Đề thi thử đánh giá tư duy 2023

Kỳ thi thử đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023 đã chính thức được tổ chức vào ngày hôm nay 9/4/2023. Lịch thi đánh giá tư duy năm 2023 được tổ chức vào 3 đợt: 10/6, 17/6 và 8/7. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi thử kỳ thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội, mời các bạn cùng tham khảo.

Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy là một trong ba phương thức tuyển sinh Đại học Bách khoa chính quy năm 2023. Chính vì vậy, nhằm giúp cho các thí sinh làm quen với kì thi đánh giá năng lực. Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức kì thi thử đánh giá năng lực 2023 vào ngày 9/4/2023 theo hình thức online tại nhà. Các thí sinh cần chuẩn bị máy tính có kết nối Internet và truy cập  website: https://tsa.hust.edu.vn/ để đăng ký/đăng nhập tài khoản. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi thử đánh giá tư duy 2023, mời các bạn cùng tham khảo.

Đáp án đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa 2023

Đề thi thử đánh giá tư duy Bách khoa 2023 - Phần tư duy Toán học

Đề thi thử đánh giá tư duy Bách khoa 2023 - Phần tư duy Toán học

Đề thi thử đánh giá tư duy Bách khoa 2023 - Phần tư duy Toán học

Đề thi thử đánh giá tư duy Bách khoa 2023 - Phần tư duy Toán học

Đề thi thử đánh giá tư duy Bách khoa 2023 - Phần tư duy Toán học

Đề thi thử đánh giá tư duy Bách khoa 2023 - Phần tư duy Toán học

Đề thi thử đánh giá tư duy Bách khoa 2023 - Phần tư duy Toán học

Đề thi thử đánh giá tư duy Bách khoa 2023 - Phần tư duy Toán học

Đề thi thử đánh giá tư duy Bách khoa 2023 - Phần tư duy Toán học

Đề thi thử đánh giá tư duy Bách khoa 2023 - Phần tư duy Toán học

Đề thi thử đánh giá tư duy 2023 phần đọc hiểu

Đáp án

Đề thi thử đánh giá tư duy 2023 phần đọc hiểu

Đề thi thử đánh giá tư duy 2023 phần đọc hiểu

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 1 đến 10:

"MÃ ĐỊNH DANH" HỘI NHẬP THẾ GIỚI

[1] Khi nói đến việc hình thành bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của văn hoá dân gian (VHDG). Trước hết, sự ra đời và định hình của VHDG gắn với những giai đoạn sớm nhất của lịch sử dân tộc. Văn hoá dân gian là “văn hoá gốc”, “văn hoá mẹ”, tức văn hoá khởi nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức phát triển cao sau này, như văn hóa chuyên nghiệp, bác học, cung đình. VHDG còn là văn hoá của quần chúng lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao. Những thuộc tính này thể hiện trên nhiều bình diện như cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên theo hướng thích ứng và hòa hợp. Cách ứng xử này còn thấy ở ăn, mặc, ở, giải trí và quan hệ cộng đồng. Tất cả các nhân tố kể trên khiến cho văn hoá dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc cao của văn hoá dân tộc.

[2] Nhận định về VHDG, nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đây chính là “bộ gen của văn hoá dân tộc”, là “vườn ươm cho văn nghệ chuyên nghiệp, là sự giữ gìn cốt cách bền vững của dân tộc”. Do đó, việc sưu tầm và nghiên cứu VHDG chính là cách “biến di sản quá khứ thành tài sản hôm nay”. Văn hoá và văn hoá dân gian được phát huy đúng mức sẽ là “nguồn năng lượng nuôi dưỡng sức mạnh kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia để vượt qua thử thách, khai thác thời cơ”.

[3] Vai trò của VHDG quan trọng như vậy song hiện việc bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc đang gặp nhiều khó khăn. Trước hết, do Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, mà mỗi dân tộc lại có nhiều ngành khác nhau dẫn tới phạm vi, đối tượng và vùng nghiên cứu cũng nhiều và rộng lớn. Từ đó công việc của các nhà nghiên cứu, sưu tầm phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Thách thức là vì di sản văn hoá phi vật thể đang biến đổi nhanh bởi sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường, bởi tốc độ đô thị và toàn cầu hoá, trong khi lực lượng nghiên cứu, sưu tầm tâm huyết và am hiểu VHDG lại ngày càng ít đi.

[4] Chúng ta có những hoạt động gìn giữ và phát huy nhân lực cho bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Một trong những hoạt động đó là phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và Nghệ nhân Nhân dân. Việc này là chính sách rất đúng, thực hiện tốt nhưng chưa đủ. Nghệ nhân là người nắm giữ di sản cực kì quan trọng. Song thời điểm hiện tại, chúng ta mới chú trọng tới việc tôn vinh mà chưa tìm hiểu được nhu cầu lớn nhất của họ là cần có được môi trường để thực hành, sáng tạo và truyền dạy. Thực tế, phần lớn các nghệ nhân đều cao tuổi và sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa. Do đó, bên cạnh việc tôn vinh, nâng đỡ về tinh thần thì sự quan tâm về vật chất giúp họ vơi bớt nỗi lo cuộc sống để tập trung sáng tạo và truyền dạy là vô cùng quan trọng. Một số tỉnh đã có đãi ngộ các nghệ nhân, tuy không nhiều nhưng cũng giúp họ có thêm thời gian, tâm huyết với học trò.

[5] Trong thời điểm hiện tại, cái lợi của toàn cầu hoá về văn hoá chính là sự đa nguyên về văn hoá, giúp các nền văn hoá có cơ hội đến với nhau để giao lưu, tiếp biến và thông qua đó tăng thêm nội lực, sức sáng tạo cho mình. Toàn cầu hoá cũng giúp cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - kĩ thuật phục vụ cho văn hoá và giúp hoạt động sáng tạo văn hoá trở nên chuyên nghiệp hơn. Việc hình thành nên các đội ngũ hoạt động chuyên nghiệp giúp cho hoạt động sáng tạo có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, toàn cầu hoá về văn hoá cũng là thách thức bởi sức ép làm thế nào để hoà nhập mà vẫn giữ bản sắc riêng biệt của mỗi dân tộc.

[6] Chúng ta cần hiểu rằng văn hoá dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hoá cộng đồng của quần chúng lao động. Vì vậy, việc nhận thức, lí giải các hiện tượng VHDG phải gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hoá, tức là các sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. Các nhà nghiên cứu cần nhìn nhận VHDG trong môi trường bảo tồn động. Quy luật vận động của di sản văn hoá phi vật thể là tái sáng tạo trên cơ sở gốc. Thực tế không có di sản văn hoá phi vật thể nào còn nguyên gốc, mà luôn được bảo tồn trong sự sống động và trong một quá trình tái sáng tạo nhưng hồn cốt vẫn giữ được. Đó mới là di sản.

[7] Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời và đậm đà bản sắc. Tuy nhiên, để “mã định danh” có sức sống và lan tỏa mạnh mẽ, để thế giới chỉ cần nhìn vào đó đã có thể khẳng định là Việt Nam thì cần phải tập trung quảng bá và định vị thương hiệu. Khi sức mạnh của “mã định danh” văn hoá Việt được lan tỏa, sẽ không còn chuyện âm nhạc, trang phục hay món ăn của nước này bị lẫn, bị “nhận vơ” thành của nước khác. Muốn như vậy, mỗi người dân, nhà nghiên cứu, cơ quan quản lí cần phải có cách nhìn nhận đúng về văn hoá, đặc biệt là VHDG, để có cách ứng xử phù hợp, góp phần khẳng định giá trị, nâng cao vị thế dân tộc.

(Theo Văn hoá dân gian - “Mã định danh” hội nhập thế giới, TS. Trần Hữu Sơn - Báo Sài Gòn Giải Phóng, đăng ngày 24/1/2020, https://www.sggp.org.vn/)

1. Mục đích chính của bài viết này là gì?

A. Giải thích sự phát triển của văn hoá dân gian

B. Kêu gọi bảo tồn và phát huy văn hoá dân gian

C. Phân biệt đặc trưng của các loại hình văn hoá

D. Phân tích khó khăn trong bảo tồn di sản văn hoá

2. Theo đoạn [1], nhận định nào sau đây KHÔNG PHẢI là thuộc tính của văn hoá dân gian?

A. Ra đời và định hình trong những giai đoạn sớm nhất của lịch sử dân tộc

B. Khởi nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức phát triển cao sau này C. Tác động đến cách ứng xử của cộng đồng với văn hoá bác học, cung đình

D. Là văn hoá của quần chúng lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao

3. Theo đoạn [2], sưu tầm và nghiên cứu văn hoá dân gian là cách bảo tồn nguồn khai thác cho văn nghệ chuyên nghiệp.

Đúng hay sai?

A. Sai

B. Đúng

4.

  • biến đổi nhanh
  • dần mai một
  • nhiều thách thức
  • tâm huyết
  • thời cơ mới

Kéo thả cụm từ phù hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn thành thông tin về đoạn [3]:

Công việc của các nhà nghiên cứu, sưu tầm phải đối mặt với..........Một mặt, di sản văn hoá phi vật thể đang...........cùng với sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường, của tốc độ đô thị và toàn cầu hoá. Mặt khác, lực lượng nghiên cứu, sưu tầm............và am hiểu văn hóa dân gian lại ngày càng ít đi.

5. Theo đoạn [4], những hoạt động nào CHƯA được thực hiện đầy đủ với nghệ nhân để bảo tồn văn hoá dân tộc? (Chọn hai đáp án đúng.)

A. Phong tặng các danh hiệu cao quý cho nghệ nhân văn hoá dân gian

B. Đáp ứng môi trường thực hành tốt cho nghệ nhân trên các vùng miền

C. Chú trọng tôn vinh, đề cao vai trò của nghệ nhân về mặt tinh thần

D. Đãi ngộ về vật chất đủ để nghệ nhân tập trung sáng tạo, truyền dạy

6. Điền một cụm từ không quá ba tiếng trong đoạn [6] vào chỗ trống:

Nếu môi trường sinh hoạt văn hoá của quần chúng lao động là mảnh đất màu mỡ thì văn hoá dân gian giống như một .........nảy mầm, bám rễ và phát triển gắn với mảnh đất cộng đồng ấy.

7. Theo đoạn [6], "bảo tồn động" có nghĩa là giữ hồn cốt di sản gắn với môi trường sinh hoạt văn hoá cộng đồng và tái sáng tạo trong sự sống động của mỗi địa phương.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

8. Điền một cụm từ không quá hai tiếng trong bài đọc vào chỗ trống:

Theo tác giả, cụm từ "mã định danh" tương đương với khái niệm...................:

9. Đọc đoạn [5] và [6] của bài, chọn hai đáp án đúng cho câu hỏi sau:

Tại sao tác giả cho rằng: “...toàn cầu hoá về văn hoá cũng là thách thức...”?

A. Toàn cầu hoá giúp tăng cơ hội giao lưu và tiếp biến cũng như phát triển văn hóa cần mở rộng sinh hoạt cộng đồng.

B. Toàn cầu hóa giúp hạ tầng cho sáng tạo chuyên nghiệp nhưng qui luật vận động di sản là tái sáng tạo trên cơ sở gốc.

C. Toàn cầu hóa giúp hình thành đội ngũ chuyên nghiệp song bảo tồn di sản cần phát huy và gìn giữ các nghệ nhân.

D. Toàn cầu hóa giúp tăng nội lực sáng tạo nhưng nhận thức và lí giải hiện tượng văn hóa phải hướng tới bản sắc.

10.

  • di sån
  • quản lý văn hoá
  • thời cơ
  • vị thế dân tộc bộ gen của văn hóa dân tộc
  • tinh hoa văn hóa

Chọn kéo cụm từ phù hợp vào mỗi chỗ trống:

Văn hoá dân gian................” - cần được bảo tồn và phát huy. Hiện nay, việc bảo tồn và phát huy vốn quý.....................văn hoá vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Giữ gìn và lan toả bản sắc văn hoá để khẳng định, nâng tầm...........................là trách nhiệm của các địa phương, của các nhà......................và của mỗi người dân Việt Nam.

Đọc bài đọc sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10:

Vấn đề an ninh lương thực toàn cầu

[1] Tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc chiến ở Ukraine đã làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng trên các thị trường lương thực, thực phẩm, cùng với tình trạng biến đổi khí hậu càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG), Chương trình Lương thực thế giới (WFP) và WTO đã kêu gọi hành động khẩn cấp giải quyết an ninh lương thực toàn cầu. Theo WFP, số người bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã tăng lên hơn 345 triệu ở 82 quốc gia. Theo các ước tính riêng về cung-cầu ngũ cốc, FAO đã hạ dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong năm 2022 xuống 2.756 tỷ tấn so với mức dự báo 2.764 tỷ tấn đưa ra hồi tháng trước. Dự báo này thấp hơn 2% so với sản lượng ước tính trong cả năm 2021 và đánh dấu mức thấp nhất trong vòng ba năm qua. FAO cảnh báo, chi phí nhập khẩu lương thực dự kiến cao kỷ lục trong năm 2022 sẽ khiến các nước nghèo nhất cắt giảm khối lượng nhập khẩu mặt hàng này.

[2] Với sự vào cuộc của các tổ chức quốc tế, sự nỗ lực hợp tác của các quốc gia, khu vực nhằm tăng nguồn cung và giảm giá lương thực, cuộc khủng hoảng lương thực phần nào đã hạ nhiệt. Chỉ số giá lương thực thế giới đã giảm nhẹ trong tháng 11 năm 2022, đánh dấu tháng giảm thứ 8 liên tiếp kể từ mức cao kỷ lục hồi tháng 3 sau khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine. FAO mới đây thông báo, chỉ số giá lương thực thế giới trung bình trong tháng 11 vừa qua là 135,7 điểm, giảm so với mức 135,9 điểm hồi tháng 10. Chỉ số này hiện chỉ nhỉnh hơn 0,3% so với cùng kỳ năm 2021, song vẫn ở mức cao trong lịch sử sau khi chạm mốc đỉnh điểm trong mười năm qua vào năm 2021.

[3] Cải thiện tính bền vững của nông nghiệp và thúc đẩy ứng dụng các kỹ thuật hiện đại được coi là nhân tố quan trọng bảo đảm an ninh lương thực. Là một trong những khu vực chịu tác động mạnh của tình trạng gián đoạn nguồn cung ngũ cốc do cuộc xung đột Ukraine, châu Âu tìm cách tăng cường bảo đảm an ninh lương thực. Bộ trưởng nông nghiệp các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí rằng, khối này cần phải phối hợp hành động để tối đa hóa sự gia tăng bền vững trong sản xuất nông nghiệp và đẩy nhanh việc ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong nông nghiệp. Một trong những giải pháp cốt lõi để sản xuất đủ lương thực mà vẫn bảo đảm tính bền vững là ứng dụng các công nghệ nghiên cứu, đổi mới và hiện đại, trong đó bao gồm cả phương thức canh tác chính xác, nhằm giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón.

[4] Ủy ban châu Âu (EC) đã "bật đèn xanh" cho việc gia hạn quyết định tạm dừng thực hiện các quy định liên quan môi trường đối với đất bỏ hoang và luân canh cây trồng vào năm 2023, qua đó tạo điều kiện để nông dân 27 thành viên EU tăng cường sản xuất ngũ cốc. Theo Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, quyết định này nhằm tối đa hóa năng lực sản xuất ngũ cốc của EU và ước tính sẽ cho phép trồng lại cây trên tổng diện tích đất 1,5 triệu héc-ta. EC nhấn mạnh, mỗi tấn ngũ cốc được sản xuất tại EU sẽ góp phần tăng cường an ninh lương thực toàn cầu.

[5] FAO mới đây đã tổ chức lễ công bố chính thức ấn phẩm "Tương lai của nông nghiệp và lương thực - Các động lực và tác nhân kích hoạt chuyển đổi" (FOFA-DTT), tập trung vào những hành động cần thiết và cấp bách để chuyển đổi các hệ thống nông lương theo hướng bền vững. Theo FAO, nhiều mục tiêu phát triển bền vững (SDG) hiện đang chệch hướng và sẽ chỉ đạt được nếu các hệ thống nông lương được chuyển đổi phù hợp để chống chọi với những thách thức toàn cầu đang diễn ra.

[6] Đến năm 2050, dự kiến thế giới sẽ có 10 tỷ người và đây sẽ là một thách thức chưa từng có đối với vấn đề an ninh lương thực nếu không có những nỗ lực đáng kể để đảo ngược xu hướng hiện tại. Hiện có khoảng 770 triệu người, tức gần 10% dân số thế giới bị đói và hơn 3 tỷ người không có khả năng để có một chế độ ăn uống lành mạnh.

[7] Trong khi đó, các xu hướng như gia tăng dân số và đô thị hóa, bất ổn kinh tế vĩ mô, nghèo đói và bất bình đẳng, căng thẳng và xung đột địa chính trị, cạnh tranh gay gắt hơn đối với tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu đang tàn phá các hệ thống kinh tế xã hội và hủy hoại hệ thống môi trường. Việc chuyển đổi các hệ thống lương thực, thực phẩm hướng tới bền vững hơn là vô cùng quan trọng, được coi là "chìa khóa" bảo đảm an ninh lương thực. Để đạt được mục tiêu này, các chính phủ, người tiêu dùng, doanh nghiệp, giới học giả và cộng đồng quốc tế cần hành động ngay bây giờ để việc chuyển đổi toàn diện các hệ thống nông lương khả thi và có thể mang lại thay đổi bền vững lâu dài.

11. Mục đích chính của đoạn [1] và [2] là gì?

(Theo Thái An, Bảo Nhân dân, đăng ngày 30/12/2022, https://nhandan.vn)

A. Lên án khủng hoảng lương thực toàn cầu và đề xuất phát triển nền nông nghiệp bền vững

B. Kêu gọi các tổ chức quốc tế giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu

C. Nêu tình trạng, nguyên nhân mất an ninh lương thực toàn cầu và biện pháp khắc phục

D. Nêu hậu quả và biện pháp khắc phục tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu

12. Theo thông báo mới đây của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc ở đoạn [2], chỉ số giá lương thực thế giới giảm liên tục trong nhiều tháng sau khi đạt đỉnh vào năm 2021.

Đúng hay sai?

A. Sai

B. Đúng

13. Điền một cụm từ không quá hai tiếng từ đoạn [2] để hoàn thành nhận định sau:

Các tổ chức quốc tế đã vào cuộc, các quốc gia và khu vực đã nỗ lực hợp tác để .........

cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn cầu.

14. Cụm từ “phương thức canh tác chính xác” ở đoạn [3] dùng để chỉ một phương thức sản xuất nông nghiệp:

A. nhằm huy động nội lực của các nước thành viên.

B. chuyên sâu về trồng trọt ngũ cốc.

C. sử dụng các tiến bộ công nghệ và kỹ thuật.

D. đạt sản lượng chính xác với sản lượng dự kiến.

15.

  • tiêu thụ
  • trồng trọt
  • pháp lý
  • gián đoạn

Kéo và thả các từ phù hợp vào mỗi chỗ trống:

Một trong những biện pháp được châu Âu sử dụng để giảm tác động tiêu cực của tình trạng....... nguồn cung ứng lương thực do xung đột ở Ukraine gây ra là xây dựng cơ sở......... tạo điều kiện khuyến khích việc...........ngũ cốc tại 27 nước thành viên của Ủy ban châu Âu.

16. Theo đoạn [3] và [4], châu Âu tìm cách tăng cường an ninh lương thực nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững trong sản xuất, không gây tác hại đối với môi trường.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

17. Điền một cụm từ không quá hai tiếng vào chỗ trống:

Ở đoạn [6], tác giả đề cập đến .........thế giới dự kiến trong vòng hai thập kỷ tới nhằm chỉ ra việc phát triển nông lương bền vững là một yêu cầu hết sức cấp thiết hiện nay.

18. Ý nào sau đây KHÔNG phải là nguyên nhân dẫn đến khuyến nghị về phát triển lĩnh vực nông lương theo hướng bền vững?

A. Dân số thế giới đông và không ngừng gia tăng với tốc độ ngày càng nhanh.

B. Tình trạng thiếu công bằng xã hội ngày càng trầm trọng trên thế giới.

C. Hệ thống kinh tế xã hội và môi trường toàn cầu có những biến động lớn.

D. Nông nghiệp lạc hậu, không đáp ứng đủ nhu cầu lương thực toàn cầu.

19.

  • thách thức
  • khủng hoảng
  • chuyển đổi
  • Tương lai
  • khắc phục

Kéo và thả các từ phù hợp vào mỗi chỗ trống:

Qua bài viết, tác giả bày tỏ sự quan ngại về.....................mất an ninh lương thực toàn cầu. Tình trạng này đã và đang trở nên hết sức nghiêm trọng trước những xu hướng tác động ngày càng mạnh mẽ, làm trầm trọng hơn .................lương thực trên thế giới. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên yêu cầu khẩn thiết cần hành động để giải quyết vấn đề này, trong đó nổi bật lên giải pháp của FAO về.................toàn diện hệ thống nông nghiệp và lương thực thế giới.

20. Mục đích chính của ba đoạn cuối bài viết là gì?

A. Phân tích các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay

B. Chỉ ra biện pháp cốt lõi giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu

C. Cảnh báo tác hại của các thách thức toàn cầu đối với kinh tế, xã hội và môi trường

D. Dự báo tình trạng ngày càng trầm trọng của khủng hoảng lương thực toàn cầu

Đề thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa 2022 chính thức

Đề thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội

Đề thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội - 1

Đề thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội - 2

Đề thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội - 3

Bài thi tư duy Đại học Bách khoa 2022

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập lớp 12 mảng Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.632
0 Bình luận
Sắp xếp theo