Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 có đáp án

Hoatieu xin chia sẻ một số Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 11 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.

Mẫu đề thi giữa kỳ 2 lớp 11 môn Sinh học được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải phù hợp với các hình thức đề kiểm tra hiện nay, giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11

1.1. Tự luận thi giữa kì 2 môn Sinh học 11

Câu 1. Căn cứ vào hướng kích thích và hướng sinh trưởng của cơ quan thực vật thì hướng động chia thành những dạng nào?

Câu 2. Loại mô phân sinh nào có ở cả thực vật một và hai lá mầm?

Câu 3. Trên sợi thần kinh không bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng kề bên bằng cách nào?

Câu 4. Kể tên 4 loại hoocmôn chính ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của conngười?

Câu 5. Đặt cây nằm ngang và triệt tiêu sự kích thích của trọng lực, sự sinh trưởng của phần thân và rễ cây đó sẽ theo hướng nào?

Câu 6. Giả sử ấu trùng sâu không tổng hợp được hoocmôn ecđixơn thì điều gì sẽ xảy ra?

1.2. Trắc nghiệm thi giữa học kì 2 môn Sinh lớp 11

Câu 1: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?

A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.

B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.

C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.

D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.

Câu 2: Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì

A. duỗi thẳng cơ thể

B. co toàn bộ cơ thể

C. di chuyển đi chỗ khác

D. co ở phần cơ thể bị kích thích

Câu 3: Sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ là do

A. hoạt động của mô phân sinh bên và mô phân sinh đỉnh tạo ra.

B. hoạt động của mô phân sinh đỉnh tạo ra.

C. hoạt động của mô phân lóng tạo ra.

D. hoạt động của mô phân sinh bên tạo ra.

Câu 4: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là

A. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim

B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim

C. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim

D. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim

Câu 5: Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xináp là

A. xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.

B. Ca2+ vào làm bóng chứa axetincolin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axetincolin vào khe xináp.

C. axetincolin gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.

D. xung thần kinh lan truyền từ màng sau đến màng trước xináp.

Câu 6: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả

A. người bé nhỏ hoặc khổng lồ.

B. các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.

C. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

D. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

Câu 7: Cho các thông tin sau:

(1) các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của ấu trùng.

(2) con non sinh ra có đặc điểm tương tự con trưởng thành.

(3) ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác trở thành con trưởng thành.

(4) ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành.

(5) không có giai đoạn ấu trùng và giai đoạn trung gian (nhộng).

(6) đại diện là đa số động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống.

Thông tin đúng về sự phát triển của động vật qua biến thái và không qua biến thái là

A. biến thái hoàn toàn: (1), (3), (4) ; không qua biến thái: (2), (5), (6).

B. biến thái hoàn toàn: (1), (2), (4) ; không qua biến thái: (3), (5), (6).

C. biến thái hoàn toàn: (1), (3), (4), (6) ; không qua biến thái: (2), (5).

D. biến thái hoàn toàn: (1), (3), (5), (6) ; không qua biến thái: (2), (4).

Câu 8: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào

A. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và phía ngoài màng mang điện âm.

B. Bị kích thích, phía trong mang mang điện dương và phía ngoài màng mang điện âm.

C. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương.

D. Bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương.

Câu 9: Sự đóng mở của khí khổng là ứng động

A. sinh trưởng.

B. tiếp xúc.

C. ứng động tổn thương.

D. không sinh trưởng.

Câu 10: Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là

A. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

C. làm tăng kích thước chiều dài của cây.

D. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

Câu 11: Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh

B. Cao, tốc độ máu chạy chậm

C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh

D. Thấp, tốc độ máu chảy chậm

Câu 12: Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước

A. nhiều tác nhân kích thích

B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng

C. tác nhân kích thích không định hướng

D. tác nhân kích thích không ổn định

Câu 13: Auxin chủ yếu sinh ra ở

A. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.

B. Thân, cành.

C. đỉnh của thân và cành.

D. lá, rễ.

Câu 14: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra

A. nhanh, dễ nhận thấy

B. nhanh, khó nhận thấy

C. chậm, dễ nhận thấy

D. chậm, khó nhận thấy

Câu 15: Sự lan truyền xung thần tkinh trên sợi có bao miêlin “nhảy cóc” vì

A. sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.

B. đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.

C. giữa các eo Ranvie, sợi thần kinh bị bao bằng bao miêlin cách điện.

D. tạo cho tốc độ truyền xung quanh.

Câu 16: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển

A. hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành.

B. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành.

C. hoàn thiện, qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành.

D. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành.

Câu 17: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì

A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

B. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

C. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

D. thức ăn được tiêu hóa nội bào.

Câu 18: Cây trung tính là cây ra hoa ở

A. ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô.

B. cả ngày dài và ngày ngắn.

C. ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng.

D. ngày ngắn vào mùa lạnh và ngày dài vào mùa nóng.

Câu 19: Tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối (ánh sáng yếu) có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò

A. chuyển hóa Ca để hình thành xương

B. chuyển hóa Na để hình thành xương

C. chuyển hóa K để hình thành xương

D. oxi hóa để hình thành xương

Câu 20: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của

A. các hệ cơ quan trong cơ thể.

B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào.

C. các cơ quan trong cơ thể.

D. các mô trong cơ thể.

Câu 21: Ở người trưởng thành, trung bình mỗi chu kì tim kéo dài ...(?)... trong đó tâm nhĩ co ...(?)... giây, tâm thất co ...(?)... giây, thời gian dãn chung là ...(?)... giây

A. 0,8/ 0,1 ; 0,2 ; 0,5.

B. 0,8/ 0,1 ; 0,3 ; 0,4.

C. 0,7/ 0,1 ; 0,2 ; 0,4.

D. 0,6/ 0,1 ; 0,2 ; 0,3.

Câu 22: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với

A. tác nhân kích thích từ một hướng.

B. đóng khí khổng.

C. sự phân giải sắc tố.

D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic.

Câu 23: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự :

A. tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác

B. tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh

C. tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tế bào biểu mô cơ

D. mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ

Câu 24: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

A. Dạ dày.

B. Khoang miệng.

C. Thực quản.

D. Tuyến nước bọt.

Câu 25: Xét các đặc điểm sau:

(1) Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể.

(2) Rất bền vững.

(3) Là chuỗi phản xạ không điều kiện.

(4) Do kiểu gen quy định.

Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của tập tính bẩm sinh gồm:

A. (1) và (2)

B. (2) và (3)

C. (2), (3) và (4)

D. (1), (2) và (4)

Câu 26: Cà chua là cây ...(?)... và ra hoa khi đạt được đến lá thứ ...(?)...

A. trung tính/ lá thứ 14

B. ngày dài/ lá thứ 15

C. ngày ngắn/ lá thứ 12

D. trung tính/ lá thứ 13

Câu 27: Trong các hiện tượng sau:

(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng.

(2) khí khổng đóng mở.

(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

(4) sự khép và xòe của lá cây trinh nữ.

(5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm.

Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?

A. (1), (2) và (3)

B. (2) và (4)

C. (3) và (5)

D. (2), (3) và (5)

Câu 28: Gibêrelin có vai trò

A. làm tăng số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân.

B. làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân.

C. làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.

D. làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân

1.3. Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 11

Đáp án tự luận:

CÂUNỘI DUNG CÂU HỎI ĐÁP ÁN
1

Căn cứ vào hướng kích thích và hướng sinh trưởng của cơ quan thực vật thì hướng động chia thành những dạng nào?

Hướng động dương và hướng động âm

2

Loại mô phân sinh nào có ở cả thực vật một và hai lá mầm?

Mô phân sinh đỉnh

3

Trên sợi thần kinh không bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng kề bên bằng cách nào?

Mất phân cực, đảo cực và tái phân cực từ vùng này sang vùng khác

4

Kể tên 4 loại hoocmôn chính ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của con người?

Hoocmôn: sinh trưởng, phát triển/ tiroxin, Ơstrogen (nữ) và Testosteron (nam)

5

Đặt cây nằm ngang và triệt tiêu sự kích thích của trọng lực, sự sinh trưởng của phần thân và rễ cây đó sẽ theo hướng nào?

Thân và rễ tiếp tục sinh trưởng theo hướng nằm ngang

6

Giả sử ấu trùng sâu không tổng hợp được hoocmôn ecđixơn thì điều gì sẽ xảy ra?

Sâu không biến đổi thành nhộng và bướm

Đáp án trắc nghiệm

1-A2-B3-D4-B5-D6-A7-A8-C9-D10-B
11-D12-C13-C14-D15-C16-D17-D18-B19-A20-B
21-B22-A23-C24-C25-C26-A27-B28-A

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh lớp 11

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Tuổi của cây một năm được tính theo:

A. Số chồi nách.

B. Số lóng.

C. Số cành.

D. Số lá.

Câu 2. Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:

A. Auxin, Gibêrelin, xitôkinin.

B. Auxin, Gibêrelin, Axit absixic.

C. Auxin, Gibêrelin, êtylen.

D. Auxin, Etylen, Axit absixic.

Câu 3. Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?

A. Khe xinap.

B. Màng trước xinap.

C. Chuỳ xinap.

D. Màng sau xinap.

Câu 4. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nàm ở bộ phận nào của xinap?

A. Màng sau xinap.

B. Màng trước xinap.

C. Chuỳ xinap.

D. Khe xinap.

Câu 5. Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là:

A. Di chuyển đi chỗ khác.

B. Co toàn bộ cơ thể.

C. Co ở phần cơ thể bị kích thích.

D. Duỗi thẳng cơ thể.

Câu 6. Phát triển ở thực vật là:

A. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

B. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

C. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

D. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

Câu 7. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp ở thực vật?

A. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

B. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

C. Làm tăng chiều dài của cây.

D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

Câu 8. Cho các phát biểu sau:

1. Yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của người và động vật là yếu tố di truyền

2. Có 2 kiểu phát triển của động vật là phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn

3. Testosteron có tác dụng gây ra các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con đực

4. Khi đến mùa rét cơ thể động vật biến nhiệt bị mất nhiệt làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.

Số phát biểu đúng là:

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1. Sinh trưởng của cơ thể thực vật là gì? Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp? (2 điểm)

Câu 2. (2 điểm)

Hooc môn thực vật là gì? Trình bày nơi tổng hợp, tác dụng sinh lý của Auxin.

Câu 3. (2 điểm)

Phát triển của cơ thể động vật là gì? Trình bày sự phát triển qua biến thái không hoàn toàn, lấy ví dụ.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I.

12245678
DACABCDD

Phần II.

Câu 1.

- Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn, tạo cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá. (0,5 điểm)

- Phân biệt:

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Điểm

Khái niệm

Sinh trưởng của thân và rễ cây theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên.

1 điểm

Loại cây

Xảy ra ở cây một lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầm.

Chỉ xảy ra ở cây hai lá mầm

0,5 điểm

Câu 2.

- Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ được sản sinh ra từ cơ thể thực vật, với một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò điều tiết hoạt động sinh trưởng, phát triển của cây. (0,5 điểm)

- Auxin:

+ Các mô phân sinh chồi ngọn và các lá non; phôi trong hạt. (0,25)

+ Làm tăng kéo dài tế bào, kích thích thân, rễ kéo dài, ra rễ bất định. (0,25)

+ Tăng ưu thế ngọn, ức chế chồi bên. (0,25)

+ Gây hiện tượng hướng động(0,25)

+ Phát triển quả, tạo quả không hạt. (0,25)

+ Ức chế sự rụng lá, quả, ra rễ. (0,25)

Câu 3.

- Phát triển là sự biến đổi hình thái, sinh lí từ hợp tử đến giai đoạn trưởng thành, bao gồm giai đoạn phôi và hậu phôi. (1 điểm)

- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn: Là kiểu phát triển mà con non chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. (0,5 điểm)

Ví dụ: các loài chân khớp (châu chấu, tôm, cua...), lưỡng cư.. (0,5 điểm)

3. Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11

Câu 1. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở

A. cây một lá mầm và cây hai lá mầm

B. chỉ xảy ra ở cây hai lá mầm

C. cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm

D. cây hai lá mầm và phần thân non của cây một lá mầm

Câu 2. Sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ là gia tăng về

A. chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên

B. chiều ngang do hoạt động của mô sinh đỉnh

C. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên

D. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Câu 3. Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?

A. Tầng sinh mạch

B. Tầng sinh bần

C. Mạch rây thứ cấp

D. Mạch gỗ thứ cấp

Câu 4. Mô phân sinh là:

A. loại mô có khả năng phân chia thành các mô trong cơ thể.

B. nhóm tế bào sơ khai trong cơ quan sinh dục.

C. nhóm tế bào ở đỉnh thân và đỉnh rễ.

D. nhóm tế bào chưa phân hoá duy trì được khả năng nguyên phân.

Câu 5. Hình thức sinh trưởng ở cây hai lá mầm là:

A. sinh trưởng sơ cấp.

B. sinh trưởng thứ cấp.

C. sinh trưởng sơ cấp ở thân trưởng thành và sinh trưởng thứ cấp ở phần thân non.

D. sinh trưởng sơ cấp ở phần thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành.

Câu 6. Tế bào chỉ có thể sinh trưởng được trong điều kiện độ no nước của tế bào không thấp hơn

A. 70%

B. 50%

C. 95%

D. 100%

Câu 7. Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?

A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

C. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

Câu 8. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.

B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.

C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.

D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).

Câu 9. Các hooc môn kích thích sinh trưởng bao gồm:

A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin.

B. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.

C. Auxin, gibêrelin, êtilen.

D. Auxin, êtilen, axit abxixic.

Câu 10. Tác dụng nào dưới đây không phải của gibêrelin đối với cơ thể thực vật là

A. sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột; ra hoa, tạo quả.

B. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; ra hoa, tạo quả.

C. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột.

D. thúc quả chóng chín, rụng lá.

Câu 11. Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì:

A. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.

B. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đơi với

người và gia súc.

C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.

D. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân.

Câu 12. Xuân hóa là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào

A. ánh sáng.

B. nhiệt độ thấp.

C. độ ẩm thấp.

D. tương qua độ dài ngày và đêm.

Câu 13. Phitôcrôm có những dạng nào?

A. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 660mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ

xa (Pđx) có bước sóng 730mm.

B. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 730mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ

xa (Pđx) có bước sóng 660mm.

C. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 630mm và dạng hấp thụ ánh sáng

đỏ xa (Pđx) có bước sóng 760mm.

D. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 560mm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ

xa (Pđx) có bước sóng 630mm.

Câu 14. Chu kì biến thái ở bướm gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây ?

A. Sâu →bướm →nhộng →trứng

B. Bướm →trứng →sâu →nhộng

C. Trứng→sâu→ nhộng→ bướm

D. Trứng→ sâu→ kén→ bướm

Câu 15. Hoocmon nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống ?

A. Tiroxin, ecđixơn, hoocmon sinh trưởng (LH)

B. Testostêron, ơtrôgen, juvernin

C. Ơtrôgen, testostêron, hoocmon sinh trưởng (LH)

D. Insulin, glucagôn, ecđixơn, juvernin.

Câu 16. Hoocmon làm cơ thể bé gái thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí ở thời kì dậy thì là:

A. testostêron

B. tirôxin

C. ơstrôgen

D. hoocmon sinh trưởng (LH)

Câu 17. Hoocmon ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bọ là:

A. eđixơn và tirôxin

B. juvenin và tirôxin

C. eđixơn và Juvenin

D. testostêron và tirôxin

Câu 18. Ở trẻ em, cơ thể thiếu sinh tố D sẽ bị:

A. bệnh thiếu máu

B. bong giác mạc

C. chậm lớn ,còi xương

D. phù thũng

Câu 19. Hoocmon ảnh hưởng đến sự phát triển của nòng nọc thành ếch là:

A. Eđixơn và tirôxin

B. Juvenin và tirôxin

C. Eđixơn và Juvenin

D. Tirôxin

Câu 20. Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai

đoạn trẻ em sẽ dẫnnđến hậu quả:

A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.

D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.

Câu 21. Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:

A. Tinh hoàn.

B. Tuyến giáp.

C. Tuyến yên.

D. Buồng trứng.

Câu 22. Các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trứng là:

A. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng, uống viên tránh thai.

B. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn trứng, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng.

C. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, xuất tinh ngoài, giao hợp vào gia đoạn không rụng trứng.

D. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào gia đoạn không rụng trứng.

Câu 23. Sự phân bố các ion Na+, K+ ở hai bên màng tế bào như sau

A. Bên trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn; Na+ có nồng độ thấp hơn

B. Bên trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn; bên ngoài tế bào Na+ có nồng độ cao hơn

C. Bên trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ cao hơn

D. Bên trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn

Câu 24. Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?

A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.

B. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích.

C. Phản ứng kém chính xác.

D. Tiêu phí ít năng lượng.

Câu 25. Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hy sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa và

bảo vệ tổ, đây là tập tính

A. thứ bậc

B. vị tha

C. bảo vệ lãnh thổ

D. di cư

Câu 26. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tập tính học được là chuỗi các phản xạ không điều kiện

B. Quá trình hình thành tập tính học được là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron

C. Tập tính học được thường bền vững không thay đổi

D. Tập tính học được được di truyền từ bố mẹ

Câu 27. Điều kiện hoá đáp ứng là:

A. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.

B. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích liên tiếp nhau.

C. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích trước và sau.

D. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích rời rạc.

Câu 28. Chức năng của mô phân sinh đỉnh là gì?

A. Làm cho thân cây dài và to ra

B. Làm cho rễ dài và to ra

C. Làm cho thân và rễ cây dài ra

D. Làm cho thân cây, cành cây to ra

Câu 29. Kết quả sinh trưởng sơ cấp ở thực vật hai lá mầm là:

A. làm cho thân và rễ cây dài ra

B. làm cho lóng dài ra

C. tạo mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi

D. tạo biểu bì, tầng sinh mạch, mạch gỗ sơ cấp.

Câu 30. Cây cà chua đến tuổi lá thứ mấy thì ra hoa?

A. Lá thứ 14.

B. Lá thứ 15.

C. Lá thứ 12.

D. Lá thứ 13.

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 11
Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 11

4. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 11

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 11
Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 11

Trên đây là các mẫu Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 có đáp án chi tiết nhất. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 11 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
1 8.495
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi