Đề thi giữa kỳ 1 môn Sinh học 7 có đáp án

Hoatieu xin chia sẻ một số Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh học 7 có lời giải và hướng dẫn chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.

Mẫu đề thi giữa kỳ 1 lớp 7 môn Sinh học được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải phù hợp với các hình thức đề kiểm tra hiện nay, giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.

1. Đề thi giữa kì 1 Sinh học 7 (Đề số 1)

I/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm.)

Hãy khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng nhất.

Câu 1/ Thủy tức sinh sản vô tính theo hình thức : (0.25 đ)

A. Nảy chồi và tái sinh. C. Chỉ có tái sinh.

B. Chỉ nảy chồi. D. Phân đôi.

Câu 2/ Chức năng của tế bào gai ở thủy tức là :

A. Hấp thu chất dinh dưỡng. C. Tham gia vào hoạt động bắt mồi.

B. Tiết chất để tiêu hóa thức ăn. D. Giúp cơ thể di chuyển.

Câu 3/ Trùng roi sinh sản bằng cách : (0,25 điểm)

A. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể. C. Phân đôi theo chiều bất kì cơ thể.

B. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể. D. Cách sinh sản tiếp hợp.

Câu 4. Động vật sau đây được xếp vào lớp trùng chân giả là : (0.25 đ)

A. Trùng giày. C. Trùng roi.

B. Trùng biến hình. D. Tập đoàn vôn vốc.

Câu 5/ Nơi sống chủ yếu của giun kim là : (0.25 đ)

A. Ruột non của thú. C. Ruột cây lúa.

B. Ruột già của người. D. Máu của động vật.

Câu 6/ Nhóm giun được xếp cùng ngành với nhau là : (0,25đ)

A. Giun đũa, giun kim, giun móc câu.

B. Giun đũa, giun dẹp, giun chỉ.

C. Sán lá gan, sán dây, giun rễ lúa.

C. Giun móc câu, sán bã trầu, giun kim.

Câu 7 / Đặc điểm nào sau đây giúp sán lá gan thích nghi lối sống kí sinh : (0,25đ)

A. Các nội quan tiêu biến. C. Mắt lông bơi phát triển.

B. Kích thước cơ thể to lớn. D. Giác bám phát triển.

Câu 7/ Nơi sống chủ yếu của giun kim là : (0.25 đ)

A. Ruột non của thú. C. Ruột cây lúa.

B. Ruột già của người. D. Máu của động vật.

Câu 8/ Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều là do : (0,25 đ)

A. Trâu bò thường làm việc ở các ruộng ngập nước.

B. Ngâm mình tắm mát ở nước bẩn.

C. Trâu, bò ăn rau, cỏ không được sạch, có kén sán.

D. Uống nước có nhiều ấu trùng sán.

Câu 9 / Điền chú thích vào hình cấu tạo ngoài của giun đất : (1đ)

II / Phần tự luận : (7 điểm)

Câu 1 : Giun đất đào hang di chuyển trong đất giúp gì cho trồng trọt của nhà nông ? Tại sao nói giun đất là bạn của nhà nông? (1,5 điểm).

Câu 2 : Trình bày vòng đời của sán lá gan, đề phòng bệnh giun sán ta phải làm gi ? (2,5 điểm).

Câu 3 : Lối sống cộng sinh giữa hải quỳ và tôm có ý nghĩa gì ? (1,5 điểm)

Câu 4 : Muỗi và bệnh sốt rét có liên quan gì? Tại sao miền núi thường mắc bệnh sốt rét cao, đề phòng bệnh sốt rét ta phải làm gì? (1,5 điểm).

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 7

I / TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đúng

A

C

B

B

B

A

D

C

Câu 9

1.Vòng tơ mỗi đốt.

2. Lỗ sinh dục cái.

3. Lỗ sinh dục đực.

4. Đai sinh dục.

II/ Tự luận:

Câu 1/

- Giun đất đào hang di chuyển trong đất làm xáo trộn bề mặt của đất làm đất tơi xốp giúp rễ cây hô hấp.

- Giun đất ăn các mảnh vụn hữu cơ và đất thải ra thành chất mùn rất tốt cho cây trồng vì vậy ta có thể nói giun đất là bạn của nhà nông.

Câu 2/

- Sán lá gan kí sinh ở gan trâu, bò, trứng theo phân ra ngoài gặp nước nở thành ấu trùng có lông, ấu trùng chui vào ốc ruộng kí sinh sau một thời gian ra khỏi ốc ruộng thành ấu trùng có đuôi, ấu trùng vướng ở rau cỏ rụng đuôi thành kén trâu bò ăn cỏ có kén sán sẽ mắc bệnh sán lá gan.

- Đề phòng cần giữ vệ sinh cá nhân ăn chín uống sôi, không ăn thịt tái, ăn rau sống phải rửa thật sạch phân chuồng trước khi đem bón phải ủ cho chết trứng giun sán giữ vệ sinh ăn uống cho vật nuôi.

Câu 3/

- Hải quỳ có lối sống cố định không di chuyển được, có tế bào gai chứa nọc độc làm các loài săn mồi không dám đến gần.

- Tôm có lối sống bơi lội tự do nhưng thường bị các loài khác ăn thịt như cá, mực,bạch tuộc.

- Tôm và hải quỳ sống cộng sinh cả hai cùng có lợi tôm giúp hải quỳ di chuyển. Hải quỳ giúp tôm xua đuổi kẻ thù

Câu 4/

- Trùng sốt rét ký sinh trong tuyến nước bọt của muỗi Anophen khi muỗi đốt người hút máu trùng theo vào máu kí sinh và sinh sản gây bệnh sốt rét.

- Miền rừng núi khí hậu ẩm mưa nhiều, muỗi có điều kiện phát triển nhiều nên thường gây bệnh sốt rét.

- Để phòng tránh bệnh sốt rét ta cần tiêu diệt muỗi, lăng quăng bằng cách khai thông cống rãnh, phát quang, thả cá ăn lăng quăng,thoa xịt thuốc diệt muỗi, ngủ mùng kể cả ban ngày.

2. Đề kiểm tra giữa kỳ 1 Sinh 7 (Đề số 2)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Nơi kí sinh của trùng sốt rét là:

A. Phổi người. C. Máu người.

B. Ruột động vật. D. Khắp mọi nơi trong cơ thể.

Câu 2: Cấu tạo ngoài của thuỷ tức.

A. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng hai bên, di chuyển kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu

B. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng hai bên, di chuyển kiểu sâu đo.

C. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng toả tròn, di chuyển kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu.

D. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng hai bên, di chuyển kiểu lộn đầu.

Câu 3: Động vật nguyên sinh có cấu tạo từ:

A. 1 tế bào B. 2 tế bào C. 3 tế bào D. Đa bào

Câu 4: Cách sinh sản của trùng roi:

A. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể C. Tiếp hợp

B. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể D. Mọc chồi

Câu 5: Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng

A. Thức ăn của giun đất là: vụn thực vật và mùn đất

B. Thức ăn chủ yếu của đỉa là: sinh vật phù du trong nước

C. Thức ăn của vắt là: nhựa cây

D. Thức ăn chủ yếu của giun là: đất

Câu 8: Thuỷ tức sinh sản bằng hình thức nào?

A. Thuỷ tức sinh sản vô tính đơn giản.

B. Thuỷ tức sinh sản hữu tính

C. Thuỷ tức sinh sản kiểu tái sinh.

D. Thuỷ tức vừa sinh sản vô tính vừa hữu tính và có khả năng tái sinh.

Câu 7: Cơ thể của Sứa có dạng?

A. Hình trụ B. Hình dù C. Hình cầu D. Hình que

Câu 8: Khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì:

A. Giun đất không thích nghi với đời sống ở cạn gặp mưa giun đất chui lên mặt đất tìm nơi ở mới

B. Giun đất hô hấp qua da khi mưa nhiều nước ngập giun đất không hô hấp được dẫn đến thiếu ô xi nên giun đất phải chui lên mặt đất

C. Giun đất chui lên mặt đất để dễ dàng bơi lội

D. Báo hiệu thời tiết khi có nắng kéo dài.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1. Trùng Roi giống và khác thực vật ở những điểm nào? (2đ)

Câu 2. Nêu những cách phòng chống bệnh giun đũa kí sinh ở người? (2đ)

Câu 3. Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành Ruột Khoang? (2đ)

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 môn Sinh học lớp 7

I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

C

A

A

D

D

B

B

II. TỰ LUẬN: (6đ)

Câu 1 (2 điểm)

Trùng roi giống thực vật ở các điểm:

· Có cấu tạo từ tế bào, có diệp lục

· Có khả năng tự dưỡng

Khác

· Trùng roi có khả năng di chuyển

· Dinh dưỡng dị dưỡng

Câu 2 (2 điểm)

· Ăn chín uống sôi

· Rửa tay trước khi ăn

· Vệ sinh cá nhân, môi trường, diệt ruồi

· Tẩy giun định kỳ 1-2 lần trong năm.

* Lưu ý: các biện pháp hợp lý vẫn được tính điểm nhưng không quá 2 điểm.

Câu 3 (2 điểm)

Đặc điểm chung:

· Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi

· Cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào

· Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.

Vai trò thực tiễn:

· Tạo nên một vẽ đẹp kì diệu cho biển

· Có ý nghĩa sinh thái đối với biển

· Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng

· Làm vật trang trí, trang sức

· Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất

3. Đề kiểm tra Sinh lớp 7 giữa kỳ 1 (Đề số 3)

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Nhóm nào dưới đây gồm những đại diện của ngành Giun đốt?

A. rươi, giun móc câu, giun đũa, vắt, giun chì.

B. giun đỏ, giun chỉ, sá sùng, đỉa, giun đũa.

C. giun móc câu, giun kim, đỉa, giun kim, vắt.

D. rươi, giun đất, đỉa, rươi, giun đỏ.

Câu 2. Động vật nào trong hình dưới đây là đại diện của lớp Hình nhện, có lối sống kí sinh trên da người?

A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.

Câu 3. Đặc điểm chung giữa sứa, hải quỳ, thủy tức là

A. sống ở nước biển.

B. sống di động.

C. sống bám vào cây, bờ đá.

D. có hệ thần kinh mạng lưới.

Câu 4. Trong ống tiêu hóa người, giun kim thường kí sinh ở bộ phận nào?

A. gan.

B. tá tràng.

C. ruột già.

D. dạ dày.

Câu 5. Em hãy nối các đại diện của ngành Giun đốt với môi trường sống tương ứng sao cho phù hợp nhất.

a. Đất ẩm b. Nước lợ c. Nước ngọt d. Nước ngọt (cống rãnh)

Câu hỏi tự luận

Câu 1. Trùng kiết lị có hại thế nào đối với sức khỏe con người?

Câu 2. Cho thông tin sắp xếp không đúng về tính săn mồi ở nhện dưới đây, em hãy sắp xếp theo thứ tự hợp lí của tập tính săn mồi ở nhện và điền vào ô trống của bảng.

1 – Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.

2 – Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc.

3 – Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.

4 – Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian

Thứ tự đúng

Câu 3. Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

Câu 4. Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?

Câu 5. Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: D

Câu 2: B

Câu 3: D

Câu 4: C

Câu 5: Đáp án đúng: 2 – a, 1 – c, 3 – d, 4 – b.

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

- Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây ra chảy máu.

- Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, dẫn đến mất nước nhanh, thiếu máu, suy kiệt sức lực và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

Câu 2.

Thứ tự đúng 2, 3, 4, 1

Câu 3.

Một số biện pháp chống sâu bọ gây hại nhưng an toàn cho môi trường như:

- Biện pháp sinh học: dùng loài thiên địch của sâu hại (ong mắt đỏ, bọ rùa, kiến, nhện,…) để diệt sâu hại, hoặc sử dụng các chế phẩm vi sinh để diệt sâu hại.

- Biện pháp kĩ thuật canh tác: tuyển chọn các loài, giống cây trồng có khả năng chịu đựng cao, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, thay đổi mùa vụ,…

- Biện pháp thủ công cơ học: bắt sâu bọ trực tiếp, hoặc dùng bẫy, đèn, vợt để bắt sâu bọ.

Câu 4.

- Cơ thể giun đất có nhiều màu phớt hồng vì chứa nhiều mao mạch dày đặc trên da giun, có tác dụng như lá phổi, vì giun hô hấp qua da.

- Mặt khác, lớp vỏ ngoài cấu tạo bằng cuticun trong suốt nên có thể nhìn xuyên thấu mao mạch màu hồng nhạt.

Câu 5.

Mưa nhiều giun chui lên mặt đất là vì nước ngập cơ thể chúng làm chúng bị ngạt thở (do chúng hô hấp qua da).

4. Đề kiểm tra giữa kỳ 1 môn Sinh học 7 (Đề số 4)

Câu 1: Vai trò của điểm mắt ở trùng roi là

A. bắt mồi.

B. định hướng.

C. kéo dài roi.

D. điều khiển roi.

Câu 2: Khi trùng roi xanh sinh sản thì bộ phận phân đôi trước là

A. nhân tế bào

B. không bào co bóp

C. điểm mắt

D. roi

Câu 3: Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

A. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.

B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

C. Có khả năng tự dưỡng.

D. Di chuyển nhờ lông bơi.

Câu 4: Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả?

A. trùng biến hình và trùng roi xanh.

B. trùng roi xanh và trùng giày.

C. trùng giày và trùng kiết lị.

D. trùng biến hình và trùng kiết lị.

Câu 5: Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu?

A. 3 tháng.

B. 6 tháng.

C. 9 tháng.

D. 12 tháng.

Câu 6: Vị trí kí sinh của trùng kiết kị trong cơ thể người là

A. trong máu.

B. khoang miệng.

C. ở gan.

D. ở thành ruột.

Câu 7: Trong các biện pháp sau, biên pháp nào giúp chúng ta phòng tránh đc bệnh kiết lị?

A. Mắc màn khi đi ngủ.

B. Diệt bọ gậy.

C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước. D. Ăn uống hợp vệ sinh.

Câu 8: Hình dạng của thuỷ tức là

A. dạng trụ dài.

B. hình cầu.

C. hình đĩa.

D. hình nấm.

Câu 9: Thuỷ tức có di chuyển bằng cách nào?

A. Di chuyển kiểu lộn đầu.

B. Di chuyển kiểu sâu đo.

C. Di chuyển bằng cách hút và nhả nước.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 10: Hình thức sinh sản vô tính của thuỷ tức là gì?

A. Phân đôi.

B. Mọc chồi

C. Tạo thành bào tử.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 11: Loài ruột khoang nào có cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2 cm đến 5 cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa ?

A. Thuỷ tức.

B. Hải quỳ.

C. San hô.

D. Sứa.

Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

A. Kiểu ruột hình túi.

B. Cơ thể đối xứng toả tròn.

C. Sống thành tập đoàn.

D. Thích nghi với lối sống bám.

Câu 13: Trùng biến hình có kiểu dinh dưỡng:

A. Tự dưỡng

B. Dị dưỡng

C. Kí sinh

D. Cộng sinh

Câu 14: Người ta khai thác san hô đen nhằm mục đích gì?

A. Cung cấp vật liệu xây dựng.

B. Nghiên cứu địa tầng.

C. Thức ăn cho con người và động vật.

D. Vật trang trí, trang sức.

Câu 15: Giun dẹp thường kí sinh ở

A. Trong máu

B. Trong mật và gan

C. Trong ruột

D. Cả A, B và C

Câu 16: Giun đất di chuyển nhờ

A. Lông bơi

B. Vòng tơ

C. Chun giãn cơ thể

D. Kết hợp chun giãn và vòng tơ.

Câu 17: Sán lá gan di chuyển nhờ

A. Lông bơi

B. Chân bên

C. Chun giãn cơ thể

D. Giác bám

Câu 18: Chỗ bắt đầu của chuỗi thần kinh bụng giun đất ở

A. Hạch não

B. Vòng thần kinh hầu

C. Hạch dưới hầu

D. Hạch ở vùng đuôi

Câu 19: Bộ phận tương tự “tim„ của giun đất nằm ở

A. Mạch lưng

B. Mạch vòng

C. Mạch bụng

D. Mạch vòng vùng hầu

Câu 20: Giun đũa loại các chất thải qua

A. Huyệt

B. Miệng

C. Bề mặt da

D. Hậu môn

Câu 21: Ấu trùng sán lá gan có mắt và lông bơi ở giai đoạn

A. Kén sán

B. Ấu trùng trong ốc

C. Ấu trùng lông

D. Ấu trùng đuôi

Câu 22: Lỗ hậu môn của giun đất nằm ở

A. Đầu

B. Đốt đuôi

C. Giữa cơ thể

D. Đai sinh dục

Câu 23: Giun đất lưỡng tính nhưng thụ tinh theo hình thức

A. Tự thụ tinh

B. Thụ tinh ngoài

C. Thụ tinh chéo

D. Cả A, B và C

Câu 24: Giun đốt có khoảng bao nhiêu loài ?

A. Trên 9 nghìn loài

B. Dưới 9 nghìn loài

C. Trên 10 nghìn loài

D. Dưới 10 nghìn loài

Câu 25: Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người?

A. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi.

B. Gây ngứa và độc cho người.

C. Cản trở giao thông đường thuỷ.

D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Sinh học

Câu/Đáp án

1B

2A

3B

4D

5B

6D

7D

8A

9D

10D

Câu/Đáp án

11B

12C

13B

14D

15D

16D

17C

18B

19D

20D

Câu/Đáp án

21C

22B

23C

24A

25C

Trên đây là các mẫu Đề thi giữa kì 1 Sinh học 7 có đáp án chi tiết nhất. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 7 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
3 397
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm