Soạn Thực hành tiếng Việt trang 95 lớp 7 tập 1 KNTT

Soạn Thực hành tiếng Việt trang 95 lớp 7 tập 1 KNTT - Mời các bạn cùng tham khảo mẫu soạn văn 7 trang 95, 96 SGK Kết nối tri thức tập 1 phần Thực hành tiếng Việt sau khi các em học văn bản Gò Me của tác giả Hoàng Tố Nguyên. Sau đây là hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 95 Tập 1 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tham khảo.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

Soạn Văn 7 Kết nối tri thức tập 1 trang 95, 96

Soạn Văn 7 Kết nối tri thức tập 1 trang 95, 96

Nghĩa của từ

Câu 1. Giải thích nghĩa của từ thở được dùng trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ thở trong ngữ cảnh này với từ thở trong câu: Em bé thở đều đều khi ngủ say.

Gợi ý 1

- Thở: Động từ chỉ hành động hít không khí vào lồng ngực, vào cơ thể rồi đưa trở ra qua mũi, miệng (điều kiện và biểu hiện của sự sống).

- Sự khác biệt:

Thở trong câu Em bé thở đều đều khi ngủ say: Dùng với nghĩa gốc, chỉ hoạt động hô hấp của con người.

Thở được dùng trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ: Dùng với nghĩa chuyển, giúp cho sự vật trở nên sinh động, như một con người.

Gợi ý 2

Câu 2. Tìm các từ láy trong bài thơ. Chọn một từ để giải thích nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ láy đó.

Gợi ý

- Từ láy: leng keng, lao xao, xao xuyến, thẹn thò.

- Giải thích nghĩa: lao xao

+ Là từ láy dùng chỉ những âm thanh hoặc tiếng động nhỏ rộn lên xen lẫn vào nhau, nghe không rõ, không đều.

+ Tác dụng: thể hiện vẻ đẹp, trạng thái và sự vận động của thiên nhiên => làm cho những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ hiện lên có linh hồn, màu sắc hơn

Dấu câu

Câu 3. Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép trong bài thơ Gò Me.

Dấu ngoặc đơn: Chú thích, bổ sung ý nghĩa cho câu trước đó.

Dấu ngoặc kép: Đánh dấu phần được trích dẫn trực tiếp là lời câu hò.

Biện pháp tu từ

Câu 4. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng của chúng

a.

Ao làng trăng tắm, mây bơi
Nước trong như nước mắt người tôi yêu.

b.

Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo.

c.

Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

d.

Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe.

Gợi ý

a.

Nhân hóa: trăng tắm, mây bơi; So sánh: nước trong như nước mắt

Tác dụng: Tăng giá trị gợi hình, gợi cảm; Giúp cho sự vật trở nên gần gũi, sinh động.

b.

Nhân hóa: tre thổi sáo

Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt; Hình ảnh cây tre trở nên sinh động, giống như một con người có hơi thở, linh hồn.

c.

So sánh: Lá xanh như dải lụa

Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt; hình ảnh chiếc lá trở nên mềm mại, uyển chuyển.

d.

Nhân hóa: tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe

Tác dụng: Tăng giá trị gợi hình, gợi cảm; Cây tre, đám mây cũng giống như con người có linh hồn, biết trò chuyện và lắng nghe.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 1.221
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm