Cảm nhận về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước trong bài Gò Me
Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước qua bài thơ Gò me
- Câu 5 trang 95 Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
- Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước qua bài thơ Gò me - mẫu 1
- Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước qua bài thơ Gò me - mẫu 2
- Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước qua bài thơ Gò me - mẫu 3
- Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước qua bài thơ Gò me - mẫu 4
Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ Gò me. Đây là nội dung câu hỏi số 5 trang 95 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống sau khi các em đã được học văn bản Gò Me của tác giả Hoàng Tố Nguyên. Sau đây là một số bài văn mẫu cảm nhận về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước trong bài Gò Me giúp các bạn trả lời câu 5 trang 95 SGK văn 7 tập 1 KNTT.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
Câu 5 trang 95 Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước qua bài thơ Gò me - mẫu 1
Bài thơ đã thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho quê hương Gò Me yêu quý của mình. Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào được thể hiện qua việc khắc họa những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên và con người Gò Me. Cách mở đầu bài thơ với cụm từ “Quê tôi đó” như một sự khẳng định, niềm tự hào của người con về quê mẹ. Tác giả tự hào giới thiệu về quê hương “mặt trông ra bể” của mình với ngọn hải đăng “tắt, lóe đêm đêm”. Tiếp theo đó là hàng loạt những khung cảnh hiền hòa, đẹp đẽ hiện lên dưới đôi mắt trìu mến của tác giả. Con đê cát đỏ nhạc ngựa leng keng, dòng người nô nức đổ lên chợ Gò. Ruộng đồng bát ngát, lúa vàng rực cả góc trời. Tác giả ví nước ao làng trong vắt như nước mắt người yêu, khẳng định một tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng dành cho mảnh đất này. Nổi bật trong khung cảnh ấy là hình ảnh con người với điệu hò ngọt ngào, sự cần cù trong lao động, giản dị trong lối sống. Tất cả đã tạo nên một bức tranh quê tuyệt đẹp được vẽ bởi người con luôn yêu thương, tự hào về xứ sở mình.
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước qua bài thơ Gò me - mẫu 2
Tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ đó là tình yêu quê hương trọn vẹn. Nhà thơ xa xứ tái hiện lại quê hương dựa trên trí nhớ, những mảnh ghép kí ức của mình về thiên nhiên và con người nơi đây. Ông không ngần ngại tự hào và khẳng định, “quê tôi đó”. Có yêu, có thương, có nhớ mới có thể viết nên bài thơ đầy cảm xúc nặng trĩu như thế này!
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước qua bài thơ Gò me - mẫu 3
Sau khi đọc xong bài thơ “Gò Me”, em thấy tác giả Hoàng Tố Nguyên là một người luôn yêu quý và trân trọng quê hương, đất nước của mình. Điều đó được thể hiện bằng việc nhà thơ đã nhớ rất rõ vị trí địa lý quê mình, nhớ từng chi tiết như nhạc ngựa leng keng, nhớ vườn mía, bờ tre, cây tre… Đây đều là những hình ảnh quen thuộc, có thể bắt gặp gặp ở nhiều nơi. Nhưng chính nó lại làm hiện lên quê hương trong tâm trí của tác giả. Tác giả đặc biệt yêu quý và trân trọng quê hương của mình, bởi vì ở đó là tuổi thơ gắn liền với những người thân thiết nhất của ông là mẹ và chị.
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước qua bài thơ Gò me - mẫu 4
Bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên đã thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó và tự hào của chính tác giả dành cho quê hương Gò Me của mình. Cách mở đầu bài thơ với cụm từ “Quê tôi đó” như lời khẳng định, niềm tự hào của người con về quê mẹ. Tác giả tự hào khi giời thiệu quê hương “mặt trông ra bể” của mình với ngọn hải đăng “tắt, lóe đêm đêm”. Tiếp đó là khung cảnh hiền hòa, đẹp đẽ hiện lên dưới đôi mắt trìu mến của tác giả. Con dê cát đỏ nhạc ngựa leng keng, dòng người nô nức đổ lên khu chợ Gò. Có thể thấy, nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh khung cảnh làng quê tuyệt vời hơn bao giờ hết.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn văn 7 trang 92 SGK Kết nối tri thức tập 1
Soạn bài Gò Me trang 93 SGK Văn 7 tập 1 KNTT
Vì sao tác giả muốn làm con chim, một cành hoa, một nốt trầm?
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ trang 64 ngắn nhất
Đoạn văn nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Em hiểu gì về hình ảnh núi ngất trời và nước ở ngoài biển Đông
Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến ai?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 KNTT
(Mới cập nhật) Nói và nghe Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Soạn bài Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Vì sao tác giả khẳng định mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch?
Tóm tắt văn bản Con mối và con kiến
Thực hành tiếng Việt trang 10 Ngữ văn 7 tập 2 Kết nối tri thức
10 đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức 2024 có đáp án