Đọc hiểu Một con sông chảy qua thời gian

Sông Hồng là một bài thơ hay của tác giả Lưu Quang Vũ. Sông Hồng được sáng tác khi đất nước vẫn còn chiến tranh. Dòng sông đỏ nặng phù sa ấy như một nhân chứng vĩ đại của lịch sử đã chứng kiến bao thăng trầm của đất nước. Đề đọc hiểu bài thơ Sông Hồng của Lưu Quang Vũ thường xuyên xuất hiện trong các đề thi quan trọng của chương trình Ngữ văn THPT. Trong bài viết ngày hôm nay Hoatieu xin chia sẻ đến các em đề đọc hiểu Một con sông chảy qua thời gian có đáp án chi tiết giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm.

1. Một con sông chảy qua thời gian đọc hiểu - mẫu 1

Một con sông chảy qua thời gian đọc hiểu

Đọc đoạn trích:

một con sông chảy qua thời gian

chảy qua lịch sử

chảy qua triệu triệu cuộc đời

chảy qua mỗi trái tim người

khi êm đềm khi hung dữ

một con sông rì rầm sóng vỗ

trong muôn vàn trang thơ

làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà

tạo sắc áo, màu cây, và tiếng Việt

[...]

máu ta mang sắc đỏ sông Hồng

nỗi khổ và niềm vui bất tận

luôn luôn mới đến, luôn luôn ra đi

luôn già nhất và luôn trẻ nhất

sông để lại trước khi về với biển

không phải máu đen độc ác của quân thù

không phải gươm đao ngàn năm chiến trận

không phải nghẹn ngào tiếng nấc

sau sụp lở hưng vong sau thù hận sóng trào

là bãi mới của sông xanh ngát

là đất đai lần dần ra biển

là tâm hồn đằm thắm phù sa

dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ

(Trích Sông Hồng, Lưu Quang Vũ, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr. 286-288)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Theo đoạn trích, sông Hồng đã để lại những gì trước khi về với biển?

Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về vai trò của sông Hồng đối với đời sống con người Việt Nam?

một con sông rì rầm sóng vỗ

trong muôn vàn trang thơ

làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà

tạo sắc áo, màu cây, và tiếng Việt

Câu 4. Nội dung hai dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh/chị?

máu ta mang sắc đỏ sông Hồng

nỗi khổ và niềm vui bất tận

Trả lời

Câu 1: Thể thơ tự do.

Câu 2: Theo đoạn trích, sông Hồng đã để lại: Bãi mới của sông xanh ngát Đất đai lấn dần ra biển Tâm hồn đằm thắm phù sa dâng yêu thượng đỏ rực đội bờ. trước khi về với biển.

Câu 3: Câu thơ trên thể hiện những vai trò của sông Hồng:

- Sông Hồng làm nên giá trị văn hoá, văn học, làm nên đời sống tinh thần, vật chất cho con người.

- Sông hồng làm nên lịch sử dân tộc.

Câu 4: Câu trên có thể hiểu: Sông Hồng của ngày hôm nay mang trong mình cả máu, nước mắt của dân tộc trong những năm oằn mình chiến đấu với giặc. Nhưng sông Hồng của là niềm vui chiến thắng.

2. Một con sông chảy qua thời gian đọc hiểu - mẫu 2

một con sông chảy qua thời gian

chảy qua lịch sử

chảy qua triệu triệu cuộc đời

chảy qua mỗi trái tim người

khi êm đềm khi hung dữ

một con sông rì rầm sóng vỗ

trong muôn vàn trang thơ

làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà

tạo sắc áo, màu cây, và tiếng Việt

[…]

máu ta mang sắc đỏ sông Hồng

nỗi khổ và niềm vui bất tận

luôn luôn mới đến, luôn luôn ra đi

luôn già nhất và luôn trẻ nhất

sông để lại trước khi về với biển

không phải máu đen độc ác của quân thù

không phải gươm đao ngàn năm chiến trận

không phải nghẹn ngào tiếng nấc

sau sụp lở hưng vong sau thù hận sóng trào

là bãi mới của sông xanh ngát

là đất đai lấn dần ra biển

là tâm hồn đằm thắm phù sa

dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ

(Trích Sông Hồng, Lưu Quang Vũ, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr. 286-288)

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3. Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên.

Câu 4. Theo đoạn trích, sông Hồng đã để lại những gì trước khi về với biển?

Câu 5. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về vai trò của sông Hồng đối với đời sống con người Việt Nam?

“một con sông rì rầm sóng vỗ

trong muôn vàn trang thơ

làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà

tạo sắc áo, màu cây, và tiếng Việt”

Câu 6. Nội dung hai dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh/chị?

“máu ta mang sắc đỏ sông Hồng

nỗi khổ và niềm vui bất tận”

Câu 7. Từ đoạn trích, hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trả lời

Câu 1. 

Thể thơ của đoạn trích: thơ tự do

Câu 2.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: biểu cảm

Câu 3. 

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 4. 

Theo đoạn trích, sông Hồng trước khi về với biển, đã để lại:

+ “bãi mới của sông xanh ngát”

+ “đất đai lấn dần ra biển”

+ “tâm hồn đằm thắm phù sa”

+ “dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ”

Câu 5. 

– Vai trò của sông Hồng đối với đời sống con người Việt Nam:

“một con sông rì rầm sóng vỗ

trong muôn vàn trang thơ

làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà

tạo sắc áo, màu cây, và tiếng Việt”

+ Qua hình ảnh “con sông rì rầm sóng vỗ”: Sông Hồng quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, gắn bó đời sống tinh thần và vật chất với người dân Việt Nam.

+ Hình ảnh”trong muôn vàn trang thơ”: Sông Hồng là nguồn cảm hứng, là chất liệu của thơ ca, nghệ thuật.

+ “làm nên xóm thôn, hoa trái, ngôi nhà”: Sông Hồng góp phần tạo nên những giá trị vật chất cùng với người dân Việ Nam.

+ “tạo sắc áo, màu cây và tiếng Việt”: Sông Hồng làm nên những giá trị tinh thần của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng tâm hồn, tình yêu quê hương, đất nước của người dân Việt Nam.

– Qua đó, thể hiện sự tự hào, yêu mến và ca ngợi của tác giả đối với sông Hồng.

Câu 6. 

– Nội dung của hai dòng thơ:

+ “máu ta”: máu của người dân Việt Nam

+ “sắc đỏ sông Hồng”: phù sa màu mỡ mà sông Hồng bồi đắp nên

+ “nỗi khổ”: con sông như một chứng nhân lịch sử, chứng kiến sự đau khổ, mất mát của con người, dân tộc Việt Nam trong chiến tranh.

+ “niềm vui bất tận”: cùng với người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam chung niềm vui chiến thắng quân thù, giành độc lập dân tộc.

– Tóm lại qua 2 câu thơ trên, nhấn mạnh vai trò của sông Hồng đối với con người: tạo nên đời sống vật chất, nuôi sống thể xác của con người, đồng thời nuôi dưỡng đời sống tinh thần, chứa đựng toàn bộ “phần hồn” của người dân Việt Nam . Con sông gắn bó máu thịt với đời sống và con người Việt Nam.

Câu 7. 

Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc:

+ Góp phần tạo nên một thước đo giá trị của mỗi cá nhân.

+ Giúp chúng ta gắn bó hơn với cộng đồng, quê hương, đất nước.

+ Hình thành nên những nhận thức, tri thức về lối sống đúng đắn.

+ Góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển.

+ Trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là nhiệm vụ của thế hệ trẻ chúng ta kế thừa truyền thống vẻ vang, tốt đẹp của cha ông.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
13 14.809
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm