Top 3 đề thi GDCD lớp 7 giữa học kì 2 - Kết nối tri thức

Tải về

Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7 KNTT - Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu đề thi GDCD lớp 7 giữa học kì 2 - Kết nối tri thức có đầy đủ ma trận đề thi, bản đặc tả ma trận đề thi cùng với gợi ý đáp án chi tiết. Đây sẽ là tài  liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô giáo cùng các em học sinh trong kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 7 KNTT 2024

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thứ

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Tổng

điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

1. Giáo dục kĩ năng sống

1.1 Ứng phó

với tâm lí căng thẳng

2

2

1

4

3.0

1.2 Phòng,

chống bạo lực học đường

2

2

1

4

4.0

2

2. Giáo dục kinh tế

2.1. Quản tiền

2

2

1

4

3.0

Tổng

6

6

2

1

12

3

15

Tỉ lệ (%)

15%

15%

40%

30%

30%

70%

10 điểm

Tỉ lệ chung (%)

30%

70%

100%

2. Đề thi Giáo dục công dân lớp 7 giữa học kì 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là bạo lực học đường?

A. Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, hoạn nạn.

B. Chê bai, xúc phạm đến ngoại hình của người khác.

C. Động viên, khích lệ bạn trong học tập.

D. Gần gũi, yêu thương, giúp đỡ bạn bè.

Câu 2: Quy định nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường?

A. Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

B. Giáo dục, trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng chống xâm hại người học, lập nhóm trao đổi học tập.

C. Giáo dục, tư vấn kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ cho người học, thường xuyên tham gia các hoạt động trải nghiệm.

D. Thực hiện ngay các biện pháp chăm sóc, tư vấn đối với người bị bạo lực, tang cường hoạt động hướng nghiệp.

Câu 3: Hành vi nào sau đây không phải biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập.

B. Xâm phạm thân thể, sức khỏe.

C. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

D. Lo lắng thái quá, hồi hộp, mất tự tin.

Câu 4: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể là biểu hiện của:

A. hành vi bạo lực thể chất.

B. hành vi bạo lực tinh thần.

C. hành vi bạo lực thể lực.

D. hành vi bạo lực thể chất và tinh thần

Câu 5: Bạo lực học đường gây ra tác hại gì?

A. Không gây tổn thương về thân thể.

B. Không tạo ra sự phát triển nhân cách lệch lạc cho học sinh

C. Làm giảm sút kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến gia đình và nhà trường.

D. Không ảnh hưởng về tâm lý cho nạn nhân.

Câu 6: Đâu là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bạo lực học đường?

A. Do sự xúi giục của người khác đối với các em học sinh.

B. Do stress căng thẳng kéo dài, áp lực học giỏi.

C. Do thiếu sự quan tâm từ gia đình, thường xuyên đi chơi game.

D. Do đặc điểm tâm sinh lý học sinh, thiếu hiểu biết, ảnh hưởng từ môi trường gia đình, xã hội…

Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả?

A. Giúp con người biết chi tiêu thoải mái, hoang phí.

B. Khiến con người chi tiêu thoải mái tiền của người khác.

C. Rèn luyện thói quen tiết kiệm.

D. Khiến con người dễ nhận được tiền của người khác.

Câu 8: Việc làm nào dưới đây là lợi ích của việc quản lý tiền hiệu quả?

A. Tạo dựng cuộc sống ổn định.

B. Tạo dựng cuộc sống xa hoa.

C. Tạo dựng cuộc sống bình thường.

D. Tạo dựng cuộc sống giàu sang.

Câu 9. Biết cách quản lí tiền giúp chúng ta chủ động

A. hoàn thành công việc trong lao động.

B. làm những gì mình thích, không phụ thuộc ai.

C. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.

D. tìm kiếm việc làm, mua sắm tự do.

Câu 10. Đâu không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh.

B. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.

C. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra.

D. Có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

Câu 11: Câu nào sau đây không thể hiện ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Có tiền tiết kiệm.

B. Tâm lí luôn căng thẳng.

C. Có vốn đầu tư.

D. Tạo dựng cuộc sống ổn định.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây thể hiện việc quản lý tiền hiệu quả, tiết kiệm?

A. Vay tiền của bạn bè để mua sắm.

B. Nhịn ăn sáng để mua cuốn truyện yêu thích.

C. Tổ chức sinh nhật linh đình.

D. Tiết kiệm tiền để mua sách vở.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1 (1.0 điểm). Em hãy trình bày các cách ứng phó sau khi bị bạo lực học đường?

Câu 2 (3.0 điểm): Theo em, việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Trình bày một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả?

Câu 3 (3.0 điểm)

Tình huống: Trong giờ kiểm tra môn Toán, Bạn B đòi mượn bài kiểm tra của bạn A để chép. A không đồng ý vì sợ bị thầy phát hiện. Vì không đạt được mục đích của mình nên bạn B đã đe doạ khi tan học về sẽ đánh A một trận.

a. Em có đồng ý với việc làm của bạn B không ? Vì sao?

b. Em hãy chia sẻ những việc em đã làm để phòng, chống bạo lực học đường?

Đáp án mời các bạn xem trong file tải về. 

3. Đề thi GDCD lớp 7 giữa học kì 2

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

MÔN: GDCD 7

NĂM HỌC: .....

Thời gian làm bài: 45 phút (Không tính thời gian phát đề)

I. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3, 0 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng nhất .

Câu 1: Em đồng tình với cách ứng phó với tâm lí căng thẳng nào dưới đây?

A. Xem ti vi, xem phim liên tục.

B. Dành nhiều thời gian chơi điện tử.

C. Đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng.

D. Hút thuốc, uống rượu, bia.

Câu 2: Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ là một số biểu hiện của

A. học sinh lười học.

B. cơ thể bị căng thẳng.

C. học sinh chăm học.

D. người trưởng thành.

Câu 3: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây?

A. Luyện tập thể thao, hòa mình với thiên nhiên.

B. Xác định phương pháp học tập khoa học, phù hợp.

C. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh.

D. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai.

Câu 4: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Động viên, giúp đỡ bạn vượt qua được khó khăn.

B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.

C. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.

D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.

Câu 5: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì?

A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.

C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

D. Tác động từ các game có tính bạo lực.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?

A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân

B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.

C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.

D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật.

Câu 7: Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?

A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm.

C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý.

D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí.

Câu 8: Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình

B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook.

C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.

D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy.

Câu 9: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm?

A. Bố cho A tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000d, A chỉ ăn hết 10.000d và số tiền còn lại A bỏ vào lợn tiết kiệm.

B. Bạn B đang trên đường đi học, thấy một cụ bà chuẩn bị sang đường, bạn B đã giúp cụ bà qua đường an toàn.

C. Thấy T xả nước ra chậu rất nhiều để nghịch nước, mẹ đã tắt vòi nước và dạy cho T hiểu cần phải tiết kiệm nước.

D. H có thói quen khóa vòi nước và tắt điện nhà vệ sinh sau khi sử dụng xong.

Câu 10: Thiếu đức tính tiết kiệm, con người dễ rơi vào

A. phung phí, hư hỏng.

B. hoàn thiện.

C. hà tiện.

D. bao dung.

Câu 11: Trong các câu thành ngữ, tục ngữ dưới đây, câu nào nói về đức tính tiết kiệm?

A. Học, học nữa, học mãi.

B. Có công mài sắt có ngày nên kim.

C. Tích tiểu thành đại.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 12: Câu nói: "Cơm thừa gạo thiếu" nói đến vấn đề gì?

A. Lãng phí, thừa thãi.

B. Cần cù, siêng năng.

C. Trung thực, thẳng thắn.

D. Tiết kiệm.

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7,0 điểm)

Câu 1: Thế nào là quản lý tiền? Nêu một số nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả?

Câu 2: Nêu một số cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng mà em biết?

Câu 3: Tình huống:

Biết tin Đ bị S bạn học cùng lớp bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T có ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.

a. Em hãy nhận xét về hành vi của S, T trong tình huống trên?

b. Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?

4. Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 7 KNTT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

B

D

A

B

D

A

D

B

A

C

A

Câu 1:

* Khái niệm.

Quản lí tiền là biết cách sử dụng tiền hợp lí, có hiệu quả.

* Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả.

Để quản lí tiền hiệu quả, em cần:

- Sử dụng tiền hợp lí: Chi tiêu có kế hoạch, chỉ vay tiền khi thực sự cần thiết và phải trả đúng hẹn.

- Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền: Đặt mục tiêu tiết kiệm, không lãng phí điện nước, thức ăn.

- Học cách kiếm tiền phù hợp: Kiếm tiền bằng việc tái chế, làm đồ thủ công để bán, làm phụ giúp bố mẹ

Câu 2: Nêu một số c ách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng :

- Khi bị căng thẳng, em cần nhận diện được những biểu hiện của cơ thê và cảm xúc của bản thân.

- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng sau đó có cách ứng phó tích cực.

- Một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng là:

+ Đối mặt và suy nghĩ tích cực.

+ Vận động thể chất.

+ Tập trung vào hơi thở.

+ Yêu thương bản thân.

- Khi cảm thấy quá căng thẳng hay mối lo quá lớn không thể tự mình xử lí được, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như người thân, thầy cô, bạn bè,…

Câu 3:

a. Hành vi của Đ và T trong tình huống trên là sai vì đó là những biểu hiện của bạo lực học đường, vi phạm kỷ luật trường lớp, vi phạm pháp luật.

b. Nếu chứng kiến sự việc trên e m sẽ khuyên Đ và T trước tiên phải thật bình tĩnh, không được chặnđường đánh S, vì như thế là vi phạm pháp luật. Thay vào đó, T phải động viên, khích lệ Đ nói chuyện bị S bắt nạt với bố mẹ hoặc thầy cô giáo để nhận được sự trợ giúp kịp thời. Đồng thời khuyên Đ dừng ngay lại những hành vi bắt nạt bạ Nếu bạn không nghe sẽ báo cho thầy cô, cha mẹ biết để xử lý.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết bộ đề thi giữa học kì 2 GDCD 7 KNTT.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 4.797
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm