Cảm nhận 10 câu thơ giữa bài Đồng chí
Cảm nhận về 10 câu thơ giữa bài Đồng chí
Viết bài văn cảm nhận về 10 câu thơ giữa bài đồng chí. Có thể nói Đồng chí là một trong những tác phẩm viết về người lính, tình đồng chí đồng đội hay suất xắc của nhà thơ Chính Hữu. Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí đồng đội đã được nhà thơ làm nổi bật lên ở 10 câu thơ giữa. Sau đây là dàn ý 10 câu giữa bài Đồng chí cùng với các mẫu bài cảm nhận về 10 câu thơ giữa bài Đồng chí hay và chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
- Top 7 bài đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng chí siêu hay
- Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài cảm nhận về 10 câu giữa bài Đồng chí
Chiến tranh gây ra cho chúng ta nhiều mất mát đau thương về người, của và cả tinh thần. Nhưng cũng tại những trận địa khốc liệt chỉ có khói bom đạn, máu đỏ tươi, những bông hoa đẹp nhất về tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, đặc biệt là tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu sắc vẫn vươn mình nở rộ. Nhà thơ Chính Hữu - ngòi bút trẻ tiêu biểu cho văn học chống Pháp thời kỳ đầu - đã sáng tác nên tác phẩm “Đồng chí” trong thời gian tham gia chiến đấu tại chiến dịch Việt Bắc 1947.
Bài thơ được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954, bài thơ đã đi qua hành trình hơn nửa thế kỷ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu. Mười câu giữa bài thơ gửi gắm đến độc giả những biểu hiện chân thành và sức mạnh mà tình đồng chí, đồng đội mang lại.
Họ là những con người xuất thân từ khắp mọi miền quê trên đất nước Việt Nam, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc bỏ lại gia đình, quê hương tham gia chiến trận. Những người chiến sỹ đó đều giống nhau ở xuất thân là nông dân nghèo và giống nhau ở tình yêu thương đất nước. Họ gắn bó với nhau, san sẻ khó khăn, tâm sự nỗi nhớ nhà trong mỗi lần cùng làm nhiệm vụ. Cứ như thế, tình đồng chí ngày càng gắn kết hơn, dần trở thành tri kỉ:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Rét run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Đoạn thơ chỉ vỏn vẹn 10 câu ngắn gọn nhưng lại khiến độc giả cảm động trước tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng. Phải tin tưởng, thân thiết biết bao nhiêu mới có thể kể nhau nghe về nỗi lòng mình. “Anh” và “tôi” là tri âm, tri kỷ của nhau, nhờ kể về hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm của nhau mà thêm thấu hiểu.
Thì ra, anh và tôi đều đồng điệu tâm hồn, đều gác lại chuyện cá nhân để giúp sức công cuộc lớn của Tổ quốc. Hình ảnh “ruộng nương… gửi bạn thân cày”, “gian nhà không” kết hợp với từ láy “lung lay” gợi nên sự vắng vẻ, thiếu thốn khi gia đình vắng người trụ cột. Thế nhưng, người lính đó đã quyết tâm, khẳng khái “mặc kệ” hết mọi thứ để cống hiến.
Dàn ý so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính và đồng chí
So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính và đồng chí
Ở nhà, có những người vẫn luôn mong ngóng người lính sớm thắng trận trở về. Hình ảnh “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hóa, “giếng nước gốc đa” ở đây là chủ thể trữ tình của câu thơ, dùng để chỉ về gia đình, làng xóm, những hậu phương vững chắc nhất. Họ cũng chính là động lực để người chiến sĩ nỗ lực nhiều hơn nữa. Và trong tim mỗi người chiến sỹ vô cùng nhớ đến gia đình mình. Bởi vậy nên họ nương tựa vào nhau, thông cảm cho hoàn cảnh chung ấy, cùng nhau cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Cảm nhận về 10 câu giữa bài đồng chí, ta thấy bằng bút pháp hiện thực, người đọc còn được cảm nhận một cách chân thực những vất vả, đau đớn mà người lớn phải gánh chịu. Họ phải sống trong hoàn cảnh vô cùng khốc liệt, khó khăn, sống trong núi rừng rậm rạp.
Những đêm canh gác, gió lạnh như cắt vào da thịt. Không chỉ vậy, rừng rậm nhiệt đới Việt Nam nổi tiếng với căn bệnh sốt rét. Nó hành hạ người chiến sỹ cả về thể xác lẫn tinh thần “rét run người, vầng trán ướt mồ hôi”. Hình ảnh đối lập “rét run”, “ướt mồ hôi” như khắc họa một cách chân thực hơn nữa vất vả mà người lính phải gánh chịu. Chính nhà thơ Quang Dũng cũng nhói lòng nhắc về hình tượng người lính đang mắc phải căn bệnh sốt rét trong bài thơ “Tây Tiến”:
“Tây Tiến người đi không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm”
Chỉ như vậy thôi cũng đủ để hiểu, người lính phải gian khổ ra sao. Rất may mắn là ở đây, họ còn có bàn tay đồng đội thăm nom, chăm sóc.
Quân đội ta ngày xưa thiếu thốn về vật chất đủ điều, những vật dụng cơ bản nhất như tấm áo, đôi giày cũng không đầy đủ. Hình ảnh “áo anh rách vai”, “quần tôi có nhiều mảnh vá” là hình ảnh sóng đôi, vừa lột tả sự khó khăn, thiếu thốn, vừa thấy được sự gắn bó keo sơn của cả hai. Hai hình tượng thơ bổ sung cho nhau rồi hòa lại làm một. Tình đồng chí cũng không là tình cảm trữ tình tượng trưng nữa mà hiện hữu thành mảnh vá, cái áo, cái quần.
Cảm nhận về 10 câu giữa bài đồng chí ta thấy dẫu vất vả, cơ cực là thế, cái miệng cười buốt giá trong đêm đen gợi cho người đọc nhiều suy tư. Dường như người lính ấy đã được truyền cho thứ tình cảm, động lực ấm áp, nụ cười tuy cảm nhận được sự giá buốt của cái lạnh, cũng là đang gửi gắm một nguồn động lực lớn lao. Đây cũng chính là biểu trưng cho tinh thần lạc quan, yêu đời đập tan mọi mệt nhọc. Những người lính chỉ cần thương lấy nhau, đoàn kết, nương tựa vào nhau “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. một chiếc siết tay mạnh mẽ vừa là lời chúc, lời cảm ơn đồng thời nhằm truyền động lực cho nhau.
Ngòi bút hiện thực mới mẻ, hình ảnh thơ độc đáo, nhịp điệu nhẹ nhàng mang lại cho độc giả sự lay động trước tình cảm những chiến sĩ dành cho nhau. Có lẽ, trải qua càng nhiều lần như thế, họ càng gắn bó, thương yêu và đồng hành với nhau trên chặng đường phía trước, môi luôn nở nụ cười,
Không chỉ ở thời chiến mới có những tình cảm tri kỷ đẹp, chân thành như vậy. Ngay cả ở thời đại ngày nay, chúng ta cần biết trân trọng những người bạn đã luôn đồng hành, sát cánh với mình vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Cảm nhận về 10 câu thơ giữa bài “Đồng chí” hy vọng sẽ truyền đến bạn nguồn cảm hứng bất tận để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp bên cạnh mình!
Đoạn văn cảm nhận 10 câu thơ giữa bài Đồng Chí
Mười câu thơ giữa bài thơ "Đồng chí" của tác giả Chính Hữu nói về những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng đội, đồng chí trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Đối với một người nông dân thì "ruộng nương" và "gian nhà" là tài sản quý giá nhất nhưng họ vẫn "gửi bạn thân", "mặc kệ gió lung lay" để quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn. Cụm từ "mặc kệ" vốn là để chỉ thái độ, vô trách nhiệm nhưng ở đây lại dùng để chỉ thái độ quyết tâm, dứt khoát. Tuy nhiên dù nói là "mặc kệ" nhưng họ vẫn luôn nghĩ đến, hướng về, lo lắng về nó. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ trong hình ảnh "giếng nước gốc đa" để thể hiện nỗi nhớ hai chiều của người lính đối với người thân của họ và ngược lại. Họ có cùng tâm tư, nỗi lòng thầm kín nên họ sẵn sàng chia sẻ cho nhau và điều đó càng khiến họ trở thành một đôi tri kỉ. Vì đã trở thành một đôi tri kỉ nên họ sẵn sàng chia sẻ cho nhau những thiếu thốn vật chất. Nghệ thuật sóng đôi được tác giả sử dụng để kể về việc họ cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn thuốc thang những lúc ốm đau, quân tư trang trong những lúc thời tiết khắc nghiệt và làm những nhiệm vụ nguy hiểm. Câu thơ "miệng cười buốt giá" diễn tả sự khắc nghiệt của thời tiết và nó cũng diễn tả tinh thần lạc quan của người lính trước những khó khăn đó. Dù là đang trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, khắc nghiệt nhưng họ vẫn "thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Hình ảnh "tay nắm lấy bàn tay" thể hiện sức mạnh vô cùng cao cả, thiêng liêng nó giúp cho người chiến sĩ ấm hơn trong thời tiết vô cùng khắc nghiệt của núi rừng Việt Bắc. Tóm lại, mười câu thơ giữa bài thơ "Đồng chí" nói về những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng đội, đồng chí trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Đinh Thanh Hoa
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Có thể bạn quan tâm
-
Phân tích bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh
-
Top 9 bài phân tích Chị em Thúy Kiều siêu hay
-
Top 11 mẫu phân tích bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
-
Top 17 mẫu phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
-
Viết đoạn văn cảm nghĩ về câu ca dao Công cha như núi ngất trời nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
-
Top 7 mẫu cảm nhận về bài thơ Quê hương hay sâu sắc
-
Cách làm bài văn nghị luận xã hội
-
Top 11 mẫu cảm nhận của em về bài thơ Từ ấy siêu hay
-
Những câu ca dao tục ngữ nói về thời tiết
-
Top 5 mẫu phân tích Chinh phụ ngâm hay chọn lọc
-
Top 6 bài cảm nhận hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ siêu hay
-
(Dễ lấy điểm) Mở bài chung cho các tác phẩm lớp 12