Cảm nghĩ về hoa mai ngày Tết
Viết bài văn biểu cảm về cây mai lớp 7
Cảm nghĩ về hoa mai ngày Tết là một bài viết hay thuộc thể loại văn biểu cảm về sự vật. Biểu cảm về cây hoa mai trong ngày tết cổ truyền dân tộc sẽ giúp các em bày tỏ được những suy nghĩ, cảm xúc của mình về cây hoa mai, một loại cây không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Sau đây là dàn ý biểu cảm về hoa mai ngày Tết kèm theo các bài văn mẫu nêu cảm nghĩ của em về hoa mai, bày tỏ cảm nghĩ của em về hoa mai hay và chi tiết sẽ giúp các em có thêm gợi ý làm bài.
1. Dàn ý cảm nghĩ về hoa mai ngày Tết
2. Biểu cảm về cây mai ngày Tết dàn ý
I. Mở bài
- Vào những thời điểm cuối năm, nhà nhà ai nấy đều trang trí những cây mai tượng trưng cho mùa xuân thật đẹp.
- Những ngày tết mà có hoa mai trang trí trong nhà mang lại may mắn gia đình.
- Hoa mai thật đẹp và tượng trưng cho sắc xuân đất trời đang về.
II. Thân bài
- Hoa mai là cây thân gỗ, mảnh khảnh và chia thành nhiều nhánh khác nhau.
- Dáng cây mai gầy nhưng mỗi bông hoa xòe ra là một bàn tay ấm áp của chúa Xuân đang vỗ về biết bao trái tim mong chờ mùa xuân.
- Lá mai nhỏ bằng hai ngón tay, màu xanh lục, tán xòe rộng.
- Gần Tết gia đình em mua cây mai và trang trí thêm các vật dụng trang trí cho cây mai thêm xinh tươi như các câu đối Tết, bao lì xì,..
- Lòng tôi cảm thấy rạo rực hơn khi trang trí những cây mai.
- Màu vàng của hoa hòa quyện với không khí của mùa xuân thật khiến cho lòng người thêm yêu háo hức cái Tết gần đến, mùa xuân đến cũng là thời điểm tụ họp của gia đình.
- Sắc vàng hoa mai nở làm những người con xa xứ bỗng nhớ nhà. Hoa mai còn tượng trưng cho sự may mắn, đoàn tụ gia đình.
III. Kết bài
- Hoa mai của miền nam còn tượng trưng cho mùa xuân, hạnh phúc, sum vầy gia đình.
- Hoa mai gắn liền với những ngày tết, hoa mang đến không khí ngày tết và mang lại vẻ đẹp thật tuyệt vời cho những ngày xuân về.
3. Cảm nghĩ của em về cây mai trong dịp Tết
Mỗi một loài hoa đều có vẻ đẹp, hương thơm và ý nghĩa riêng. Trong những ngày Tết cổ truyền, hoa đào và hoa mai là hai loài hoa đặc trưng cho hương vị Tết Việt Nam. Ở miền Bắc, vào những năm mới xuân sang, đâu đâu ta cũng gặp những đào hồng tươi. Còn đối với những người miền Nam, hoa mai là linh hồn, là sắc đẹp của năm mới.
Hoa mai và hoa đào có những đặc điểm khá giống nhau. Chỉ khác ở màu sắc vùng miền nơi nó sống. Hoa đào có nhiều loại, có hoa màu hồng phấn, nhẹ nhàng, có những cây lại màu hồng đậm, quyến rũ. Riêng hoa mai, chúng chỉ có một màu vàng tươi đầy sức sống. Mai có những chiếc lá xanh nhọn, tựa như lá chè. Lá mai xanh tốt từ những ngày mùa xuân. Đến đầu đông, lá bắt đầu lác đác rụng để nhường chỗ cho sự nảy mầm của những nụ hoa. Những chiếc lá nhẹ nhàng rơi xuống, xa thân , xa cành, dành sự hy sinh cao cả để nhen nhóm lên cho sự sống của những cánh hoa vàng tươi. Lá hy sinh cho hoa thêm màu đẹp mãi. Lá rụng hết, có thể là chúng tự rụng hoặc người ta bẻ đi để cho nụ hoa đâm chồi, chỉ còn lại trơ trụi thân cây. Nhìn thân mai màu nâu đậm, uốn éo, uyển chuyển trông khoogn có chút sức sống nào cả. Thế những, bên trong những cành cây khẳng khiu ấy là một sức sống mãnh liệt, tiềm tàng. Từng nụ hoa chắt chiu dinh dưỡng, đợi đến ngày được nhú ra, khoe sắc với đất trời. Những chùm nụ nhỏ nhắn, trông giống như chùm hoa phượng thu nhỏ. Nụ mai bé như đầu ngón tay út, xanh rì, bóng mượt. Khi năm cũ chuẩn bị qua đi, mai bắt đầu hé nở, để lộ ra những cánh hoa mỏng tang màu vàng tươi mới. Thứ màu sắc tràn đầy sức sống để ai nhìn vào cũng trào dâng một niềm vui bất tận.
Hoa mai năm cánh tựa như hao đào, chỉ khác rằng chúng vàng hơn, dẻo dai và mạnh mẽ hơn. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nào cũng ẵm cho mình một cây mai để trang trí. Sắc mai làm cho ngày Tết càng thêm ấm cúng, tươi vui. Những câu đối đỏ, những phong bao lì xì đỏ xen kẽ là màu vàng của những cánh mai trông tuyệt đẹp làm sao. Mai tô điểm thêm cho ngôi nhà những ngày Tết. Không có mai, có lẽ Tết cũng bớt đi phần rực rỡ. Người ta uốn mai theo những thế khá đẹp. Có cây mọc thẳng, tỏa ra xung quanh nhiều tầng hoa. Có cây bò dài rồi uốn lượn mềm mại như những chú công. Dưới bàn tay của các nghệ nhân, mai càng thêm mặn mà, đằm thắm và quyến rũ như những cô gái đang độ tuổi trăng tròn. Mai được đặt trước cổng nhà, mai đặt trong phòng khách, dù nông thôn hay thành thị, những ngày Tết của người miền Nam đều không thể thiếu bóng dáng của cây mai.
Mai đem đến tài lộc cho con người, đem đến sức sống cho một năm mới chuẩn bị đến. Những tia nắng nhẹ nhàng mùa xuân lại càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp thanh cao của mai. Lũ trẻ con chúng tôi vẫn háo hức được treo lên cành mai những lời chúc, những câu đối đỏ. Sắc đỏ và vàng hòa quyện vào nhau, đem đến một sự may mắn cho con người. Tôi không biết người miền Bắc yêu hoa đào như thế nào, nhưng với những người miền Nam như chúng tôi, hoa mai được coi là linh hồn, là biểu tượng cho tài lộc của một năm mới. Mai khoe sắc cùng nắng xuân trong những ngày Tết. Mai làm không khí trở nên ấm cùng và hạnh phúc hơn. Hương thơm của mai gọi đến những chú ong, chú bướm. Chúng chập chờn tìm nhụy lấy mật và đón Tết cùng con người. Nhìn thấy sắc mai vàng đang hé nở, ai ai cũng bồi hồi và háo hức được trở về bên gia đình vào những ngày đoàn viên. Để cùng nhau trò chuyện, sẻ chia những khó khăn suốt một năm rồi rồi cùng nhau cố gắng cho một năm mới sung túc, đầy đủ và hạnh phúc hơn.
Hoa mai là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt. Tết đến xuân sang, mai cùng con người hòa vào không khí vui tươi, ấm áp mỗi độ xuân về. Tôi yêu hoa mai vì ý nghĩa cao đẹp của nó.
4. Nêu cảm nghĩ về cây hoa mai ngày Tết
“Mừng Tết đến, vạn lộc đến nhà nhà. Cánh mai vàng, cành đào hồng thắm tươi. Chúc cụ già được sống lâu sống thọ. Cùng con cháu sang năm lại đón Tết sang”. Đó là những lời trong bài hát Ngày xuân long phụng sum vầy mà mỗi dịp Tết về tôi lại được nghe. Không biết từ bao giờ, hoa đào và hoa mai đã trở thành một nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Đặc biệt là hoa mai – loài hoa mà tôi yêu nhất.
Những ngày giáp Tết, tôi lại cảm thấy vô cùng sung sướng khi được cùng ông nội dạo chơi quanh chợ hoa. Muôn vàn loài hoa khoe sắc nhưng tôi lại chỉ thích ngắm hoa mai. Những cây mai đều được những đôi bàn tay khéo léo của người thợ làm vườn tạo ra những dáng cây – mỗi dáng có một ý nghĩa riêng. Dù không am hiểu nhưng tôi cảm thấy những dáng cây đó đều rất đẹp.
Gốc cây mai to lớn, xù xì được bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu. Những đường gân rắn chắc nổi lên. Các cành cây cũng được uốn lượn theo nhiều dáng khác nhau. Lá cây nhỏ và dài, ở mép của mỗi chiếc lá đều có hình răng cưa. Khi còn non, lá có màu xanh non, mỏng manh. Đến lúc giá lá cây sẽ có màu xanh đậm và dày hơn.
Nhưng tôi thích nhất là những bông hoa mai. Hoa mai thường mọc thành từng chùm nhỏ. Mỗi nụ hoa có năm cánh. Cánh hoa nhỏ xíu, mềm mại, và rất mỏng manh. Ở chính giữa là những chiếc nhị hoa nhỏ xíu có màu vàng cam. Từng chùm hoa nở rộ như sưởi ấm lòng người giữa tiết trời cuối đông vẫn còn lạnh giá.
Có được một chậu mai để trong nhà vào ngày Tết sẽ đem đến cho gia chủ sự may mắn trong năm mới. Cây mai cũng thể hiện được phẩm chất của người Việt Nam: cao quý, thanh nhã. Quan trọng nhất là khi những bông hoa mai hé nở, cũng là lúc ngày Tết sắp đến, một mùa xuân nữa lại về. Khi ấy, có lẽ trong lòng mỗi người lại cảm thấy thật xôn xao, háo hức.
Hoa mai đã trở thành một thứ hương vị riêng của ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Cũng là món quà tuyệt mĩ mà thiên nhiên dành tặng cho con người. Yêu biết bao nhiêu loài hoa của mùa xuân.
5. Biểu cảm về hoa mai ngày Tết siêu hay
Nhà em có một cây Mai. Ngày thường, Mai đứng một mình trong góc vườn, lặng lẽ giữa bao nhiêu là Quỳnh, Lan, Cúc, Vũ Nữ... Ấy vậy mà Mai vẫn ung dung, thản nhiên lớn lên với dáng vẻ đơn sơ và giản dị. Cây Mai cao hơn em đến hai cái đầu. Nó khoác trên mình một chiếc áo xanh đậm điểm vài bông hoa vàng hoe.
Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá – một công việc mà em rất thích. Vào sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất. Khi tất cả những chiếc lá đã rời cành mẹ, cây Mai trở nên trơ trụi, khẳng khiu. Những cành cây tia ra như những nét phác thảo bằng bút kim của một bức tranh. Nhưng chính sự trơ trụi ấy lại mang một vẻ háo hức và tưng bừng, đem đến cho mọi người cảm giác mùa xuân về.
Không phụ lòng người chăm sóc, không để cành phải đợi lâu, những nụ hoa li ti đã bắt đầu xuất hiện. Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng những chấm xanh non của mầm hoa, mầm lá. Gần đến Tết, những nụ hoa lớn lên, phình tròn, nhõ bằng chiếc móng tay út. Nhìn cây Mai như có hàng trăm con bọ xanh âu yếm bám chặt vào cành, cố gắng làm đẹp cho cây và hứa hẹn một sự đơm hoa rực rỡ ngày Tết.
Tết tới, Mai được đặt chễm chệ ở một vị trí trang trọng trong nhà. Mọi người lo đi sắm đồ Tết, chẳng để ý đến Mai nhiều. Hôm mồng Một Tết, mọi người vui vẻ trong những bộ đồ mới. Đến lúc này, nhìn qua cây Mai, ai cũng ngạc nhiên khi thấy nó cũng đã sẵn sàng trong bộ trang phục truyền thống của mình. Mai phủ hắp người một chiếc áo vàng rực rỡ của hoa, điểm thêm vài màu xanh non của lá. Chúng em trang trọng treo những lời chúc “An khang thịnh vượng”, "Vạn sự như ý”, ... và những bao lì xì lên cây, chia sẻ lời chúc năm mới với loài hoa tuyệt đẹp này. Vậy là chiếc áo vàng của Mai còn được điểm những món đồ trang sức màu đỏ, thể hiện may mắn và tình thương yêu.
Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày, những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một màu vàng của cánh Mai. Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ là không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn nhiên nở cánh trước cả nụ hoa.
Sau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng được giao. Dưới đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên . Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt là đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm.
Mai cũng “ điệu” như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai - biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh phúc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Soạn bài Mùa phơi sân trước lớp 7 siêu ngắn
Cảm nhận bài thơ Trăng ơi từ đâu đến (3 mẫu)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 86 CTST tập 1 ngắn gọn
Đọc kết nối chủ điểm - Bài học từ cây cau lớp 7
Soạn bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học lớp 7 siêu hay
Đọc kết nối chủ điểm Thu sang - Đỗ Trọng Khơi
Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn ngắn gọn
Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận của em về mùi vị của cốm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Cảm nghĩ về hoa mai ngày Tết
02/12/2022 2:13:00 CHGợi ý cho bạn
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 86 CTST tập 1 ngắn gọn
-
Soạn bài Ôn tập trang 112 Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
-
Kể lại truyện ngụ ngôn Thỏ và rùa
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 107 Chân trời sáng tạo tập 1
-
Viết đoạn văn về ý kiến tự học là không cần sự trợ giúp của người khác (4 mẫu)
-
Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận của em về mùi vị của cốm
-
Tìm hiểu về tác giả Hoàng Trung Thông
-
Soạn bài Sang thu lớp 7 ngắn nhất
-
(13 đề) Đề thi Văn cuối kì 2 lớp 7 năm 2024 có đáp án
-
Em hãy viết đoạn văn 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của mình về câu chuyện Chó sói và chiên con
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 7 CTST
Tìm năm thành ngữ có dùng biện pháp nói quá
Bài văn viết về nhân vật nào? Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm nào của nhân vật?
Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu
Thực hành tiếng Việt 7 trang 35 tập 2 Chân trời sáng tạo
Cảm nhận bài thơ Trăng ơi từ đâu đến (3 mẫu)
(3 mẫu) Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi ô ăn quan