Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 12 có đáp án năm học 2023 - 2024

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 chương trình cũ năm học 2023 - 2024 Hoatieu.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây bao gồm phần nội dung kiến thức cần ôn tập môn GDCD 12 chuẩn bị cho kỳ thi cuối học kì 1, các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có lời giải giúp các bạn học sinh ôn luyện, nắm vững kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 1 sắp tới đạt kết quả tốt nhất.

1. Nội dung ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm học 2023 - 2024

Nội dung ôn tập cuối học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2024 bao gồm nội dung 5 bài học mà học sinh đã được hướng dẫn tìm hiểu. Các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trong đề thi cũng sẽ liên quan đến nội dung 5 bài học này.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12

2. Nội dung câu hỏi ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm học 2023 - 2024

Dưới đây là các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ôn tập HK1 môn GDCD 12 theo nội dung ôn tập 5 bài học theo chương trình.

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN LUYỆN THEO BÀI

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

Câu 1: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quy phạm pháp luật. B. Pháp luật. C. Đạo đức. D. Văn bản pháp luật.

Câu 2: Khái niệm nào dưới đây là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm?

A. Kinh tế. B. Đạo đức. C. Pháp luật. D. Chính trị.

Câu 3: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính kỉ luật nghiêm minh. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 4: Pháp luật do chủ thể nào dưới đây ban hành?

A. Do Nhà nước ban hành. B. Do cơ quan, tổ chức ban hành.

C. Do cá nhân ban hành. D. Do địa phương ban hành.

Câu 5: Tất cả mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính công khai.

C. Tính dân chủ. D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 6: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước là đặc trưng nào của pháp luật?

A. tính quy phạm phổ biến. B. tính quyền lực bắt buộc chung.

C. tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. tính cưỡng chế bắt buộc chung.

Câu 7: Pháp luật không thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau đây?

A. Phân biệt vùng miền. B. Quy phạm phổ biến.

C. Quyền lực, bắt buộc chung. D. Xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 8: Tính quy phạm phổ biến làm nên sự bình đẳng và giá trị nào sau đây của pháp luật?

A. Công bằng. B. Đối lập. C. Khác biệt. D. Bất biến.

Câu 9: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành được bắt nguồn và thực hiện trong

A. giới hạn phạm vi gia tộc. B. thói quen văn hóa làng xã.

C. xây dựng kế hoạch dân vận. D. thực tiễn đời sống xã hội.

Câu 10: Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính cưỡng chế bắt buộc. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 11: Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật cấp trên là thể hiện

A. tính bắt buộc chung. B. quy phạm phổ biến.

C. tính cưỡng chế bắt buộc. D. tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 12: Bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội phản ánh bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Giai cấp. B. Xã hội. C. Bắt buộc chung. D. Nhân văn.

............

BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Câu 1: Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là là nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Phổ biến pháp luật. B. Thực hiện pháp luật.

C. Tư vấn pháp luật. D. Giáo dục pháp luật.

Câu 2: Sử dụng pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật

A. đã bãi bỏ. B. chưa cho phép. C. cho phép làm. D. tuyệt đối cấm.

Câu 3: Việc cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là

A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.

C. giáo dục pháp luật. D. tư vấn pháp luật.

Câu 4: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

A. Tuân thủ pháp luật. B. Tuyên truyền pháp luật.

C. Điều chỉnh pháp luật. D. Phổ biến pháp luật.

Câu 5: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt người vi phạm pháp luật là thực hiện pháp luật theo hình thức

A. tuân thủ pháp luật. B. áp dụng pháp luật.

C. sử dụng pháp luật. D. phổ biến pháp luật.

Câu 6: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 7: Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện?

A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 8: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật

A. điều tiết. B. bảo vệ. C. điều phối. D. bảo mật.

Câu 9: Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là

A. chủ thể đại diện phải ẩn danh. B. người ủy quyền được bảo mật.

C. người vi phạm phải có lỗi. D. chủ thể làm chứng bị từ chối.

Câu 10: Một trong những dấu hiệu cơ bản để xác định hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân là người vi phạm phải có đủ

A. tiềm lực tài chính vững vàng. B. điều kiện tiếp cận nhân chứng.

C. các mối quan hệ xã hội. D. năng lực trách nhiệm pháp lí.

....................

B. TỰ LUẬN

Câu 1: Hiện nay một số người cho rằng: Người chồng có quyền quyết định mọi việc trong gia đình, thậm chí sẵn sàng dùng bạo lực để thể hiện tư tưởng đặc quyền của mình.

Câu hỏi: Em có đồng ý với quan điểm và cách cư xử như trên không? Vì sao?

=> Em không đồng ý với quan điểm và cách ứng xử như trên. Vì pháp luật quy định nam nữ có quyền bình đẳng trong các mối quan hệ. Ngày nay, cả đàn ông và phụ nữ đều có quyền quyết định trong gia đình. Trong một gia đình, mối quan hệ giữa vợ và chồng cần có sự tôn trọng lẫn nhau, mọi công việc nên có sự bàn bạc, thống nhất trước khi đưa ra quyết định.

Tư tưởng như trên là tư tưởng "trọng nam khinh nữ" cổ hủ đã thấm sâu vào tâm trí qua cách giáo dục lỗi thời, xưa cũ nên họ mới có những suy nghĩ như vậy.

Câu 2: T và H sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông đều không thi đỗ được đại học. Đang ở nhà giúp đỡ bố mẹ trong công việc gia đình thì cả hai bạn đều có giấy gọi đi khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Nhận được giấy báo, T rất nhiệt tình chuẩn bị để thực hiện các yêu cầu của đợt khám sức khỏe. Trong khi đó H thì lại tìm các trốn tránh với suy nghĩ: việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và an ninh quốc gia là công việc của Nhà nước, nếu mình không tham gia cũng không ảnh hưởng gì. Hơn nữa, việc tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ khiến mất thời gian ôn thi cho năm học sau.

Câu hỏi: Em có nhận xét như thế nào về suy nghĩ và hành động của T và H? Nếu là bạn của H, để thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, em sẽ khuyên H điều gì?

=> Trong thời bình cũng như thời chiến, việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ cao cả của mỗi công dân, nhất là lực lượng thanh niên. Do đó, hành động và suy nghĩ của T rất đáng hoan nghênh, T đã thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng, bảo vệ đất nước.

Ngược lại, hành động của H rất đáng bị lên án. Điều này cho thấy H chưa hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình nên mới tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Nếu là bạn của H, để thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, em sẽ khuyên H như sau:

  • Mỗi thanh niên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, lên đường nhập ngũ vừa là niềm vinh dự, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự là đóng góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với truyền thống hào hùng của ông cha đi trước.
  • Thực hiện đúng quy định của luật nghĩa vụ quân sự tức là bạn đã nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của bản thân mình đối với gia đình, xã hội và đất nước.

............................

Mời các bạn tải file word chi tiết để tham khảo nhé

Trên đây là Ngân hàng câu hỏi ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2024. Mời các bạn đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Học tập - Lớp 12 của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.474
0 Bình luận
Sắp xếp theo