Ca dao, tục ngữ, châm ngôn đạo đức được ghi nhận thành pháp luật

Ca dao, tục ngữ, châm ngôn đạo đức được ghi nhận thành pháp luật. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ gắn bó, khăng khít chứ không phải tách biệt. Nhiều câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về đạo đức đã được pháp luật ghi nhận. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu xem đó là những câu gì nhé.

1. Ca dao, tục ngữ, châm ngôn đạo đức được ghi nhận thành pháp luật

Dưới đây là một vài câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn đạo đức được ghi nhận thành pháp luật:

1. Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi

Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.

Câu ca dao nói về sự kính trọng của người học trò đối với người thầy, cô. Nghĩa vụ trôn trọng giáo viên của người học sinh cũng được ghi nhận tại điều 82 Luật Giáo dục 2019:

Điều 82. Nhiệm vụ của người học

1. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.

2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập,...

2. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

 Ca dao, tục ngữ, châm ngôn đạo đức được ghi nhận thành pháp luật

Bài ca dao nói về chữ hiếu của người con với cha mẹ: con cái phải hiếu kính, yêu thương cha mẹ

Điều này đã được ghi nhận tại điều 70 luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con cái “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.

3. Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Câu ca dao nói về tình nghĩa anh em: luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống

Tinh thần này được ghi nhận tại điều 105, luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ của anh chị em: Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau....

4. Pháp bất vị thân

Câu ca dao này ý nói pháp luật không thiên vị bất cứ một ai, pháp luật là công bằng và bình đẳng giữa mọi người.

Câu ca dao này được ghi nhận trong Luật hiến pháp 2013 tại điều 16:

Điều 16.

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

5. Đứng trên cầu Cấm em thề:
Chưa xong nhiệm vụ chưa về quê hương

Đây là câu ca dao thể hiện tình yêu quê hương đất nước nhưng cũng cho thấy được nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của thế hệ trẻ. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc được quy định đầy đủ trong Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Luật đặt ra nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cao cả của thanh niên đối với đất nước.

6. Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng Ba.

Đây là câu ca dao giúp người dân nhớ về ngày Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm phải ghi nhớ công ơn người đã đứng lên gầy dựng nên đất nước ngày nay. Điều này cũng được pháp luật quy định bằng cách đặt ngày này là một trong những ngày lễ lớn của Việt Nam và toàn dân được nghỉ vào ngày này để thực hiện việc tưởng nhớ công ơn vua Hùng.

7. Thượng bất chính, hạ tắc loạn

Câu nói ám chỉ người đứng đầu cơ quan, tổ chức mà không nghiêm, mắc sai phạm thì cấp dưới cũng theo đó mà học, làm việc không nghiêm cẩn.

Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành các hoạt động của cơ quan, đơn vị.  Người đứng đầu cũng đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tại nơi mình phụ trách. Từ đây đòi hỏi vấn đề nêu gương của người đứng đầu phải luôn được đề cao. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Một đảng viên ở địa vị càng cao, thì càng phải giữ đúng kỷ luật của Đảng, càng phải làm gương dân chủ". => Điều này cho thấy vai trò quan trọng của người đứng đầu, làm gương cho cấp dưới và nhân dân.

8. Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước

Câu nói được đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của ông ta cha trong cuộc sống, là lời răn dạy về lối sống và đạo đức dạy dỗ con cháu đời sau. Nếu muốn trở thành người có ích cho xã hội, đòi hỏi mỗi người phải rèn luyện, sống theo khuôn khổ. Ngược lại, lối sống buông thả, hành động theo cảm xúc sẽ trở thành người vô kỷ luật. Ngày nay, việc sống và làm việc theo pháp luật, kỷ luật sẽ giúp tạo nên tập thể tốt, vững mạnh.

Như vậy có thể thấy trong những câu ca dao tục ngữ được truyền lại đều chứa đựng những cách ứng xử hay văn hoá, truyền thống đẹp của người dân Việt Nam từ xưa. Những nét đẹp này được pháp luật công nhận và quy định chặt chẽ trong từng điều khoản và bộ luật. Bởi vậy pháp luật và những câu ca dao tục ngữ về đạo đức, con người có mối quan hệ chặt chẽ.

2. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật

Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn bó và luôn bổ trợ nhau.

Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục. Khi đó, các giá trị đạo đức đã được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, có thể nói, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

Đạo đức luôn là kim chỉ nam để các nhà làm luật xây dựng luật, trong những quy phạm pháp luật luôn có quy định "không trái đạo đức xã hội". Pháp luật không trái đạo đức xã hội, là biện pháp cưỡng chế mang tính nhà nước để thực hiện các đạo đức xã hội và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại với đạo đức.

Đạo đức và pháp luật không thể tách rời nhau mà luôn bổ trợ và song hành cùng nhau.

3. Câu nói hay về pháp luật

Pháp luật là tập hợp các quy tắc được tạo ra và được thi hành bởi nhà nước, chính phủ, các cơ sở xã hội để điều chỉnh hành vi. Pháp luật luôn đi liền với sự ra đời của nhà nước. Do đó ngay từ thời xa xưa đã có những câu nói hay, những câu châm ngôn ý nghĩa về pháp luật. Sau đây là một số câu nói hay về pháp luật được Hoatieu tổng hợp như sau:

  • Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì - Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Nhân dân phải đấu tranh để bảo vệ pháp luật như bảo vệ chốn nương thân của mình – Hêraclit
  • Sự phục tùng pháp luật là bắt buộc đối với tất cả mọi người – Xixêrôn
  • Pháp luật phải giống như cái chết, không khoan dung bất kì ai – Montesquieu
  • Nếu tuân giữ mọi luật lệ, bạn sẽ đánh mất bao điều thú vị. – Katharine Hepburn
  • Pháp luật là đạo đức biển hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong – Abraham Lincoln
  • Người tốt không cần luật pháp để bảo mình phải hành động có trách nhiệm, còn người xấu tìm đường lách luật – Plato
  • Bi kịch châm biếm mọi thứ pháp luật không quản nổi, hài kịch châm biếm mọi thứ pháp luật không đụng tới – Lessing
  • Một thói xấu ám ảnh của nền dân chủ là lấy dư luận thay thế cho luật pháp. Đây là hình thức thường gặp mà quần chúng thể hiện sự bạo ngược của mình – James Fenimore Cooper
  • Công lý không phải chỉ dành cho một phía, nó phải dành cho cả hai phía – Eleanor Roosevelt
  • Công lý mà tình yêu mang lại là sự đầu hàng, công lý mà luật pháp mang lại là sự trừng phạt – Mahatma Gandhi
  • Hãy để công lý được thực hiện cho dù bầu trời có sụp đổ – John Adams
  • Hạnh phúc, cho dù dưới chế độ chuyên quyền hay dân chủ, cho dù trong sự nô lệ hay tự do, không bao giờ đạt được nếu ta không có đạo đức – John Adams
  • Không thể bảo vệ tự do trong khi nhân dân không nhận thức được nó – John Adams
  • Bất công ở bất cứ đâu cũng là mối đe dọa cho công lý ở mọi nơi – Martin Luther King
  • Công lý không có quyền lực là không có sức mạnh; quyền lực mà không có công lý là bạo ngược hung tàn – Blaise Pascal
  • Tri thức đi lệch khỏi công lý có thể gọi là sự xảo quyệt hơn là trí tuệ – Marcus Tullius Cicero
  • Niềm tin mù quáng vào nhà cầm quyền là kẻ thù lớn nhất của chân lý – Albert Einstein
  • Luật lệ không bao giờ khiến con người tự do, chính con người phải làm cho luật lệ tự do – Henry David Thoreau
  • Một con cáo không nên là quan tòa ở phiên xử ngỗng – Thomas Fuller
  • Luật lệ không công bằng tự nó đã là một dạng bạo lực – Mahatma Gandhi
  • Hình thức bất công tồi tệ nhất chính là cố gắng khiến những thứ không đồng đều trở thành bình đẳng – Aristotle
  • Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng. Đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng – Hồ Chí Minh

Trên đây Hoatieu.vn đã cung cấp các Ca dao, tục ngữ, châm ngôn đạo đức được ghi nhận thành pháp luật và mối quan hệ giữa đạo đức - pháp luật.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
9 11.101
0 Bình luận
Sắp xếp theo