Ví dụ về chuỗi thức ăn Sinh học 12
Hoatieu xin chia sẻ các mẫu ví dụ về chuỗi thức ăn, đây là bài tập trong chương trình Sinh học lớp 12. Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Mời các bạn tham khảo chi tiết trong bài.
Các ví dụ về chuỗi thức ăn Lớp 12
1. Chuỗi thức ăn là gì?
Một chuỗi thức ăn hay còn gọi là xích thức ăn, quan hệ thức ăn là một chuỗi gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau, vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt. Các chuỗi thức ăn dày đặc tạo nên các mạng lưới thức ăn.
2. Ví dụ về chuỗi thức ăn
Trong hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn:
- Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật tự dưỡng:
Ví dụ: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.
- Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ:
Ví dụ: Mùn bã hữu cơ → Ấu trùng ăn mùn → Giáp xác → Cá rô → Chim bói cá.
Ví dụ khác về chuỗi thức ăn có thể kể đến như: Cỏ → Sâu → Chim → xác chết của chim bị phân hủy → chất bón cỏ.
Giải thích: Chuỗi thức ăn trên có thể giải thích rõ như sau: Sâu ăn cỏ, chim ăn sâu, sau khi chết, xác chết của chim bị phân hủy sẽ là chất bón cho cỏ. Sau khi cỏ mọc, loài sâu lại tiếp tục ăn, đây là một vòng lặp tuần hoan, cũng là ví dụ cho chuỗi thức ăn cơ bản trong tự nhiên.
Các bạn có thể tham khảo thêm một số ví dụ về chuỗi thức ăn khác như:
- Lá, cành cây khô → mối → nhện → thằn lằn.
- Tảo lam → Trùng cỏ → Cá diếc → Chim bói cá
- Lá ngô → châu chấu → ếch → xác chết bị phân hủy → chất bón cho cây ngô.
- Cỏ → thỏ → sói → xác chết → vi khuẩn → cỏ.
- Mùn bã hữu cơ → Giun đất → Gà → Chó sói → Cọp → Vi khuẩn.
3. Ví dụ về chuỗi thức ăn trên cạn
Chuỗi thức ăn trên cạn thường khá ngắn và mang những đặc điểm như: Môi trường trên cạn không ổn định và sinh vật thì tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc trao đổi chất.
Hiệu suất sinh thái thường thấp: Thực vật chứa nhiều chất khó tiêu hóa (điển hình như cellulose) và động vật ăn thịt thì tiêu tốn nhiều năng lượng cho các hoạt động săn mồi.
Ví dụ về chuỗi thức ăn trên cạn:
Ong ăn phấn hoa và mật hoa của cây. Sau đó sẽ có Chim ăn ong - loài chim chuyên săn ong. Cuối cùng, loài cáo có thể tấn công những tổ mà những con chim này xây dựng trên mặt đất.
Trong ví dụ này, chúng ta thấy rằng những người sản xuất sơ cấp được tiêu thụ bởi những người tiêu dùng sơ cấp và đến lượt những người tiêu dùng thứ cấp. Những kẻ săn mồi này cuối cùng sẽ chết và bị tiêu thụ bởi các sinh vật phân hủy. Các sinh vật phân hủy thường là vi khuẩn và nấm có nhiệm vụ giết chết xác của cáo.
4. Ví dụ về chuỗi thức ăn dưới nước
Chuỗi thức ăn dưới nước thường dài: Môi trường dưới nước ổn định và sinh vật thì tiêu tốn ít năng lượng cho việc trao đổi chất.
Hiệu suất sinh thái cao: Mắt xích đầu tiên phần đa đều là thực vật phù du nên dễ tiêu hóa giúp hiệu suất sử dụng thức ăn cao; đặc biệt động vật thường ít tiêu tốn năng lượng cho hoạt động săn mồi.
Ví dụ về chuỗi thức ăn dưới nước:
- Tảo → Tôm he → Cá khế → Cá nhồng → Cá mập.
- Chất hữu cơ hòa tan trong nước → Vi khuẩn → Nguyên sinh vật → Tôm
- Mùn bã hữu cơ → cua → ếch.
- Tảo lam → Trùng cỏ → Cá diếc → Chim bói cá
5. Các cấp của chuỗi thức ăn
- Tổ chức sản xuất: gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất vô cơ của môi trường. Chúng là những sinh vật bắt đầu chuỗi này.
- Sinh vật tiêu dùng chính (Sinh vật tiêu thụ bậc 1): gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất. Chúng thường là động vật ăn cỏ, mặc dù cũng có loài ăn tạp.
- Sinh vật tiêu dùng thứ cấp (Sinh vật tiêu thụ bậc 2): Là các loài động vật ăn các sinh vật tiêu thụ bậc 1. Những động vật này là động vật ăn thịt và không có khả năng tự phát triển năng lượng.
- Sinh vật tiêu dùng cấp ba (Sinh vật tiêu thụ bậc 3,4,5...): Chúng là động vật có thể ăn cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Chúng rất cần thiết trong các hệ sinh thái vì chúng hoạt động như những sinh vật ngăn chặn sự dân số quá lớn của các loài khác. Chúng thường ngăn chặn sự đông đúc của những kẻ săn mồi theo thói quen và giúp cân bằng hệ sinh thái.
Trên đây là các Ví dụ về chuỗi thức ăn Sinh học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 12 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Mâu thuẫn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là những mâu thuẫn nào?
Tại sao pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ công dân là xây dựng quy mô gia đình ít con?
Lực lượng tiền thân của cứu quốc quân là?
8 Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án 2024
(Cực hay) Đọc hiểu bài Từ Cu Ba lớp 11
Việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người có liên quan gì đến hiện tượng thiên nhiên bất thường trong những năm gần đây ở Việt Nam?
(Mới nhất) Đáp án đề minh họa 2025 tất cả các môn
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 12
Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã
Hãy phân tích các nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 Sở giáo dục và đào tạo Nam Định lần 2
(194 trang) Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn 2024
Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?
Ví dụ về sử dụng pháp luật (20+ Ví dụ)