Thực hành: Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. Toàn cầu hoá là những sự thay đổi về xã hội và nền kinh tế trên toàn cầu, tạo ra cơ hội trao đổi về văn hoá, kinh tế giữa các nước với nhau, giữa các tổ chức và cá nhân. Việc trao đổi kết nối sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế các nước. Vậy toàn cầu hoá đem lại những cơ hội và thách thức nào đối với các nước đang phát triển. Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa
1. Toàn cầu hóa là gì?
1.1. Định nghĩa Toàn cầu hóa là gì?
Định nghĩa chính thức của “toàn cầu hóa” là quá trình các doanh nghiệp hay các tổ chức phát triển ảnh hưởng đến tầm quốc tế hoặc bắt đầu hoạt động trên quy mô quốc tế.
Đơn giản hơn, toàn cầu hóa đề cập đến một luồng thông tin, công nghệ và hàng hóa mở giữa các quốc gia và người tiêu dùng. Sự cởi mở này xuất hiện thông qua các mối quan hệ khác nhau, từ kinh doanh, địa chính trị và công nghệ đến du lịch, văn hóa và truyền thông.
Một quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức không chấp nhận toàn cầu hóa có nguy cơ đánh mất lợi thế cạnh tranh, trong khi đó, những quốc gia, doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội sẽ ngày càng phát triển trên thị trường toàn cầu.
1.2. Tác động tích cực và tiêu cực của Toàn cầu hóa
Tác động tích cực của Toàn cầu hóa
- Phát huy thế mạnh để phát triển:
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, nước nào có nhiều lợi thế hơn sẽ có cơ hội bật lên tốt hơn. Với các nước đang phát triển, lợi thế bao gồm: thị trường đông dân có tiềm năng khai thác, tài nguyên dồi dào, nguồn lao động giá rẻ... Tuy nhiên, lợi thế này không bền vững, do đó, các nước cần biết vận dụng sáng tạo và rút ngắn mô hình phát triển của các nước đi trước, để tạo sức bật cho nền kinh tế nội tại.
- Giúp các quốc gia nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật, tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất.
Toàn cầu hóa giúp các nước phát triển chậm hơn có điều kiện tiếp cận với trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới. Từ đó học hỏi, nâng cấp trình độ công nghệ sản xuất trong nước, tạo đà phát triển các ngành khoa học công nghệ, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
- Tăng nguồn vốn đầu tư:
Kinh tế toàn cầu hóa thể hiện ở dòng tiền luân chuyển toàn cầu. Tạo điều kiện giúp các quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước, là cơ sở để phát triển kinh tế vùng, dần tích lũy nguồn vốn nội tại của quốc gia.
- Chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tích cực:
Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi quốc gia cần cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hợp lý, phù hợp hơn. Thông thường sẽ là giảm tỷ lệ vùng nông nghiệp, tăng tỷ lệ vùng công nghiệp và vùng du lịch, thương mại. Hướng đến nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, giảm tỷ lệ vùng nông nghiệp phải đi đôi với tăng năng suất nhờ áp dụng khoa học công nghệ mới trong nuôi trồng cây cối, thủy hải sản, vật nuôi.
- Mở rộng kinh tế đối ngoại:
Toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ cao và càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa làm cho quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu. Và nó diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
- Cơ sở hạ tầng được đầu tư, xây dựng:
Quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa tạo ra cơ hội để các nước phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, điện nước, bưu chính viễn thông,…. Đặc biệt là những nước đang phát triển thì mức thu nhập tính theo đầu người rất thấp. Nên đây chính là cơ hội để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, tiện nghi hơn.
- Cơ hội được học tập những phương thức quản lý tiên tiến
Những nước có nền kinh tế phát triển thường có phương thức và công cụ quản lý hiện đại. Thông qua những quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế với các nước đang phát triển có thể hợp tập cách quản lý tiên tiến này. Có thể học tập trực tiếp qua những dự án đầu tư qua các công ty liên doanh, xí nghiệp,… qua việc đàm phán, ký kết với các hợp đồng kinh tế.
Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa
Bên cạnh nhiều mặt tích cực, toàn cầu hóa cũng đem đến những mặt tiêu cực không nhỏ cho các quốc gia, trong đó:
- Với các nước đang phát triển, nền kinh tế sẽ dễ phụ thuộc vào xuất khẩu, phát triển không bền vững.
Nền kinh tế các nước đang phát triển đang cơ cấu lại theo chiến lược kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình này tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước lại phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu. Mà xuất khẩu lại phụ thuộc vào giá cả quốc tế, sự ổn định của thị trường, lợi ích của nước nhập khẩu cũng như độ mở cửa thị trường của các nước đang phát triển. Vì vậy, nó chứa đựng rất nhiều yếu tố bất ổn và khó có thể lường trước được.
- Lợi thế của các nước đang phát triển gần như không còn là thế mạnh.
Như đã nhắc ở trên, lợi thế trong thời kỳ đầu toàn cầu hóa của các nước đang phát triển là về thị trường đông dân, nguồn lao động trẻ giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào... Tuy nhiên, khi nền kinh tế thế giới hiện nay đang có xu hướng chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức thì những đặc điểm trên đã gần như không còn là thế mạnh.
Trong nền kinh tế tri thức, đòi hỏi các quốc gia cần có ưu thế về công nghệ, có vốn sản xuất lớn, nguồn nhân công chất lượng cao và phát triển sản phẩm trí tuệ. Đây được coi là hướng phát triển chung toàn cầu trong tương lai.
- Lạm phát, nợ công tăng cao:
Những khoản nợ khổng lồ trong thời kỳ toàn cầu hóa, khu vực hóa đã và đang đè nặng lên nền kinh tế của các nước đang phát triển, là lực cản kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này. Từ đó, khiến sức cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng yếu kém, đôi khi số nợ sẽ ngày càng nhân lên, trở nên phụ thuộc vào nước lớn cả về kinh tế và chính trị.
- Mức độ phân hóa giàu nghèo rõ rệt:
Sự yếu kém về mặt vốn, công nghệ, kỹ thuật và kỹ năng tổ chức nền kinh tế của những nước đang phát triển sẽ làm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước ngày càng lớn. Toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt giữa 2 nhóm nước đang phát triển và đang phát triển.
- Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao
Việc dịch chuyển các ngành đòi hỏi nhiều tài nguyên và hàm lượng lao động. Nhiều ngành công nghiệp đã gây ra những tác động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe của người dân.
2. Địa lí 11 Bài 4: Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
Lưu ý: Nội dung dưới đây được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển xin vui lòng dẫn nguồn.
Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu thế tất yếu của thế giới. Tuy nhiên, quá trình này sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức không hề nhỏ cho các quốc gia cùng các nước đang phát triển. Bao gồm:
Toàn cầu hoá | Cơ hội | Thách thức |
Tự do thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi. | Các doanh nghiệp lớn, đa quốc gia có cơ hội đầu tư vào những nước đang phát triển và tạo cơ hội về việc làm cho người dân nước đó, những sản phẩm được tạo ra sẽ được tiêu thụ tại nước đó hoặc các nước khác. Ví dụ: Công ty Samsung Hàn Quốc đã đầu tư cơ sở sản xuất tại Việt Nam. | Khi giao thương buôn bán những sản phẩm nước ngoài vào trong nước sẽ gây cạnh tranh với những sản phẩm trong nước khiến cho sản phẩm trong nước dễ mất thị trường. Ví dụ: Các sản phẩm của Hàn, Nhật, Trung đang phát triển ở thị trường nước ta. |
Khoa học và công nghệ có tác động sâu sắc mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh, phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn như điện tử -tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học... | Hiện nay, tại nước ta có nhiều ngành kinh tế cần đến khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ giúp các ngành kinh tế được phát triển vượt bậc, con người chỉ cần điều khiển máy móc tạo ra sản phẩm. Ví dụ: ngành hoá dầu, bưu chính viễn thông hay công nghệ thông tin cũng rất phát triển. | Các công nghệ và khoa học phát triển nhưng chưa xử lý được rác thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: Rác thải của ngành chế biến thực phẩm, ngành thiết bị điện tử,... |
Các siêu cường kinh tế áp đặt lối sống nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn. | Những điểm khác biệt về văn hoá, lối sống của nước khác cũng có những nét văn minh và tiến bộ được người dân tiếp thu và học hỏi. Ví dụ như các trào lưu về ăn mặc, đầu tóc, trang điểm của Hàn ngày càng thịnh hành ở giới trẻ. | Làn sóng văn hoá của các nước khác xâm nhập vào nước ta dễ khiến cho văn hoá nước ta bị xói mòn và mất đi. Ví dụ: Các hình ảnh, video tiêu cực được phát tán trên mạng xã hội và giới trẻ làm theo gây ảnh hướng đến tính mạng. |
Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. | Các công nghệ được chuyển giao từ các nước phát triển sang nước đang phát triển là nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước đó. Ví dụ Nga chuyển giao các công nghệ lọc hoá dầu cho Việt Nam | Tuy nhiên các công nghệ lỗi thời sẽ khiến nước đang phát triển dễ bị ô nhiễm môi trường. Ví dụ công nghệ về xe điện không có cách xử lý chất thải bình ắc quy cũng gây ô nhiễm môi trường. |
Trong bối cảnh toàn cầu hóa các quốc gia có thể nhanh chóng đón đầu công nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế và xã hội. | Các công nghệ mới được phát triển sẽ được các nước nắm bắt và tiếp thu nhanh để phát triển kinh tế. Ví dụ như các công nghệ về máy tính được thay đổi liên tục. | Tuy nhiên điều này sẽ khiến cho những sản phẩm sẽ nhanh được thay thế và nếu nền kinh tế không thể chạy kịp thì dễ lạc hậu và tụt lại. |
Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về công nghệ, tổ chức và quản lí, sản xuất và kinh doanh đến tất cả các nước. | Các công nghệ, tổ chức quản lí và sản xuất kinh doanh tiên tiến và hiệu quả được các nước cập nhật nhanh. Ví dụ cách tổ chức quản lí về làm việc online được học tập thì mọi người có thể làm việc tại nhà vẫn hiệu quả mà không cần đến công ty. | Điều này cũng có giới hạn là sự cạnh tranh về kinh tế ngày càng mạnh mẽ vì các nước đều có cơ sở hạ tầng như nhau. |
Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa qua hệ quốc tế, chủ động khai thác thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước khác. | Các học giả, người lao động của nước mình được đi học tập, lao động tại các nước phát triển và đem những kiến thức đó về phát triển Việt Nam. Ví dụ như người xuất khẩu lao động đi nước Nhật học hỏi được những văn hoá, kinh tế của Nhật và về áp dụng vào nước ta; cùng với đó là cũng mang ngoại tệ về nước. | Tuy nhiên một phần không nhỏ những người học tập và làm việc cho nước ngoài thì lại không trở về nước, họ cống hiến chất xám cho nước ngoài. |
Như vậy với sự phát triển của toàn cầu hoá mang lại cho đất nước nhiều cơ hội nhưng cũng nảy sinh nhiều thách thức yêu cầu nước đó cần có những biện pháp để vượt qua. Việc phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá cần sự chọn lọc kỹ càng để không mang lại hậu quả.
3. Thời cơ và thách thức của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa
Những năm qua, cùng với nhận thức về toàn cầu hóa, khu vực hóa, Việt Nam đang từng bước hội nhập quốc tế theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, ổn định chính trị. Qua đó, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Việc tham gia tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa là sự phát triển tất yếu, tuy nhiên đây lại là con dao hai lưỡi, Việt Nam tham gia toàn cầu hóa là đứng trước một số cơ hội, thách thức chủ yếu đó là:
3.1. Thời cơ của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa
- Tham gia toàn cầu hóa, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực, phát triển kinh tế đất nước, nâng cao vị thế quốc gia. Chẳng hạn
+ Tham gia các FTA giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu, gia tăng thu hút FDI, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…
+ Việc tham gia các sáng kiến hợp tác khu vực, toàn cầu như: Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Mê Công - Lan Thương (MLC), Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)… giúp Việt Nam có cơ hội thuận lợi phát triển và kết nối các tuyến hành lang kinh tế xuyên biên giới, đối phó với thách thức biến đổi khí hậu.
+ Tham gia toàn cầu hóa, Việt Nam có cơ hội tăng cường quan hệ với các nước lớn, nhất là các nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong ASEAN; tham gia xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực...
- Tham gia tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa một cách tích cực, chủ động cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh quảng bá lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam ra thế giới; bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới cả vật thể lẫn phi vật thể; khẳng định các giá trị xã hội và truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, bản sắc Việt Nam... Đồng thời, Việt Nam cũng có cơ hội tham gia xử lý các vấn đề nhân đạo trên trường quốc tế; tham gia đấu tranh với các hiện tượng, hoạt động phi văn hóa, phản văn hóa, chống lại nhân loại...
- Cơ hội tiến nhanh, bắt kịp nhờ tận dụng động lực phát triển từ cách mạng công nghiệp 4.0, và lợi thế từ các FTA mà Việt Nam đang và sẽ tham gia để đạt mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045 đã được Đảng ta xác định là: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.=> Thực hiện thành công kế hoạch nêu trên giúp Việt Nam tham gia hiệu quả vào toàn cầu hóa 4.0, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh trong các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và thế giới.
- Việc tích cực, chủ động tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập quốc tế, nhất là tham gia các FTA thế hệ mới còn tạo ra cơ hội quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế, chuyển đổi mô hình phát triển. Các FTA nói riêng, tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa nói chung, buộc Việt Nam phải điều chỉnh những luật lệ hiện tại để chúng hiệu quả hơn, minh bạch hơn và tiến bộ hơn, phù hợp hơn với các “sân chơi” chung của khu vực, toàn cầu. Những thay đổi nêu trên cũng sẽ tác động sâu sắc và buộc doanh nghiệp, người dân cũng như toàn nền kinh tế phải vận động, thay đổi, thích ứng theo hướng hiện đại, hiệu quả hơn.
3.2. Một số thách thức của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa
- Thách thức “chọn bên” sẽ gia tăng trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung diễn ra gay gắt, xu hướng tách rời giữa hai nền kinh tế đang dần hình thành.
Các biểu hiện cụ thể như việc Trung Quốc đã triển khai Chiến lược tuần hoàn kép, trong đó coi trọng hơn thị trường trong nước; thúc đẩy các sáng kiến đối trọng với Mỹ trên toàn cầu. Trong khi đó, Mỹ đã và đang nỗ lực hình thành các tổ chức, liên minh mang tính loại trừ, ngăn chặn Trung Quốc, nhất là về công nghệ… => Xu hướng cạnh tranh nước lớn và các động thái như trên tác động sâu sắc đến toàn cầu hóa, khu vực hóa trong những thập kỷ tới. Điều này đặt ra thách thức “chọn bên” ngày càng lớn đối với Việt Nam cũng như các quốc gia khác trong tiến trình tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa.
- Nguy cơ phân hóa nội bộ và suy giảm vai trò của ASEAN tác động tiêu cực đến Việt Nam. Kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, ASEAN không ngừng lớn mạnh và được xem như trung tâm của hợp tác khu vực. Tuy nhiên, toàn cầu hóa, khu vực hóa trong bối cảnh mâu thuẫn Mỹ - Trung ngày càng nghiêm trọng và Đông Nam Á là một địa bàn cạnh tranh chiến lược của hai cường quốc này, nội bộ ASEAN có nguy cơ phân hóa thành hai nhóm nước “thân Trung Quốc” hoặc “thân Mỹ”. Vai trò “trung tâm” của ASEAN bị suy giảm nghiêm trọng và nội bộ bị phân hóa. Một khi ASEAN suy yếu và đánh mất vai trò trung tâm của hợp tác khu vực sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam.
- Thách thức về độc lập, tự chủ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Trong tiến trình tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế, hội nhập mạnh mẽ, đưa Việt Nam vào top 20 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới từ năm 2021, song đang và sẽ đặt ra những thách thức lớn về độc lập, tự chủ. Những năm tới, Việt Nam sẽ kết nối và phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường thế giới, nhất là Mỹ, Trung Quốc. Các tác động tiêu cực từ bên ngoài gồm khủng hoảng kinh tế; giá dầu, lạm phát cao; dịch chuyển dòng vốn đầu tư, thách thức tự chủ về công nghệ… đối với kinh tế Việt Nam cũng sẽ ngày càng sâu sắc hơn.
- Gia tăng các thách thức về văn hóa: Toàn cầu hóa, khu vực hóa những thập kỷ tới diễn ra trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ. Các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng có vai trò lớn trong quảng bá văn hóa và cả trong “xâm lăng” văn hóa, lan tỏa các giá trị xã hội nhưng cũng làm xói mòn các giá trị xã hội. Với Việt Nam, các thách thức về đấu tranh quan điểm trên mặt trận truyền thông; thách thức bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng sẽ gia tăng.
- Việt Nam cũng đối mặt nguy cơ tụt hậu và các thách thức phát triển khi tiến trình hội nhập, tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế được dự báo không thuận lợi. Trong những năm tới, quốc gia nào nắm lợi thế về công nghệ sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối trong cạnh tranh phát triển. Việt Nam hiện là nước đang phát triển có trình độ công nghệ vào loại thấp so với khu vực và toàn cầu, nếu không có bước phát triển đột phá về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số, thì sẽ tụt hậu xa hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong những thập kỷ tới.
=> Trên đây là những lợi thế và thách thức của Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, cũng là thuận lợi và thách thức chung của các quốc gia đang phát triển. Để tận dụng được cơ hội, ứng phó hiệu quả với các thách thức, chúng ta cần tích cực, chủ động tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa đang thay đổi cùng với những diễn biến khó lường của bối cảnh quốc tế. Đồng thời, kiên định phương châm đối ngoại linh hoạt, quan tâm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia - dân tộc với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
4. Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 11 - Bài 4: Xu thế toàn cầu hóa
Đáp án đúng in đậm màu tím
Câu 1: Trong xu thế toàn cầu hóa, thời cơ chủ yếu của Việt Nam là:
- Tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước phát triển
- Thu hút được nhiều nguồn viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài.
- Nhập khẩu loại hàng hóa với giá thấp
- Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
Câu 2: Ý nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?
- Các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài
- Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế thương mại, tài chính ở các khu vực.
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
Câu 3: Xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra cho Việt Nam điều kiện thuận lợi nào trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa?
- Khai thác được nguồn lực trong nước.
- Xã hội hóa lực lượng sản xuất.
- Giữ vững bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ
- Tăng cường hợp tác quốc tế.
Câu 4: "Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới" là bản chất của quá trình nào?
- Quốc tế hóa
- Khu vực hóa
- Toàn cầu hóa
- Quốc hữu hóa
Câu 5: Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ khi nào?
- Từ những năm 70 của thế kỷ XX
- Từ những năm 80 của thế kỷ XX
- Từ những năm 90 của thế kỷ XX
- Xuất hiện cùng lúc với cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại;
Câu 6: Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ XX là hệ quả của:
- Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự sáp nhập của các công ty thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
- Cách mạng khoa học - công nghệ.
Câu 7: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:
- Xu hướng khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn.
- Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
- Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.
Câu 8: Trước xu thế tất yếu, khách quan không thể đảo ngược của toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải:
- Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài.
- Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kỹ thuật.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 9: Sự xuất hiện của ngân hàng thế giới, Liên minh châu Âu, diễn đàn hợp tác Á - Âu là biểu hiện của xu thế nào?
- Nhất thể hóa
- Đa phương hóa
- Toàn cầu hóa
- Đa dạng hóa
Câu 10: Tại sao vào những năm cuối thế kỷ XX làn sóng sáp nhập, hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn lại tăng lên nhanh chóng?
- Do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Do nhu cầu của thị trường ngày càng lớn
- Do sự xuất hiện của hiện tượng "cá lớn nuốt cá bé"
- Do nhu cầu tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Câu 11: Cơ hội lớn nhất là xu thế toàn cầu hóa tạo ra cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới là gì?
- Tranh thủ được nguồn vốn.
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật.
- Mở rộng thị trường.
- Rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
Câu 12: Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đã và đang:
- Tận dụng nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức.
- Tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật của thế giới.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Lai PhùngThích · Phản hồi · 0 · 26/09/23
Gợi ý cho bạn
-
Giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị để mang lại hiệu quả kinh tế cao
-
Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 11 Kết nối tri thức có đáp án
-
Phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều
-
Đề thi giữa học kì 1 Công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
-
Phân tích và đánh giá đoạn trích Tổ quốc nhìn từ biển
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 11
Phân tích phản ứng tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống
Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội trang 53
Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ (như co một chân) khi bị kích thích?
Đề cương ôn thi giữa kì 1 Tin học 11 Kết nối tri thức
Soạn bài Chiều xuân lớp 11 Chân trời sáng tạo
Đặc điểm dân cư của LB Nga có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế?