Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ hay nhất

Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ - Đường vào trung tâm vũ trụ là một đoạn trích từ cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Thiên Mã của tác giả Hà Thủy Nguyên. Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ đã được giới thiệu đến các em học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 7 tập 2 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Sau đây là gợi ý soạn văn 7 bài Đường vào trung tâm vũ trụ ngắn gọn, mời các bạn cùng tham khảo.

Tìm hiểu chung văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ

- Tác giả: Hà Thủy Nguyên

- Xuất xứ: Trích “Thiên Mã”

- Thể loại: Văn bản thông tin

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu … như chốn không người chứ: Tìm đường vào trung tầm vũ trụ.

+ Phần 2: Từ Chưa đấy nửa tiếng sau … một chiều không gian thứ tư: Ở trung tầm vũ trụ.

+ Phần 3: Từ Chúng tôi nghe đâu đó tiếng vo ve đến hết: Khám phá không gian trung tầm vũ trụ.

- Không gian diễn ra câu chuyện: không gian thánh địa Hy Lạp - nơi có đền thờ các vị thẩn trong thần thoại Hy Lạp; không gian tầm vũ Trụ - nơi có những loài thực vật và động vật khổng lổ, kì dị.

Soạn bài Đường vào trung tâm vũ trụ ngắn gọn

1. Tóm tắt Đường vào trung tâm vũ trụ

Tóm tắt Đường vào trung tâm vũ trụ

2. Nêu hiểu biết của em về hệ Mặt Trời

Gợi ý 1

Hệ Mặt Trời (Thái Dương Hệ) là một hành tinh có Mặt trời ở trung tâm và các thiên thể nằm phạm vi lực hấp dẫn của hệ mặt trời. Tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm.

Hệ Mặt trời gồm Mặt trời và 9 hành tinh quay quanh, theo các quỹ đạo ellip gần tròn. Vòng trong có 4 hành tinh dạng rắn như sao kim, sao Thủy, Trái Đất, Sao Hỏa, vòng ngoài có 5 hành tinh dạng khí là Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và hành tinh thứ 9 mới phát hiện vào đầu năm 2016.

Gợi ý 2

Hệ Mặt Trời là một hệ thống có Mặt Trời ở trung tầm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Có thể kể tên 8 hành tinh quay quanh Mặt Trời: sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương.

3. Tìm đọc và trình bày trước lớp một vài thông tin cơ bản về người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ

Gợi ý 1

- Yuri Gagarin sinh ngày 9/3/1934 trong một gia đình thợ mộc bình dị ở Smolensk.

- Năm 16 tuổi, ông chuyển tới thủ đô Moscow và sau đó nhập học một trường kỹ thuật ở Saratov. Gagarin đã mơ ước về bầu trời từ thời niên thiếu.

- Tuổi 21, Gagarin được cử tới trường đào tạo Phi công Không quân Thứ nhất Chkalov ở Orenburg và tốt nghiệp với thành tích xuất sắc sau 2 năm.

- Tháng 11/1957, ông chính thức trở thành phi công quân sự với hàm Trung úy Không quân Liên Xô. Cùng thời điểm đó, Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo đưa chú chó Laica lên không gian.

- Đến đầu những năm 1960, ông đăng kí tham gia chương trình bí mật lựa chọn phi hành gia cho chuyến bay lên vũ trụ và trở thành một trong nhóm 20 ứng cử viên sáng giá nhất.

- Ngày 8/4/1961, thiếu tá phi công Gagarin chính thức được lựa chọn trở thành người đầu tiên bay vào không gian.

Gợi ý 2

Người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ là I-u-ri A-lếch-xầy-ê-vích Ga-ga-rin (Yuri Alekseyevich Gagarin, 1934 - 1968), phi công, phi hành gia người Liên Xô. Ông thực hiện chuyến bay vào vũ trụ ngày 12 tháng 4 năm 1961 trên tàu vũ trụ Vốt-xtốc 1 (Vostok 1). Chuyến bay kéo dài 1 giờ 48 phút, hoàn thành một vòng bay xung quanh Trái Đất.

4. Đọc văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ

1. Hình ảnh con ngựa có cánh

Hình ảnh con ngựa có cánh:

- Tự biết bảo vệ bản thân mình.

- Rủ nhân vật tôi đến bảo tàng dưới chân núi,

- Con ngựa có cánh.

2. Đặc điểm của hòn đá Ôm-phe-lốt

Đặc điểm của hòn đá: Điêu khắc, trạm trổ tinh vi, nhưng cũng chỉ là một công trình điêu khắc bình thường (theo cảm nhận của nhân vật)

3. Không gian trung tâm vũ trụ

- Là một thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi, không biết đến tận cùng, trên cao xanh không có mây, không có mặt trời, trăng sao, không gì cả ngoài một tầng cao hoăm hoắm, xung quanh thắp sáng bằng bột lân tinh, …

4. Tâm trái đất theo như miêu tả của Giuyn Véc-nơ

Theo như Giuyn Véc - nơ tâm Trái Đất cũng giống như một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất như là những cây nấm cổ đại khổng lồ, những con khủng long, những con chim điện quý hiếm,....

5. Không gian khu rừng cổ sinh với những sinh vật kì lạ

Rộng lớn, bao la, 1 con khủng long đang ăn thịt 1 con voi ma mút. Bay qua khu rừng cổ sinh với vẻ đẹp yên bình như chốn thần tiên.

Trả lời câu hỏi trang 41 SGK văn 7 tập 2 KNTT

Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Câu chuyện xảy ra trong những không gian nào? Em hãy kể tóm tắt những diễn biến chính của câu chuyện.

Trả lời

- Câu chuyện diễn ra trong hai không gian: không gian thánh địa Hy Lạp - nơi có đền thờ các vị thần trong thần thoại Hy Lạp; không gian Tâm Vũ Trụ - nơi có những loài thực vật và động vật khổng lồ, kì dị.

- Tóm tắt ý chính của câu chuyện:

+ Hai nhân vật bay đến thánh địa Hy Lạp trên con ngựa của Thần Thoại

+ Khám phá thánh địa và phát hiện “rốn vũ trụ”

+ Thần Đồng quay trở về bảo tàng “mượn chìa khóa”

+ Ba nhân vật vào được trung tâm vũ trụ

Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Kể tên các nhân vật xuất hiện trong văn bản và nêu ấn tượng của em về một nhân vật dị thường trong số đó

Trả lời

- Các nhân vật trong đoạn trích là: nhân vật “cô bé” - người kể chuyện ngôi thứ nhất, cậu bé Thần Đồng, con ngựa Thần Thoại, chuồn chuồn khổng lồ, khủng long Spi-nô-sô-rớt E-gip-ti-cớt, voi ma mút, người cá.

- Trong các nhân vật được nhắc đến trong văn bản thì ta phải kể đến Thần thoại - một nhân vật dị thường. Trước tiên, kích thước của thần thoại rất to, là một chú ngựa trắng có cánh, nhờ có thần thoại mà hai nhân vật còn lại đã được tận hưởng, chiêm ngưỡng một không gian như xứ sở thần tiên ở nơi được coi là trung tâm của Trái Đất.
Sau khi đọc 3

Câu 3 trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Theo lời nhân vật người kể chuyện, nhà văn Giuyn Véc-nơ đã miêu tả không gian Tâm Trái Đất như thế nào? Giữa Tâm Trái Đất với Tâm Vũ Trụ có mối liên hệ gì?

Trả lời

- Theo lời của người kể chuyện thì nhà văn Giuyn Véc-nơ đã miêu tả tâm của Trái Đất cũng giống như một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất như là những cây nấm cổ đại khổng lồ, những con khủng long, những con chim điện quý hiếm,....

Giữa tâm Trái Đất và tâm vũ trụ có mối liên hệ rất chặt chẽ, theo như những lời Giuyn Véc - nơ và trải nghiệm của các nhân vật thì Tâm Trái Đất với Tâm Vũ Trụ là đồng nhất. Bởi như nhân vật Thần Đồng nói thì Tâm Trái Đất chỉ có khoáng chất, không có sinh vật sống. Tâm Vũ Trụ mà hai bạn nhỏ khám phá ra là nơi có sự sống của các loài động vật, thực vật kì lạ.

Câu 4 trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

“Bước nhảy không gian” kì diệu đã đưa các nhân vật chính trở lại với khoảng thời gian nào?

Trả lời

“Bước nhảy không gian” đã đưa các nhân vật chính về thời cổ đại, cách thời điểm câu chuyện được kể khoảng một trăm sáu mươi triệu năm

Câu 5 trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Em hãy hình dung không gian thảo nguyên ở cuối văn bản, tiếp tục tưởng tượng thêm những loài sinh vật kì lạ sống ở đó và miêu tả bằng lời của mình

Trả lời

Hương thơm của thảo nguyên phảng phất quanh chúng tôi, chúng tôi như đang được tận hưởng sự ngào ngạt đặc biệt từ cỏ cây. Không gian nơi đây, cảm giác nơi đây khiến chúng tôi cảm giác như mình lâng lâng trong giấc mơ. Đang mơ màng không muốn tỉnh thì tiếng bước chân tiến lại càng gần đã làm tôi thức tỉnh. Một chú ngựa hoang Przewalski dũng mãnh, kiêu hùng của các chiến tướng châu Á thời cổ đại, trung đại và cận đại đã hiện lên trước mắt tôi. Chao ôi, cái sự dũng mãnh này quả thật giờ tôi mới được chiêm ngưỡng. Ngay sau lưng chú ngựa hùng dũng là những sải cánh của các chú chim Dodo. Làm sao để có thể diễn tả được hết khung cảnh kì diệu nơi đây trước đôi mắt nhỏ bé của tôi?

Câu 6 trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Em có thích ý tưởng về công nghệ gen được đề cập trong văn bản không? Em suy nghĩ gì nếu công nghệ gen đó trở thành hiện thực?

Ý tưởng gen trong văn bản là một ý tưởng rất hay, rất ý nghĩa. Tuy nó có thể khó thực hiện được, đặc biệt trong thời kỳ câu chuyện được ra đời. Thế nhưng hãy nghĩ thử xem một ngày ý tưởng đó thành công thì sẽ cống hiến cỡ nào cho nhân loại, nó sẽ mở ra triển vọng cứu sống hàng triệu người trên thế giới đang chờ thay tạng mỗi năm.

Viết kết nối với đọc trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Hãy tưởng tượng em sở hữu phát minh “bước nhảy không gian”. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về không gian em định tới (không gian vũ trụ, Tâm Trái Đất hoặc các hành tinh khác)

Những phát minh khoa học luôn giàu ý nghĩa với sự phát triển của nhân loại, với sự đam mê khám phá, tôi đã sở hữu cho mình phát minh “bước nhảy không gian”. Sau một lúc lênh đênh, lúc lên, lúc xuống, choáng váng đầu óc thì hiện lên trước mắt tôi chính là mặt trăng - một hành tinh mà con người luôn khao khát khám phá để tìm ra sự sống. Nơi đây không khí khá là loãng, ban đầu mới đặt chân đến tôi có cảm giác như mình không thở được. Trước mắt tôi như một sa mạc nhiều hố sâu, một màu vàng nhạt hiện lên thu hút tầm nhìn của tôi. Tôi có cảm giác như một sinh vật nào đó đang tồn tại và phát triển nhưng lại không thể nhìn ra. Tôi sẽ tiếp tục cuộc hành trình khám phá của mình để phát minh “bước nhảy không gian” không phải vô ích.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
19 14.111
0 Bình luận
Sắp xếp theo