Phân tích đặc điểm nhân vật Mạnh trong củ khoai nướng

Củ khoai nướng là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Tạ Duy Anh. Thông qua nhân vật cậu bé Mạnh tác giả muốn gửi đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, về cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau. Sau đây là dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật cậu bé Mạnh trong truyện ngắn Củ khoai nướng, mời các bạn cùng tham khảo.

Phân tích nhân vật Mạnh trong tác phẩm Củ khoai nướng

Dàn ý phân tích nhân vật Mạnh trong Củ khoai nướng

a) Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nhân vật cậu bé Mạnh và nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

Tác phẩm “Củ khoai nướng” này là một kiệt tác của Tạ Duy Anh, bởi lối viết văn trẻ trung, mộc mạc và giàu tình cảm của ông nên đã sáng tác ra bao kiệt tác say đắm lòng người. Câu chuyện này viết về một cậu bé chăn trâu tại một cánh đồng quê và những con người ở đó. Nhân vật cậu bé Mạnh là nhân vật chính trong câu chuyện, ấn tượng là cậu bé có tâm hồn đẹp, có lòng tự trọng và tình yêu thương vô cùng đáng quý với người nghèo khổ.

b) Thân bài:

- Đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm (cử chỉ, hành động, suy nghĩ, quan hệ ứng xử với nhân vật khác)

- Bối cảnh của tác phẩm:

+ Bối cảnh đồng quê thanh bình với một hình tượng hết sức thân thuộc với mỗi con người dân quê.

+ Trong văn bản có những kiểu người tuy khác nhau nhưng tất cả dường như hòa hợp thành một bức tranh tuyệt vời, ở trong văn bản kiểu người nghèo khó những giàu lòng tự trọng, kiểu người trẻ con, hồn nhiên

- Đặc điểm nhân vật cậu bé Mạnh

+ Sự hồn nhiên, trong sáng, đáng yêu của Mạnh- đứa trẻ của miền que nghèo: với công việc thường ngày sau khi tan học: đi thả trâu.

+ + Nét hồn nhiên của Mạnh còn được thể hiện qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn “đếm từng con sáo mỏ vàng đang nhảy nhót; nghiêng mình ngó nhìn cậu, dò la xem anh bạn khổng lồ kia có chơi được không?”

+ + Tâm trạng vui sướng khi phát hiện ra củ khoai cuối mùa còn sót lại trên cánh đồng: Bằng “kinh nghiệm dày dặn” của con nhà nông, cậu nhận ra “kho báu” ẩn chứa bên dưới lớp mầm non ấy, ẩn sâu trong lòng đất- Củ khoai lang còn sót lại cuối mùa. Cậu vui lắm ‘Để xem anh bạn to cỡ nào?”, rồi “nước miếng đã kịp tứa khắp chân răng khi cậu nghĩ đến món khoai nướng”. Khi Mạnh đang háo hức chờ đợi củ khoai chín

+ + Tình huống bất ngờ ông cháu lão ăn xin xóm bên xuất hiện ngồi cạnh cậu xin mồi lửa điếu thuốc khiến cậu bối rối không thôi “Mùi khoai nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết gí, không dám động cựa”.

+ + Mạnh là một cậu bé có lòng tự trọng, biết xấu hổ vì những suy nghĩ hẹp hòi của mình thì cậu mới có sự thay đổi tâm lí rõ ràng như thế. Kết thúc câu chuyện, ta lại được nhìn thấy rõ ràng hơn tấm lòng nhân hậu, lương thiện, và tình yêu thương giữa con người của nhân vật Mạnh khi cậu đã kịp chia sẻ cho cậu bé ăn xin nửa củ khoai của mình.

* Nhận xét được về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn:

- Cách kể truyện dung dị, trong sáng,

- Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng tinh tế

- Tình huống truyện bất ngờ, thú vị

* Ý nghĩa hình tượng nhân vật: nhân vật Mạnh trong truyện ngắn “Củ khoai nướng” hiện lên thật đẹp và ấn tượng, ngây thơ, trong sáng, nhân hậu dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của nhà văn Tạ Duy Anh

c) Kết luận: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

Qua đó, em thấy mình cần có suy nghĩ, hành động rộng lượng, vị tha biết quan tâm, chia sẻ với những người gặp khó khăn. Và tôi cũng tự nhận ra rằng chính sự “cho đi” ấy sẽ làm cuộc sống của chúng ta được tô thêm những gam màu ấm áp, đẹp đẽ nhất. Phải chăng đó là cội nguồn của yêu thương?

Phân tích nhân vật Mạnh trong truyện Củ khoai nướng

Nền văn học Việt Nam phát triển trong các giai đoạn cùng như các thời kì khác nhau, đề tài là những hình ảnh mộc mạc không chỉ của con người mà còn ở những vẻ đẹp bình dị xung quanh chúng ta. Tác giả Tạ Duy Anh là một trong những nhà văn có lối viết như vậy, trẻ trung, giản dị, mộc mạc và giàu tình cảm yêu thương đã sáng tác nhiều những tác phẩm là nao động lòng người. Trong những tác phẩm đó, Củ khoai nướng - là một tác phẩm gần gũi, mang đậm những tuổi thơ của trẻ em nơi làng quê yên bình. Câu chuyện đã viết chân thực về hình ảnh một chú bé chăn trâu trên cánh đồng quê hương quen thuộc và con người nơi đó.

Những phần đầu của câu chuyện cùng với đó là hoàn cảnh đồng quê Việt Nam thanh bình đầy sức quen thuộc và hình tượng độc đáo của con người chân quê. Tác giả đã khắc họa nhiều nhân vật tạo nên một tổng thể hòa quyện và tuyệt vời trong lòng bạn đọc. Con người tuy nghèo nhưng tấm lòng nhân hậu, ấm áp. Những tình huống truyện đã làm nên vẻ đẹp cũng như nhân vật làm nên tác phẩm có nhiều ý nghĩa. Trong đó, nhân vật Mạnh là nhân vật chính và nổi bật trong tác phẩm Củ khoai nướng.

Trong truyện, hình ảnh cậu bé Mạnh, một chàng trai với vẻ đẹp về tâm hồn của một đứa trẻ, trong độ tuổi đi học, sau những buổi học cậu bé có công việc là thả trâu trên những cánh đồng làng. Cậu bé Mạnh hồn nhiên, có tuổi thơ đẹp khi được tác giả khắc họa chân thực của nhà văn, đếm con sáo, nhảy nhót, dò la anh bạn khổng lồ, rồi cậu tìm những thức ăn ẩn sâu dưới lòng đất nơi cánh đồng kia - củ khoai còn sót lại cuối cùng. Với cậu đó là món ngon có thể khiến nước miếng ứa ra. Những lúc háo hức chờ đợi khoai chín thì có ông lão ăn xin xuất hiện và xin lửa điếu thuốc, cậu bối rối “Mùi khoai nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết gí, không dám động cựa”.

Qua hình ảnh nhân vật Mạnh là cậu bé có lòng tự trọng từ câu chuyện cậu bé đã biết tự xấu hổ về suy nghĩ hẹp hòi tự nhận thức được sự thay đổi về suy nghĩ, tâm lí rõ ràng, thấy được tấm lòng đầy lượng thiện, vị tha, là người biết quan tâm với những người gặp khó khăn, biết yêu thương và quan tâm đến người khác không chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân.

Nhân vật Mạnh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc, một nhận vật đẹp và ấn tượng, cậu bé ngây thơ, trong sáng, giàu lòng nhân ái dưới ngòi bút tuyệt vời của Tạ Duy Anh. Từ đây, chúng ta cũng rút ra được bài học cho bản thân mình, chúng ta cần có suy nghĩ, hành động đầy rộng lượng có tấm lòng vị tha, luôn biết quan tâm chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống con người. Hãy cho đi những tình cảm yêu thương đó, đôi khi không cần sự đền đáp mà chính bởi đó đã khiến tâm hồn thanh thản và yêu cuộc đời này hơn.

Phân tích nhân vật Mạnh trong Củ khoai nướng ngắn gọn

Văn học Việt Nam vô cùng đa dạng và độc đáo với nhiều phong cách khác nhau. Mỗi phong cách là một điểm nhấn với những tác phẩm đầy ý nghĩa. Tạ Duy Anh cũng vậy, ông với tác phẩm “Củ khoai nướng” đã xây dựng thành công nhân vật Mạnh- một đứa trẻ ngây thơ đầy lòng tự trọng.

Mạnh là một câu bé nông thôn. Công việc thường ngày sau khi đi học về của cậu là đi chăn trâu. Cái lành lạnh dù chớm hè , trong đầu cậu hiện lên một làn khó thơm phức. Đó là làn khó của nồi cơm mới nấu trắng phau , ấm nóng như mời gọi. Nhưng từ giờ đến tối cậu cần tìm việc gì đó để giết thời gian cho đến lúc trời tối. Và cậu đã tìm thấy một củ khoai. Và củ khoai này cũng là chìa khóa giúp bộc lộ những vẻ đẹp cũng như phẩm chất đáng quý của Mạnh.

Mạnh là một cậu bé vô cùng hồn nhiên và biết nghe lời. Sau mỗi buổi học, Mạnh phụ giúp gia đình chăn trâu. Thay vì bỏ trâu ở đó để chúng tự trông coi nhau thì Mạnh cũng rất có trách nhiệm dù mình vẫn chơi việc mình nhưng vẫn để ý đến đám trâu xem có ngoan ngoãn gặm cỏ hay không. Cậu ngây thơ hồn nhiên đếm từng con sáo; nhảy chân sáo hay dò la những anh bạn khổng lồi rồi tìm kiếm thức ăn còn ẩn sâu đâu đó quanh đây. Và rồi cậu đã tìm thấy một thức quà của thượng đế để dành cho cậu. Một củ khoai lang. “một đám mầm khoai đỏ au, mập mạp, tua tủa hướng lên trời”; “ Nó bị sót lại từ trước Tết và bây giờ nó sẽ rất ngọt.” Và đứa trẻ ngây thơ ấy đã nghĩ ngay đến món khoai lang nướng thơm ngon.

Cũng từ củ khoai lang nướng ấy, tác giả đã xây dựng mộ cậu bé Mạnh có lòng tự trọng đáng quý. Cậu vô cùng mong chờ củ khoai thơm phức ấy “Mùi khoai nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết gí, không dám động cựa” và mùi khoai ấy đã thu hút nhân vật đặc biệt. Đó là hai ông cháu ăn mày. Cũng như mạnh đứa cháu ấy cũng rất thèm muốn củ khoai kia nhưng người ông lại khác. Ông chỉ muốn xin ít lửa để hút thuốc nhưng Mạnh lại lo lắng, lo rằng ông cháu ấy sẽ xin củ khoai của cậu. Nhưng sau đó cậu nhận ra mình thật ích kỉ vì đáng ra cậu có thể chia sẻ củ khoai cho hai ông cháu đó và vui vẻ thưởng thức thì khi đó khoai sẽ ngon và ngọt biết bao nhiêu. Chính sự tự trọng của ông lão ăn mày đã khơi dậy lòng tự trọng của Mạnh. Lòng tự trọng ấy đã khiến cậu hổ thẹn vì sự ích kỉ của mình. Và cậu cũng ý thức được tình thương, sự vị tha và lòng thương người .

Qua nhận vật Mạnh, tác giả muốn gửi đến độc giả thông điệp sâu sắc: hãy sống chan hòa, yêu thương và cùng san sẻ với mọi người. Có như vậy thì cuộc sống sẽ ngọt ngào thắm đượm hơn rất nhiều.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 6.344
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm