Phân tích Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn
Phân tích bài thơ Hương thầm
Hương thầm là một bài thơ hay của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn. Hương thầm là bài thơ diễn tả một mối tình thầm lặng của người thiếu nữ với chàng hàng xóm, ở cách nhau khung cửa sổ: “cửa sổ hai nhà cuối phố”, ở sau nhà có cây bưởi tỏa hương ngan ngát. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc một số bài văn mẫu phân tích Hương thầm, cảm nhận bài thơ Hương thầm giúp các bạn hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Tác giả Phan Thị Thanh Nhàn đã sáng tác bài thơ Hương thầm dựa trên một câu chuyện đời thực. Hương thầm tựa như một nhân chứng về một mối tình mà chưa ai dám ngỏ lời mà đã phải chia xa mãi mãi. Những lời chưa nói được gói gọn vào trong chiếc khăn tay và chùm hoa bưởi bé nhỏ tỏa hương thơm nồng. Chiếc khăn gửi gắm những yêu thương thề hẹn để người ra trận thêm vững tin lên đường. Bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn vì thế mãi vấn vương hương của tình yêu, lãng mạn mà cao cả.
1. Nội dung bài thơ Hương thầm
Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ.
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.
Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,
Bên ấy có người ngày mai ra trận
Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi,
Nào ai đã một lần dám nói?
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin,
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không dấu được cứ bay dịu nhẹ.
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy…)
Rồi theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường
Hương thơm sẽ theo đi khắp
Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.
2. Hoàn cảnh sáng tác Hương thầm
3. Viết bài văn đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài Hương thầm
1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
- Dẫn dắt vào tác gải Phan Thị Thanh Nhàn và tác phẩm Hương Thầm
- Giố thiệu nội dung cần cảm nhận: Thông qua hệ thống ngốn ngữ, hệ thống hình ảnh già sức gợi bài thơ đã miêu tả và tái hiện thành công tâm trạng ngại ngùng, bối rối, thẹn thùng của đôi trai gái khi tràng trai sắp phải lên đường ra trận.
2. Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:
* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:
(Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn…)
- Chủ đề của bài thơ: thông qua hình ảnh của loài hoa giản dị, trắng trong tinh khiết, mang trong mình mùi thơm nhẹ nhàng thanh quý mà say đắm long người. Tác giả PTTN đã ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa, đây là thứ tình cảm mới chớm nở, còn sự ngại ngùng bẽn lẽn nhưng đọng lại trong long người đọc là sự trắng trong, thánh thiện đáng ngưỡng mộ của vể vẻ đẹp của những chàng trai, cô gái thời bấy giờ.
- Mạch cảm xúc của bài thơ chậm dãi, thự nhiên, nhẹ nhàng tựa như vẻ đẹp trắng trong và hương thơm dịu nhẹ của loài hoa bưởi. Bài thơ mở ra là hình ảnh khung cửa sổ hai nhà cuối phố, không hiểu vì sao không khép bao giờ. Hình ảnh thơ hé mở những liên tưởng thú vị về mối quan hệ đặc biệt của một đôi bạn học cùng lớp. Mạch cảm xúc tiếp tục được gợi mở thông qua một tình huống đặc biệt: Chàng trai phải ra trận, người con gái không dám bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình đành phải nhờ hương thơm của hoa bưởi để nói hộ tình yêu. Giây phút cuối cùng họ vẫn chọn cách lặng im … theo bước chân của chàng trai luôn là tình cảm, sự dõi theo của người ở lại, là mùi hương bưởi đắm say không thể nào quên.
- Chính sự ngập ngừng bối rối của anh và em đã làm nên thành công của bài thơ, bởi diễn biến tâm trạng này là chuỗi diễn biến tâm lý vô cùng hợp lý: nó vừa diễn tả vẻ đẹp thuần khiết của tình yêu, vừa diễn tả được vẻ đẹp tâm hồn của Anh và em của thế hệ trẻ VN thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có thể khẳng định khong có những tình cảm trong sáng, thuần khiết đó, không có những con người mang tâm hồn đẹp như Anh và Em chúng ta sẽ không bao giờ có được cuộc sống yên bình như ngày hôm nay.
- Hình ảnh nổi bật trong bài thơ là hình ảnh chum hoa bưởi, được cô gái giấu trong chiếc khăn tay để mang sang nhà hang xóm. Hình ảnh hoa bưởi là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp và tình yêu của cô gái dành cho chàng trai..
- Hình ảnh: mắt chợt nhìn nhau rồi lại quay đi: dình ảnh chân thực, độc đáo diễn tả chính xác tâm trạng yêu đương buổi đàu của bao cặp tình nhân, Ánh mắt đó thể hiện sự bẽn lẽn, ngượng ngùng của buổi đầu rung động. Dù quay đi nhưng chắc chắn trong long họ đang rung lên những cung bậc cảm xúc mạnh mẽ..
- Hình ảnh hương thầm thơm mãi bước người đi.. thể hiện tình cảm thuỷ chung và sự dõi theo của Em dành cho Anh, đây chính là nguồn động lực giúp cho nhận vật Anh có thể vững bước lên đường, cầm chắc tay súng bảo vệ đất nước, bảo về những người thân yêu nơi quê nhà.
- Điểm độc đáo của bài thơ chính là điểm nhìn của nhân vật trữ tình – Tac giả , chính nhà thơ là người đã thấu hiểu và miêu tả lại những cung bậc cảm xúc trong tình cảm của đôi trẻ. Câu chuyên tình yêu trong sáng cứ thế được kể lại một cách nhẹ nhàng, dung dị. Vấn vương trong long người đọc không chỉ là mùi hương hoa bưởi thoang thoảng đâu đây mà còn là sự lặng im không nói những điều đang giấu kín trong lòng .. một giấc mơ về một ngày mai với khung cửa sổ vẫn luôn mở …
* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.
- Sự phát triển của hình tượng chính :
+ Hình tượng xuyên suốt bài thơ chính là hương bưởi, trong cảm nhận của nhân vật trữ tình, cảm nhận của Em, Anh hương bưởi lúc thì ngan ngát hương đưa, hoa bưởi thơm cho long bối rối, mùi hương đầm ấm thạnh tao, bay dịu nhẹ, thấm sâu vào lồng ngực, thơm mãi bước người đi. Mùi hương bưởi giống như sợi dây cảm xúc, giống như bà mối của tự nhiên gắn kết tình yêu cho đôi bạn trẻ. Chính vì vậy dù ngồi cạnh nhau, dù ánh mắt chợt nhàn nhau rồi lại quay đi, dù lăng im không nói điều gì .. thì Hương thầm vẫn theo mãi bước người đi mãi mãi không xa rời.
+ Nếu mùi hương hoa bưởi đã nói hộ tấm lòng người thiếu nữ, thì Hương thầm có thể coi là thay lời muốn nói của cả một thế hệ đã trải qua tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình nơi chiến trường. Không một lời yêu nào được ngỏ, không một lời hứa hẹn nào được trao. Chỉ có những câu hỏi không lời đáp để lại bao xao xuyến trong lòng người nghe.
- Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ:
+Bài thơ trữ tình có kết cấu giống như một câu truyện, với kết cấu mở bài thơ cứ làm vấn vương, lưu luyến mãi trong lòng người đọc
+ Nghệ thuật Ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ.. được sử dụng linh hoạt trong bài thơ không chỉ àm tăng sức gợi hình gợi cảm mà trên hết còn làm cho hình tượng thơ trở nên cụ thể và chân thực hơn trong cảm nhận của người đọc..
* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh , nhưng đơn thuần chỉ là bài thơ viết về tình yêu đầu đời vô cùng thánh thiện và vô cùng trong sáng – Viết về điều này nhà Thế Lữ từng khẳng định: Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy. Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên.
- Bài thơ với kết thúc mở, để lại bao vân vương trong lòng người ra đi và người ở lại …một hi vọng tốt đẹp được nhen lên trong mỗi bước người đi vì trong mỗi bước hành quân của anh luôn có tình em theo cùng.
- Trước Phan Thị Thanh Nhàn, hoa bưởi đã xuất hiện trong ca dao và nhiều nhất là trong thơ Nguyễn Bính. Nhiều người vẫn thuộc câu ca “Trèo lên cây bưởi hái hoa” hay những dòng tươi thắm tả cảnh mùa xuân “Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng – Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng” (Nguyễn Bính). Nhưng phải đến Phan Thị Thanh Nhàn, hoa bưởi mới trở thành nhân vật chính trong một bài thơ.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.
4. Phân tích bài thơ Hương thầm
Có những loài hoa trở nên bất tử vì một bài thơ hay một bài ca. Đó là “hoa sữa” của nhạc sĩ Hồng Đăng, “màu tím hoa sim” trong thơ của Hữu Loan, “hoa sứ nhà nàng” trong nhạc của Hồng Phương… Tất nhiên khi điểm danh sách ấy, không thể quên “hoa bưởi” trong Hương thầm của nhạc sĩ Vũ Hoàng, phổ thơ Phan Thị Thanh Nhàn.
Trước Phan Thị Thanh Nhàn, hoa bưởi đã xuất hiện trong ca dao và nhiều nhất là trong thơ Nguyễn Bính. Nhiều người vẫn thuộc câu ca “Trèo lên cây bưởi hái hoa” hay những dòng tươi thắm tả cảnh mùa xuân “Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng – Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng” (Nguyễn Bính). Nhưng phải đến Phan Thị Thanh Nhàn, hoa bưởi mới trở thành nhân vật chính trong một bài thơ. Bài thơ ấy mang tên Hương thầm, tác giả sáng tác để tặng người em ruột tên là Phan Hữu Khải.
Hương thầm bắt đầu bằng hình ảnh những khung cửa để ngỏ. Hai người bạn “thanh mai trúc mã” lớn lên bên nhau với cây bưởi là chứng nhân lặng lẽ:
Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ.
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.
Nhà phải có cây bưởi mới biết hoa bưởi hữu dụng đến mức nào. Hoa bưởi được người ông đem ướp với trà để đãi khách những mùa sau. Người bà tần tảo đem hoa bưởi ướp với mía lùi làm quà ngon cho các cháu. Những ngày nóng nực, người mẹ đem hoa bưởi rắc lên bát chè đậu đen ngọt lành. Người chị để hoa trong vuông khăn giắt trong túi áo hoặc cài lên mái tóc để làm điệu.
Trẻ con dùng chỉ xâu qua những đóa hoa để kết thành vòng tay, vòng cổ xinh xắn. Lại có khi hoa được giắt lên mái đầu khi các em chơi trò cô dâu chú rể. Chàng trai và cô gái nhà bên có lẽ đã lớn lên với những kỷ niệm dịu ngọt từ những mùa hoa bưởi đi qua như thế.
Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,
Bên ấy có người ngày mai ra trận
Những rung động đầu đời chưa kịp gửi trao thì chàng trai đã phải ra trận, “xếp bút nghiên theo nghiệp binh đao”. Ở một mùa hoa bưởi khác trong thơ của Tô Hùng một cuộc biệt ly như thế cũng đã diễn ra:
“Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương
Em lại nhớ ngày xưa anh ra trận
Cũng giữa mùa hoa bưởi ngát hương”
Cô bé hái một chùm hoa bưởi, giấu trong khăn tay định tặng người ra trận. Chỉ một từ “ngập ngừng” thôi mà như diễn tả được bao nét ngại ngùng, bẽn lẽn của người thiếu nữ dịu dàng.
Nào ai đã một lần dám nói?
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin,
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không dấu được cứ bay dịu nhẹ.
Thời ấy, tình yêu trong sáng lắm. “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Người thiếu nữ đoan trang e thẹn chẳng dám mở lời. Chàng trai, đứng trước cuộc sinh ly tử biệt, dù trong lòng có tình cảm cũng phải kìm nén, sợ nói ra nhỡ có bề gì, trở thành gánh nặng cho người ở lại.
Trong thơ của Phan Thị Thanh Nhàn, sự bối rối ấy được diễn tả rõ hơn: “Họ ngồi im không biết nói năng chi – Mặt chợt tìm nhau rồi lại quay đi”; “Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối – Anh không dám xin – Cô gái chẳng dám trao”.
Tình yêu thời chiến là thế: kín đáo, âm thầm nhưng không kém phần nồng nàn lãng mạn. Vì lý tưởng, họ sẵn sàng lên đường, ấp trong tim một khối tình chẳng bao giờ dám ngỏ. Có những người lính ngã xuống vẫn chưa từng một lần được yêu, chưa từng được nếm vị ngọt ngào của bờ môi thiếu nữ.
Nếu mùi hương hoa bưởi đã nói hộ tấm lòng người thiếu nữ, thì Hương thầm có thể coi là thay lời muốn nói của cả một thế hệ đã trải qua tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình nơi chiến trường:
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
……
Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.
Không một lời yêu nào được ngỏ, không một lời hứa hẹn nào được trao. Chỉ có những câu hỏi không lời đáp để lại bao xao xuyến trong lòng người nghe.
Người ta vẫn thương hoa bưởi vì để lại mùi hương rất lâu. Hoa đã tàn rồi mà trên tay, trong nếp áo, mái đầu của người hái hoa vẫn còn thoang thoảng mùi hương. Hương thầm cũng vậy, dù bao nhiêu năm đi chăng nữa thì vẫn tỏa hương bền bỉ như khát vọng tình yêu và hòa bình vẫn chẳng bao giờ thôi trăn trở trong tim người Việt.
5. Phân tích bài Hương thầm ngắn gọn
Hương thầm của Thanh Nhàn không đơn giản chỉ đề cập đến mùi hương thơm của hoa bưởi trong sân. Đó là tình yêu thầm lặng của một cô gái, nhưng lại chẳng dám nói ra dù người kia chuẩn bị lên đường. Nét ngập ngừng bối rối ấy được tác giả đưa vào trong vần thơ, tạo nên một bài thơ hay và đong đầy cảm xúc.
Nếu xét về nguồn gốc, bài thơ này được tác giả Thanh Nhàn viết tiến người em trai của mình lên đường nhập ngũ. Tác giả để ý rằng người bạn cùng lớp có tình cảm với em trai, nhưng em trai không tinh ý nên tác phẩm viết ra nhân cớ sự đó. Hai nhân vật xuyên suốt trong bài thơ là hai người hàng xóm, từng là bạn học, cô gái tương tư chàng trai trẻ. Khi chàng trai được lệnh ra trận, cô gái đến tiến nhưng vẫn giấu tình cảm của mình mà không dám nói.
Tâm tư của người con gái được thể hiện từ việc cô sang nhà chàng và mang theo chiếc khăn tay có những chùm hoa đẹp đẽ. Hương thơm nhẹ nhàng của hoa bưởi đong đưa giữa hai người, mùi hoa sáng tỏ nhưng tâm tư của người lại chẳng thấy. Có lẽ trong tâm trí của chàng trai cũng có tình cảm với người con gái dịu dàng kia, nhưng vì lo cho tương lai nên chàng trai cũng ngại ngần. Vậy nên, tác giả mới viết ra câu thơ “Anh không dám xin”, không dám xin đi thanh xuân của người con gái, không dám xin một câu hứa hẹn và cũng chẳng dám xin một tình cảm chân thành. Lúc này, dường như tương tác tình cảm giữa hai người yêu nhau được tác giả ẩn trong mùi hoa bưởi nồng nàn. Hương thơm ấy được tác giả ví như tình cảm của cô gái, theo chàng trai từng bước hành quân ra trận.
Thanh Nhàn đã khéo léo sử dụng hình ảnh và mùi hương của hoa bưởi vào bài viết, biến tình cảm ẩn giấu ấy trở nên sáng tỏ và người đọc có thể cảm nhận được. Có lẽ trong bài thơ, người con trai ấy sẽ trở về sau vài năm khi chiến tranh kết thúc, hương hoa bưởi nơi quê nhà vẫn nồng nàn đến thế!
6. Cảm nhận bài Hương thầm
Bài thơ Hương thầm là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn. Bài thơ viết về tình yêu chớm nở của đôi bạn trẻ trong những năm chiến tranh chống Mỹ vô cùng ác liệt. Với lời ca dạt dào, da diết, ngôn từ mộc mạc, bình dị, tình yêu trong bài thơ vừa nhẹ nhàng, vừa có sức gợi thật lớn với người đọc.
Theo hồi tưởng của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn, thi phẩm Hương Thầm được bà sáng tác đúng mùa hoa bưởi (tháng 3 /1969) nhân ngày em trai Phan Hữu Khải lên đường ra mặt trận. Dạo ấy ở Yên Phụ quê hương bà, vườn sau có một cây bưởi cứ tới mùa hoa lại tỏa hương thơm ngào ngạt, em trai thường xuyên hái đầy hoa rồi bỏ vào làn cho chị gái đi làm. Ở lớp có một bạn gái có vẻ rất gắn bó với em trai bà nhưng có vẻ như cậu em trai không để ý. Năm 1969 khi cậu em trai lên đường đi bộ đội thì bà đã sáng tác bài thơ này.
Bài thơ diễn tả một mối tình thầm lặng của người thiếu nữ với chàng trai ở cạnh nhà cách nhau chỉ có một khung cửa sổ. Tình yêu của đôi bạn trẻ thầm lặng, trong sáng, tinh khiết giống như hương hoa bưởi, lay động lòng người, đến lúc chia xa, chàng trai vẫn không nói điều gì. Thế nhưng chỉ có hương bưởi thơm ngan ngát lặng lẽ, âm thầm trong bước chân “thơm mãi chẳng rời bước chân người đi”
Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ.
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.
Đôi bạn trẻ học chung một lớp, tình yêu nảy nở bắt đầu từ tình cảm học trò ngây thơ, trong sáng. Tình yêu ấy chẳng nói thành lời nhưng có hương bưởi thơm ngát như là chứng nhân tình yêu của đôi ta.
Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,
Bên ấy có người ngày mai ra trận.
Ngày mai người lính phải ra trận biết nói gì đây, biết gửi gì đây, cô gái gói ghém hương hoa bưởi đằng sau chiếc khăn tay. Từ láy “ngập ngừng” cho thấy tâm trạng bẽn lẽn, xấu hổ của cô gái khi trao cho người yêu chiếc khăn tay đầy hoa bưởi. Chiếc khăn tay đơn sơ, chẳng có gì quý giá, nếu người ngoài cầm vào thì cũng chẳng thể hiểu nổi hương hoa bưởi ấy có ý nghĩa gì. Nhưng chàng trai chắc chắn sẽ hiểu bởi hương hoa bưởi ấy chính là nhân chứng tình yêu của đôi bạn trẻ. Hương hoa bưởi thơm ngát thể hiện tình yêu trong sáng, ngây thơ nhưng cũng đầy da diết của cô gái gửi đến chàng trai và ngược lại.
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy…)
Biện pháp so sánh cô gái với chùm hoa lặng lẽ gợi lên vẻ đẹp mộc mạc, e ấp, thuần khiết cũng như sự kín đáo, tế nhị trong cách thể hiện tình yêu của cô gái, khiến câu thơ trở nên thật giàu hình ảnh. Cả bài thơ chẳng ai nói câu nào, anh và em đều lặng thinh nhưng tình yêu của anh và em không kém phần nồng nàn, lãng mạn và bền bỉ. Người con gái chủ động bày tỏ tình yêu bằng cách tặng hoa bưởi cho chàng trai trước khi chàng ra trận. Thế nhưng cách thức bày tỏ tình yêu của người con gái vẫn rất tinh tế.
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do với giọng thơ nhẹ nhàng, đậm chất lãng mạn. Ngôn từ vừa mộc mạc, tự nhiên, vừa tinh tế giàu sức gợi, có khả năng biểu đạt cảm xúc của nhân vật. Hình ảnh bài thơ đẹp, mang đầy màu sắc thi vị, bay bổng cho bài thơ. Có thể nói Hương thầm là một bài thơ tình đặc sắc, đáng để gối đầu giường cho những đôi trẻ đang yêu.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn bài Thề nguyền lớp 11 Cánh Diều ngắn gọn
Soạn bài Lời tiễn dặn lớp 11 Chân trời sáng tạo siêu ngắn
Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị (4 mẫu)
Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội trang 53
Soạn bài Hình tượng con người chinh phục thế giới trong Ông già và biển cả siêu ngắn
Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) giới thiệu một câu đối Tết mà em đã sưu tầm
Phân tích đoạn trích khi tỉnh rượu giấc tàn canh (Truyện Kiều)
Gợi ý cho bạn
-
Soạn bài Sống hay không sống đó là vấn đề ngắn gọn
-
Đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu
-
Xác định thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một
-
Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không?
-
Phân tích nhân vật Từ Hải trong Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11
Nghị luận về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập lớp 11
Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát
Phân tích phản ứng tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống
Thực hành đọc Cải ơi
Đoạn văn nêu nhận xét về một nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ lớp 11
Từ câu chuyện của thuyền và biển trong bài thơ em có suy nghĩ gì về tình yêu đôi lứa?