có hương thơm giống cơm nếp nên được đặt tên là lá cơm nếp. Chính hương vị của lá cơm nếp đã gợi anh nhớ làn khói xôi bay ngang tầm mắt, thèm bát xôi mùa gặt có hương thơm lạ lùng, từ đó nhớ đến hình ảnh thân thương của người mẹ bên bếp lửa đang nấu xôi => Nhận xét: Hoàn cảnh đặc biệt mà người lính trải qua trong những năm chiến tranh. Thông qua hoàn cảnh đó, người đọc nhận thấy ở anh sự tinh tế trong cảm nhận thiên nhiên, thế giới tình cảm phong phú và ý thức trách nhiệm lớn lao với gia đình, quê hương, đất nước
- Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: hình ảnh hiền từ, đảm đang, chịu thương chịu khó, giản dị, mộc mạc, chất phác, rất yêu thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?
Gợi ý
Em đọc kĩ khổ thơ thứ ba, chú ý các đối tượng mà tác giả nhắc đến và biểu lộ cảm xúc
Lời giải
- Trong khổ 3, người con đã dành những tình cảm nhớ thương và kính yêu dạt dào dành cho mẹ và đất nước thể hiện qua các câu thơ “Con quên làm sao được… Chia đều nỗi nhớ thương”. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.
- Những tình cảm, cảm xúc ấy cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì đây chính là mùi vị của quê hương anh. Người lính ấy biết tới hương vị của xôi nếp từ những ngày thơ bé, khi được mẹ nấu cho và thưởng thức trên chính miền quê yêu dấu của mình. Chính vì vậy mùi xôi đã mang đậm dấu ấn của tình mẹ, của quê hương để rồi sau này khi đi đâu về đâu, tình cờ ngửi thấy hương vị quen thuộc ấy, anh cũng nhớ tới quê hương và người mẹ kính yêu của mình.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?
Gợi ý
Từ những tình cảm được thể hiện trong văn bản, em hình dung về người con trong bài thơ và nêu cảm nhận.
Lời giải
Người con trong bài thơ không trực tiếp xuất hiện mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua những cảm xúc thể hiện trong bài. Từ đó, ta có thể hình dung chủ thể trữ tình trong bài thơ là một người lính xa nhà nhiều năm và có những tình cảm sâu sắc dành cho mẹ cũng như quê hương, đất nước. Anh là một người con giàu tình cảm, có hiếu khi nhớ thương về mẹ với những điều bình dị và không quên được những món ăn quen thuộc mà mẹ đã dành trọn tình cảm để nấu cho anh. Người lính ấy đồng thời cũng là người con yêu nước, khi trong long anh luôn dạt dào tình cảm với làng quê, dân tộc
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?
Gợi ý
Em tìm hiểu đặc điểm của thể thơ 5 chữ, đọc kĩ bài thơ để cảm nhận thêm về tác dụng của thể thơ với nội dung bài thơ.
Lời giải
- Thể thơ 5 chữ mỗi dòng năm tiếng; nhịp 3/2, 2/3 linh hoạt, sử dụng vần chân…
=> Bài thơ ngắn, toàn bà chỉ có bốn khổ, tổng cộng mười bốn dòng, trong đó ba khổ đầu mỗi khổ bốn dòng, khổ cuối chỉ có hai dòng. Mỗi dòng năm tiếng được ngắt nhịp linh hoạt với vấn chân biến hóa. Những đặc điểm hình thức đó đã góp phần thể hiện một cách hàm súc tình cảm, tấm lòng của người con đối với quê hương, đất nước và mẹ của mình. Những dòng thơ ngắn gọn, không diễn tả chi tiết, cụ thể mà chỉ khơi ngợi tâm tình của người con nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được tình cảm sâu nặng của anh dành cho quê hương và mẹ.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Thanh Thảo cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Câu thơ "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương. Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Em cảm nhận thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp
Soạn bài Ngàn sao làm việc ngắn nhất
Top 8 đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7
Hãy làm một bài thơ 4, 5 chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật hiện tượng
Viết đoạn văn 5 đến 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
Cảm nhận về tính cách của người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Soạn Văn 7 Cánh Diều bài dọc đường xứ Nghệ
Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo trang 36 ngắn nhất
- Soạn bài Bầy chim chìa vôi lớp 7 (trang 16)
- Thực hành tiếng Việt trang 17 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Đi lấy mật ngắn nhất
- Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?
- Em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam?
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật
- Qua văn bản Đi lấy mật, viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật An
- Tóm tắt nội dung câu chuyện của má nuôi An
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật
- Theo em nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?
- Tóm tắt văn bản đi lấy mật đủ mẫu (ngắn nhất, dài)
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 24 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Ngàn sao làm việc ngắn nhất
- Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài trang 27 KNTT
- Nói và nghe trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 32 lớp 7 Kết nối tri thức dễ hiểu
- Soạn bài Thực hành đọc Ngôi nhà trên cây
- Soạn bài Đồng dao mùa xuân sách mới ngắn gọn, dễ hiểu
- Viết đoạn văn 5 đến 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng dao mùa xuân
- Cảm nhận về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lính hy sinh trong bài Đồng dao mùa xuân
- Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ siêu hay
- Soạn văn 7 bài Gặp lá cơm nếp ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 Kết nối tri thức
- Soạn văn Trở gió ngắn nhất
- Soạn Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7 KNTT
- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học siêu hay (8 mẫu)
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 55 Ngữ Văn 7 tập 1 KNTT
- Soạn bài Thực hành đọc Chiều sông Thương lớp 7 KNTT
- Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ trang 64 ngắn nhất
- Cảm nhận về tính cách của người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Khi vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ nhân vật tôi đã phát hiện bí mật gì?
- Nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều thú vị gì?
- Cảm xúc của nhân vật tôi khi nghe bố giảng giải về những món quà
- Phân tích nhân vật tôi trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Phân tích nhân vật người cha trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7
- Top 5 mẫu tóm tắt văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ ngắn gọn
- Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu về một món quà em đặc biệt yêu thích lớp 7 KNTT
- Soạn văn 7 Thực hành tiếng Việt trang 64 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 7
- Top 3 bài phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy sen trong văn bản Người thầy đầu tiên
- Đoạn văn kể lại phần 1 hoặc phần 4 Người thầy đầu tiên theo ngôi kể thứ 3
- Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích Người thầy đầu tiên có mối quan hệ như thế nào?
- Tóm tắt văn bản Người thầy đầu tiên lớp 7
- Xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích Người thầy đầu tiên
- An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào?
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 72 ngắn nhất
- Soạn bài Quê hương lớp 7 Kết nối tri thức
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7 KNTT
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học An-tư-nai
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Người thầy đầu tiên
- Phân tích nhân vật Dế mèn trong đoạn trích Dế mèn bênh vực kẻ yếu
- Phân tích đặc điểm nhân vật Lucky trong đoạn trích Tập bay
- Phân tích đặc điểm nhân vật “cậu ấm" trong Một cuộc đua của Quế Hương
- Phân tích đặc điểm nhân vật Mạnh trong củ khoai nướng
- Soạn bài Nói và nghe lớp 7 trang 81 KNTT
- Soạn bài Trong lòng mẹ lớp 7 trang 84
- Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc lớp 7
- Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng lớp 7
- Soạn bài Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng
- Soạn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 Tập 1 KNTT
- Soạn bài Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Thực hành tiếng Việt trang 116 lớp 7 tập 1 KNTT
- Soạn Văn bài Hội lồng tồng siêu hay
- Viết văn bản tường trình lớp 7 Kết nối tri thức
- Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại (6 mẫu)
- Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến
- Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam
- Soạn bài Con hổ có nghĩa lớp 7
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
- Nghị luận Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?
- Nghị luận Không thầy đố mày làm nên và Học thầy chẳng tày học bạn, câu nào là chân lí?
- Văn nghị luận có công mài sắt có ngày nên kim lớp 7 ngắn nhất
- Chuyên đề nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
- Có ý kiến cho rằng sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết với giới trẻ hiện nay lớp 7
- Phân tích bài viết tham khảo Trường học đầu tiên
- Nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 Kết nối tri thức tập 2
- Soạn bài củng cố mở rộng trang 22 Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 34 Kết nối tri thức tập 2
- Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 41 Kết nối tri thức tập 2
- Soạn bài Dấu ấn Hồ Khanh
- Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức
- Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người
- Củng cố mở rộng trang 50 SGK văn 7 tập 2 KNTT
- Soạn bài Chiếc đũa thần
- Soạn bài Bản đồ dẫn đường
- Thực hành tiếng Việt 7 trang 59 tập 2 Kết nối tri thức
- Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc
- Thực hành tiếng Việt 7 tập 2 trang 64 Kết nối tri thức
- Soạn bài Nói với con lớp 7 Kết nối tri thức
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
- Nghị luận vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương
- Nghị luận có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích
- Nghị luận Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu
- Nghị luận Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó
- Chuyên đề nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
- Viết bài văn nghị luận phản đối quan niệm cuộc sống chỉ cần gia đình không cần bạn bè
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 71
- Củng cố và mở rộng trang 73 lớp 7
- Soạn bài Câu chuyện về con đường ngắn gọn
- Soạn bài Thủy tiên tháng 1
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 59 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt 7 tập 2 trang 83 KNTT
- Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô
- Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô
- Soạn bài Bản tin về hoa anh đào
- Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động lớp 7 KNTT
- Nói và nghe Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
- Củng cố, mở rộng trang 97 lớp 7 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Thân thiện với môi trường
- Soạn bài Thách thức đầu tiên Chinh phục những cuốn sách mới
- Soạn bài Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội
- Soạn bài Mon và Mên đang ở đâu?
- Soạn Thách thức thứ hai Từ ý tưởng đến sản phẩm
- Nói và nghe Về đích Ngày hội với sách
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 KNTT
Soạn văn 7 trang 92 SGK Kết nối tri thức tập 1
Phân tích bài thơ Gặp lá cơm nếp siêu hay
Phân tích nội dung và nghệ thuật văn bản Bầy chim chìa vôi
Soạn bài Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng
Phân tích đặc điểm nhân vật Lucky trong đoạn trích Tập bay
(7 mẫu) Viết bài văn biểu cảm về bạn thân lớp 7