Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát
Phân tích ý nghĩa tượng trưng hình ảnh người đi trên bãi cát
Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát - Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một bài thơ nổi tiếng của tác giả Cao Bá Quát được viết qua những lần ông đi thi Hội qua các tỉnh miền Trung. Trong bài viết này mời các bạn cùng tham khảo một số bài văn phân tích ý nghĩa tượng trưng hình ảnh người đi trên bãi cát để hiểu rõ hơn về tâm trạng của tác giả gửi gắm quan bài thơ.
1. Câu 1 Trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Gợi ý 1
Những yếu tố tả thực:
Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại (điệp ngữ), gợi lên một không gian khó khăn, nhọc nhằn. Trên bãi cát ấy là con đường rộng lớn nhưng mờ mịt, không xác định được phương hướng. Đó không phải là con đường thực mà là con đường theo nghĩa tượng trưng. Trên con đường ấy là hình ảnh nhà thơ với giấc mộng danh lợi thôi thúc bước đi.
Mờ mịt, núi muôn lớp, sóng muôn đợt, một sa mạc cát mênh mông vô tận, bãi cát lại bãi cát, một người đi đến mặt trời lặn vẫn chưa thôi, vừa đi vừa lệ tuôn đầy.
Từ con đường thực nhiều lần đi qua để về kinh ứng thí, Cao Bá Quát đã sáng tạo thành một con đường đến danh lợi với nhiều khó khăn trong bài thơ. Con đường thực đi trên cát đã thành con đường theo danh lợi trong bài ca. Qua đó cũng thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng nhưng xã hội bù nhìn không cho ông lối thoát.
Gợi ý 2
- Những yếu tố tả thực:
Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đặt trong không gian mờ mịt, núi muôn lớp, sóng muôn đợt, một sa mạc cát mênh mông vô tận. Trong không gian đó hiện lên hình ảnh nhỏ bé của con người cứ mải miết, cặm cụi đi trong mệt mỏi, đau khổ, vừa đi vừa lệ tuôn đầy.
- Các yếu tố tả thực đó mang trong mình ý nghĩa tượng trưng:
+ Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại gợi lên một không gian khó khăn, nhọc nhằn. Trên bãi cát ấy là con đường rộng lớn nhưng mờ mịt, không xác định được phương hướng. Đó không phải là con đường thực mà là con đường theo nghĩa tượng trưng. Đó là con đường công danh, con đường đời vô cùng xa xôi, trắc trở, gập ghềnh. Trên con đường ấy là hình ảnh nhà thơ vẫn tất tả với giấc mộng danh lợi thôi thúc bước đi, ôm ấp nhiều lí tưởng cao đẹp nhưng cuối cùng vẫn thất vọng và bế tắc trên con đường mình đã chọn.
=> Từ con đường thực nhiều lần đi qua để về kinh ứng thí, Cao Bá Quát đã sáng tạo thành một con đường đến danh lợi với nhiều khó khăn trong bài thơ. Con đường thực đi trên cát đã thành con đường theo danh lợi trong bài ca. Qua đó cũng thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng nhưng xã hội bù nhìn không cho ông lối thoát.
2. Bài văn phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên cát
Cao Bá Quát nổi tiếng trong lịch sử không chỉ bởi tài văn hay chữ đẹp hơn người. Đương thời và sau này tôn vinh, ngưỡng mộ ông còn bởi nhân cách cao khiết, khí phách hiên ngang, đặc biệt là tư tưởng tự do, phóng khoáng, hoài bão vượt lên trên những tù túng của thời đại để sống có ích, có nghĩa. Tuy nhiên, sống trong thời kì chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Cao Bá Quát sớm phải mang nỗi bi phẫn của người trí thức ôm ấp nhiều lí tưởng lớn cao đẹp nhưng cuối cùng thất vọng và bế tắc trên con đường mình đã lựa chọn. Bài ca ngắn đi trên bãi cát là khúc ca của nỗi niềm bi phẫn ấy.
Để thể hiện tâm trạng của mình, tác giả đã xây dựng trong tác phẩm hai hình ảnh giàu ý nghĩa: Hình ảnh bãi cát và hình ảnh người đi trên bãi cát. Hình ảnh bãi cát trong bài trước hết là hình ảnh có thực, nó gắn liền với hành trình vào kinh ứng thí của nhà thơ. Khi đi dọc dải đất miền Trung, Cao Bá Quát đã bao lần nhìn thấy khung cảnh những cồn cát mênh mông trải dài trong nắng và gió Lào khắc nghiệt, bao lần thấm thía nỗi nhọc nhằn, khổ ải khi bước đi trên cát. Cảnh đó trở thành một ấn tượng đậm nét trong tâm trí nhà thơ và khi đi vào tác phẩm đã mang một ý nghĩa tượng trưng đặc sắc. Những bãi cát dài mênh mông, bãi cát này nối tiếp bãi cát khác - "Bãi cát dài, lại bãi cát dài " đường công danh mờ mịt nhọc nhằn của tác giả và của bao trí thức đương thời. Con đường ấy kéo dài tưởng như vô tận với biết bao chông gai hiểm trở đang chờ đợi người lữ khách. Cùng với hình ảnh - bãi cát, hình ảnh đường ghê sợ: phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng; phía nam núi Nam, sóng dạt dào là hình ảnh tượng trưng cho con đường đời không lối thoát đang mở ra trước mắt nhà thơ.
Gắn liền với hình ảnh bãi cát là hình ảnh người đi trên bãi cát. Bãi cát dài mênh mông, vô tận, người lữ hành mải miết, cặm cụi đi trong mệt mỏi đau khổ.
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi
Thấm thía cái nhọc nhằn, gian truân, khổ ải của hành trình đi tìm công danh, đặc biệt ý thức về cái vô nghĩa, phù phiếm của danh lợi, người lữ hành bắt đầu suy ngẫm về con đường mình đã lựa chọn.
Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Nỗi băn khoăn càng lớn khi người đi đường nhận rõ thực tại trước mắt mình:
... Đường bằng mờ mịt
Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít
...
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt
Nên đi tiếp hành trình còn dang dở hay dừng lại, từ bỏ nó? Tính sao đây? Đi tiếp thì không đành mà dừng lại cũng không được. Nỗi trăn trở của nhà thơ đến đây rơi vào bế tắc. Khúc ca cùng đường đã cất lên trong nỗi bi phẫn của một con người đã không thể nào tìm thấy hướng đi như mong muốn giữa cuộc đời mờ mịt. Kết thúc bài thơ là một hình ảnh cũng là một câu hỏi chưa có lời giải đáp: Anh đứng làm chi trên bãi cát? Người lữ hành sau nhiều day dứt, trăn trở cuối cùng vẫn chưa thể có một bước đi dứt khoát nào, đành đứng chôn chân giữa sa mạc cuộc đời.
Hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát chính là hình ảnh của nhà thơ cũng như bao trí thức đương thời trong những năm tháng đen tối, mờ mịt của chế độ phong kiến. Dẫu có bế tắc, vô vọng song qua nỗi niềm bi phẫn ấy đã cho thấy dấu hiệu rõ nét của một sự thức tỉnh đáng quý của những kẻ sĩ đương thời trước con đường công danh truyền thống và trước hiện thực xã hội.
Hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát là những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa xuất phát từ hiện thực thiên nhiên, hiện thực xã hội và hiện thực tâm trạng của Cao Bá Quát. Những hình ảnh đó không chỉ góp phần thể hiện những nỗi niềm tâm sự riêng của nhà thơ mà còn phản ánh cảnh ngộ con người một thời, nhiều thời nếu cùng cảnh ngộ. Trong bối cảnh tư tưởng phong kiến bao trùm bóng đen hắc ám của nó xuống tư tưởng con người, bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát thể hiện một sự vận động lớn lao trong tư tưởng nghệ thuật của thời đại.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Dàn ý Bài ca ngất ngưởng
Dàn ý cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu
Phân tích Câu cá mùa thu (Thu điếu)
Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về bức tranh thu trong bài thơ Câu cá mùa thu
Phân tích 6 câu đầu Bài ca ngất ngưởng siêu hay
Top 4 bài cảm nhận về bức tranh mùa thu trong bài Thu điếu hay chọn lọc
Ý nghĩa của câu Vũ trụ nội mạc phi phận sự trong Bài ca ngất ngưởng
Top 6 bài cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
Gợi ý cho bạn
-
Viết bài thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm lớp 11 CTST
-
Ghi lại ấn tượng sâu đậm nhất của em về hình tượng Chí Phèo
-
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật
-
Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
-
Phân tích Lời tiễn dặn Cánh Diều hay, ngắn gọn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11
Viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu
Từ câu chuyện của thuyền và biển trong bài thơ em có suy nghĩ gì về tình yêu đôi lứa?
Top 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo mới nhất
Phân tích bài thơ Chợ Đồng
(3 đề) Đọc hiểu Cuốc kêu cảm hứng có đáp án
Phân tích bài Nỗi niềm tương tư hay và ngắn gọn