Thu thập thông tin về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU

Thu thập thông tin về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU. Liên minh châu Âu EU là một trong những liên minh khu vực mạnh nhất thế giới. Bởi khu vực này đã tạo nên sức mạnh riêng biệt về kinh tế nhờ sự hỗ trợ lẫn nhau. Vậy giữa Việt Nam và EU có mối quan hệ như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

1. Thu thập thông tin về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU

Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với Liên Minh Châu Âu EU qua các sự kiện đã thực hiện như:

  • Năm 1990: thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - EU
  • Năm 1992: ký Hiệp định Dệt may
  • Năm 1995: ký Hiệp định Khung hợp tác
  • Năm 2008: khởi động đàm phán PCA
  • Năm 2012: ký PCA, khởi động đàm phán EVFTA

Trong vấn đề kinh tế và thương mại thì EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

  • Kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15-20% năm.
  • Từ năm 1995 đến năm 2012, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU tăng 20 lần từ 1,5 tỷ USD lên 29 tỷ USD
  • Năm 2012, EU đã vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
  • Năm 2013, thương mại Việt Nam đạt 33,78 tỉ USD, trong đó ta xuất khoảng 24,3 tỷ USD và nhập khoảng 9,4 tỷ, tăng 16% so với 2012.
  • EU là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, may mặc, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng tiêu dùng. Thương mại Việt Nam - EU có tính bổ sung cao, ít cạnh tranh trực tiếp.
  • EU là một trong các nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam với 1.299 dự án với tổng vốn đầu tư trên 17 tỷ USD.
  • Việt Nam có 33 dự án đầu tư sang 10 nước EU với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 107 triệu USD.

Như vậy có thể thấy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU là mối quan hệ có sự phát triển tốt nhờ những chiến lược cũng như hợp tác hỗ trợ về thương mại và đầu tư.

2. Nêu dẫn chứng để thấy EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới?

EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới vì:

  • Khu vực EU có 3/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc nhóm G7
  • Khu vực EU là nhà trao đổi hàng hóa dịch vụ lớn nhất thế giới với hơn 31% trị giá xuất khẩu hàng hóa dịch vụ thế giới vào năm 2020.
  • Khu vực này là đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia.
  • Là trung tâm tài chính lớn của thế giới. Các ngân hàng lớn, nổi tiếng tác động lớn đến hệ thống tài chính tiền tệ của thế giới.

Từ những dẫn chứng trên có thể thấy được các nước thuộc khu vực Liên Minh Châu Âu đã tạo nên một khu vực phát triển đồng bộ với những quy định đặc thù. Nền kinh tế khu vực này đã minh chứng cho việc hợp tác và liên kết cùng nhau thực hiện sẽ mang lại những kết quả tốt hơn là việc thực hiện đơn lẻ. Nhận thấy được sức mạnh đó thì Việt Nam cũng đang mở rộng hội nhập kinh tế và hợp tác với các nước bạn nhất là khu vực EU để cùng phát triển. Từng bước hợp tác này càng thể hiện sự đúng đắn của Đảng và Nhà nước khi kinh tế nước nhà đang phát triển nhanh chóng.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Thu thập thông tin về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
2 388
0 Bình luận
Sắp xếp theo