Dạng đề so sánh 2 đoạn thơ
Tổng hợp đề so sánh hai tác phẩm thơ
Viết bài văn so sánh 2 tác phẩm thơ là một trong số những dạng bài các em sẽ được học trong chương trình Ngữ văn THPT sách mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu đề viết bài văn nghị luận so sánh 2 tác phẩm thơ, 2 đoạn thơ có kèm theo gợi ý chi tiết sẽ giúp các em nêu ra được những ý chính cần phân tích của tác phẩm.
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ)
- So sánh đánh giá hai tác phẩm thơ Hoàng hạc lâu và Tràng giang
1. Hướng dẫn viết bài văn so sánh 2 tác phẩm thơ
Mở bài
- Giới thiệu hai tác phẩm thơ.
- Nêu nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá.
Thân bài:
- Phân tích, so sánh hai tác phẩm để làm rõ điểm tương đồng, khác biệt về đặc điểm/ giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm. Triển khai bài viết bằng 1 trong hai cách: kết nối hoặc song song.
Kết bài
- Khẳng định lại đặc điểm thể loại của tác phẩm, những giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm.
- Nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của mỗi tác giả.
Những câu hỏi giúp tìm ý cho bài viết
- Hai tác phẩm có đặc điểm/giá trị gì về nội dung và nghệ thuật?
- Hai tác phẩm có điểm gì tương đồng?
- Hai tác phẩm có điểm gì khác biệt? Vì sao có sự khác biệt đó?
- Bài viết cần có những luận điểm nào? Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự nào?
- Lí lẽ, bằng chứng cần có cho mỗi luận điểm là gì?
2. Mở bài chung so sánh 2 tác phẩm thơ
- Mở bài 1: Văn chương bắt nguồn từ đời sống và phản ánh cuộc sống con người. Mỗi tác phẩm văn học đều viết lên nỗi niềm trăn trở, suy tư, tình yêu, khát vọng của người nghệ sĩ dành cho cuộc đời. Tác phẩm A của tác giả A và tác phẩm B của tác giả B đã thể hiện xuất sắc vấn đề nghị luận theo cách riêng.
- Mở bài 2: Nghĩ về thơ, Soren Kierkegaard - một triết gia người Đan Mạch từng băn khoăn: “Thi sĩ là gì? Một con người bất hạnh giấu nỗi đau khổ sâu sắc trong tim, nhưng đôi môi đẹp tới mức khi tiếng thở dài và tiếng khóc đi qua, chúng nghe như âm nhạc du dương… Và người ta xúm lại quanh thi sĩ và bảo: 'Hãy hát tiếp đi' - hay nói theo cách khác, 'Mong những nỗi đau khổ mới hành hạ tâm hồn anh nhưng đôi môi anh vẫn đẹp đẽ như trước, bởi tiếng khóc sẽ chỉ làm chúng tôi hoảng sợ, nhưng âm nhạc thì lại rất hay.” Người ta ví thơ là một thứ thanh âm đẹp đẽ và thật hay, dẫu rằng ấy chính là tiếng vang của một tâm hồn đang ứ đầy cảm xúc. Không nói ra, không chịu được, anh chọn cách gửi vào thơ. Đến với tác phẩm A (tác giả) và tác phẩm B (tác giả), ta như được thả hồn mình vào dòng cảm xúc đã căng, đã đầy ấy mà hiểu, mà ngấm, mà đồng điệu với thi nhân. Ở đó, ta bắt gặp sự tương đồng trong [điểm chung], song vẫn có những nét riêng về [điểm riêng].
3. Kết bài chung so sánh 2 tác phẩm thơ
- Kết bài 1: Cùng viết về + điểm chung + nhưng + tác phẩm A + đã + điểm khác biệt + còn + tác phẩm B + điểm khác biệt. Những trang thơ ấy không chỉ là tiếng lòng thiết tha, sự giãi bày và gửi gắm tâm tư của tác giả A và tác giả B mà còn là sợi dây kết nối những tâm hồn đồng điệu, là khúc ca sẽ mãi ngân lên. Đúng như quy luật tồn tại và giá trị bất hủ của thơ ca bao đời nay: “Từ bao giờ cho đến bây giờ, [...] thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh).
- Kết bài 2: Thơ ca tạo nên những thanh âm thật đẹp trong cuộc sống. Thanh âm về điểm gặp gỡ cùng với điểm khác biệt của tác phẩm A (tác giả A) và tác phẩm B (tác giả B) đã khiến cho người đọc như được ru dưỡng tâm hồn thêm, như hiểu và yêu cuộc sống, yêu con người hơn. Thơ ca ôm con người vào lòng, con người lại gửi gắm xúc cảm vào thơ ca. Có lẽ chính vì vậy mà dù thời gian có trôi hoài, trôi mãi thì cũng không bao giờ làm phai tàn đi vẻ đẹp của những vần thơ…
4. Các dạng đề bài so sánh 2 tác phẩm thơ
So sánh Tương tư và Việt Bắc
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Nắng mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, Hà Nội, 1986)
- Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
(Trích Việt Bắc - Thơ Tố Hữu – NXB Giáo dục 2003)
*Chú thích:
- Tác giả Tố Hữu: Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp thi ca của ông hòa quyện vào nhau trong từng bước đi của lịch sử và thời đại.
- Bài thơ Việc Bắc: Việt Bắc được sáng tác trong buổi chia tay giữa người chiến sĩ Cách mạng và đồng bào Việt Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp; là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…
- Tác giả Nguyễn Bính: Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Ông được mệnh danh là “nhà thơ của tình quê” với giọng điệu thơ rất riêng, mang sắc thái quê mùa, dân dã khó trộn lẫn.
- Bài thơ Tương tư: Bài Tương tư rút ra trong tập Lỡ bước sang ngang, rất tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính.
Gợi ý
* Giới thiệu hai áng thơ được xác định là đối tượng của sự so sánh, đánh giá; nêu mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá.
* Triển khai làm rõ vấn đề:
- Thông tin chung về từng đoạn thơ: hoàn cảnh ra đời, đề tài, vị trí của tác phẩm trong đời sống văn học,...
- So sánh hai đoạn thơ.
+ Tương đồng:
++ Về nội dung: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.
++ Về nghệ thuật: Cả hai đều sử dụng thể thơ lục bát tâm tình, hình ảnh bình dị gần gũi
+ Khác biệt:
++ Về nội dung:
+ + + Đoạn thơ trong Tương tư là nỗi nhớ tình yêu đôi lứa, gắn với làng quê Bắc Bộ…
+ + + Đoạn thơ trong Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian núi rừng Việt Bắc…
+ Về nghệ thuật:
+++ Bài tương tư đặc trưng cho phong cách thơ chân quê của Nguyễn Bính, mang đậm màu sắc Thơ mới
+++ Bài Việt Bắc mang đậm phong cách thơ của Tố Hữu với chất dân tộc đậm đà, mang đặc trưng của khuy hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học 1945-1975
- Lí giải vì sao có điểm tương đồng, khác biệt:
- Ý nghĩa của sự tương đồng, khác biệt:
- Đánh giá:
+ Mỗi áng thơ mang vẻ đẹp vừa chung vừa riêng, đó chính là minh chứng cho những tài năng độc đáo của mỗi tác giả.
+ Mỗi áng thơ in dấu ấn một thời đại, một phong cách, một tâm hồn, cùng góp phần làm giàu thêm nền văn học dân tộc nói chung; đồng thời khẳng định sức sống mãnh liệt của thì ca về đề tài nỗi nhớ nói riêng.
* Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai áng thơ.
So sánh Tương tư và Tiếng hát con tàu
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Nắng mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
( Trích “Tương tư”- Nguyễn Bính, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXBGD, tr. 49)
Nhớ bản sương giăng, nhứ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
(Trích “Tiếng hát con tàu”- Chế Lan Viên, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, tr. 142)
* Chú thích:
(1)- Nguyễn Bính (1918-1966) được coi là “thi sĩ của đồng quê”. Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ Nguyễn Bính đã đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha.
- Bài thơ “Tương tư” rút trong tập “Lỡ bước sang ngang”, rất tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính
- Tương tư: nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau; có khi được dùng để diễn tả nỗi nhớ đơn phương
- Thôn Đoài: thôn ở phía Tây
(2) – Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo.
- Bài thơ “Tiếng hát con tàu” rút từ tập “Ánh sáng và phù sa”, được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế- chính trị, xã hội: cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc vào những năm 1958-1960.
Gợi ý
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
* So sánh, đánh giá hai đoạn thơ
a. Điểm tương đồng:
- Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, tình cảm sâu nặng của nhân vật trữ tình
b. Điểm khác biệt:
b.1. Đoạn thơ trong bài “Tương tư” của Nguyễn Bính
– Nội dung
+ Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành những nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ “tâm bệnh” khó chữa của người đang yêu.
+ Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cho cả không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.
– Nghệ thuật
+ Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao.
+ Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ gần gũi; cách tổ chức lời thơ độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hoá, đối sánh, tăng tiến,..
b.2. Đoạn thơ trong bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan viên
– Nội dung
+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diết núi rừng Tây Bắc với cảnh vật đặc trưng của núi rừng: bản sương giăng, đèo mây phủ.
+ Khẳng định ân tình với mảnh đất từng gắn bó: tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
– Nghệ thuật
+ Thể thơ tự do.
+ Giọng thơ đầy chất suy tưởng và triết lí …
Hướng dẫn chấm:
* Đánh giá.
- Hai đoạn thơ có cả nét tương đồng và nét khác biệt về cảm hứng chủ đạo, tư tưởng và hình thức thể hiện.
Đây là hai đoạn thơ trong hai bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính và Chế Lan Viên; góp phần làm đa dạng, phong phú cho diện mạo thơ ca Việt Nam hiện đại.
So sánh Mùa xuân xanh và Mùa xuân nho nhỏ
Anh/chị hãy so sánh giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ sau:
Mùa xuân là cả một mùa xanh Giời ở trên cao, lá ở cành Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh (Trích Mùa xuân xanh, Nguyễn Bính, in trong Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB. Văn học, Hà Nội, 1986, tr.64) | Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB. Giáo dục Việt Nam, 2022, tr.55-56). |
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm đoạn trích và vấn đề nghị luận
2. Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của 2 khổ thơ
Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần hướng tới các ý sau:
- Điểm tương đồng:
+ Về nội dung:
++ Đề tài: cùng viết về bức tranh mùa xuân của đất trời.
++ Cảm hứng chủ đạo: cùng ca ngợi bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp với niềm yêu mến thiết tha.
++ Tư tưởng: cùng khẳng định tình yêu với quê hương, đất nước.
+ Về nghệ thuật: có sự kết giữa yếu tố biểu cảm và miêu tả, sử dụng các hình ảnh liệt kê, ngôn ngữ hàm súc.
- Điểm khác biệt:
+ Về nội dung:
++ Đoạn thơ của Nguyễn Bính khắc họa bức tranh mùa xuân được miêu tả với gam màu xanh chủ đạo. Gam màu ấy làm cho bức tranh toát lên vẻ thanh khiết, mang niềm hi vọng của mùa xuân.
Bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ được khắc họa bởi nhiều hình ảnh đẹp, ấn tượng: “giời”, “lá ở cành”, “lúa ở đồng tôi”, “lúa ở đồng nàng”, “lúa ở đồng anh". Vốn chỉ là những hình ảnh bình thường, quen thuộc của mùa xuân ở làng quê nhưng nhà thơ đã sử dụng khéo léo làm nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp, tràn đầy sức sống.
++ Đoạn thơ của Thanh Hải miêu tả bức tranh mùa xuân với khung cảnh thiên nhiên nhẹ nhàng, nên thơ và màu sắc ấm áp, dịu dàng, trang nhã: màu xanh của dòng Hương Giang mênh mông, êm đềm; một màu tím biếc của bông hoa nhỏ bé. Hình ảnh bông hoa tím bé nhỏ mà tràn đầy sức sống mãnh liệt hỏa cùng vạn vật giữa vũ trụ bao la là điểm nhấn của bức tranh xuân.
Màu tím thủy chung cũng là sắc màu đặc trưng cho con người xứ Huế mơ mộng, trầm tư, cổ kính. Mùa xuân không chỉ được miêu tả với sắc màu hài hòa mà bức tranh mùa xuân ấy bỗng nhộn nhịp hắn lên với tiếng chim hót vang trời đón chào ngày mới. Tiếng chim chiền chiện vang lừng trong trẻo cao vút như nốt thăng rộn rã của mùa xuân.
Đoạn thơ cũng thể hiện được cảm xúc và tấm lòng trân trọng thiên nhiên của tác giả khi say mê, ngây ngất trước vẻ đẹp đất trời.
+ Về nghệ thuật:
++ Thơ của Nguyễn Bính được viết theo thể thơ 7 chữ, sử dụng lối thơ vắt dòng trong hai câu thơ “Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh”, cách ngắt nhịp linh hoạt: 4/3, 2/1/4; nhịp điệu lời thơ đưa đẩy, duyên dáng, giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đã gọi nên cái thong thả, êm đềm của khung cảnh mùa xuân, dễ dàng chạm đến trái tim bạn đọc.
++ Thơ của Thanh Hải được viết theo thể thơ 5 chữ, nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng số từ “một”, biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai câu thơ “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng"...
- Lí giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt:
+ Nguyên nhân của sự tương đồng: cùng viết về đề tài mùa xuân, cùng được khơi nguồn từ tình yêu quê hương, đất nước.
+ Nguyên nhân của sự khác biệt:
++ Hai tác phẩm được sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau.
++ Hai nhà thơ có phong cách sáng tác khác nhau.
* Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai đoạn thơ và khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.
- Hai đoạn thơ có nhiều điểm tương đồng về đề tài, cảm hứng chủ đạo, tư tưởng.
- Đây là hai đoạn thơ hay viết về đề tài mùa xuân đất nước của hai nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại, kết tinh những giá trị nghệ thuật và tư tưởng khi viết về đề tài này.
So sánh Chiều thu của Anh Thơ và Tế Hanh
Trước cảnh chiều thu, Anh Thơ viết:
Mây sầm lại trên ao đầy khói lướt
Bụi chuối vàng run đón gió bay qua.
Tiếng dế kêu rì rào bên rãnh nước
Nhịp chuông chiều văng vằng mái chùa xa.
(Trích “Chiều thu”, Anh Thơ, Bức tranh quê, NXB Hội Nhà văn, 1995)
Còn nhà thơ Tế Hanh lại cảm nhận:
Trời xanh một màu xanh mênh mông
Chiều thu lúa gặt phẳng phiu đồng
Phương tây ánh nắng vừa chia biệt
Đã thấy trăng chào sáng phía đông.
Thu 1964
(“Chiều thu”, Tế Hanh, Khúc ca mới, NXB Văn học 1966)
Anh/ Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh cảm hứng chiều thu của Anh Thơ và Tế Hanh qua hai áng thơ trên.
Chú thích:
Nữ sĩ Anh Thơ (1921 – 2005) tên thật là Vương Kiều Ân, quê ở tỉnh Hải Dương. Anh Thơ sáng tác từ năm 17 tuổi. Với tập Bức tranh quê, bà được nhận giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Sau đó, bà tham gia viết bài cho báo Đông Tây và một vài báo khác. Giữa lúc phong trào Thơ Mới đang diễn ra sôi nổi, Anh Thơ đã tìm đến thơ như một con đường giải thoát và tự khẳng định giá trị của người phụ nữ trong xã hội đương thời. Thơ bà thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc: bờ tre, con đò, bến sông, với những nét vẽ chân thực, tinh tế thấm đượm một chút tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn của Thơ mới.
Tế Hanh (1921 – 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, là một nhà thơ thời tiền chiến. Tế Hanh sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, do đó quê hương chính là nguồn cảm hứng lớn nhất của ông. Ông xuất hiện ở chặng cuối của phong trào Thơ Mới với những bài thơ mang theo nỗi buồn và tình yêu quê hương. Sau năm 1945, ông vẫn luôn tiếp tục bền bỉ sáng tác nhằm phục vụ cách mạng và kháng chiến. Ông được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương tha thiết và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.
Gợi ý
- Mở bài: Giới thiệu hai áng thơ được xác định là đối tượng của sự so sánh, đánh giá; nêu mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá.
- Thân bài
1. Giống nhau:
+ Đề tài và cách chọn phương thức bộc lộ cảm xúc:
++ Đề tài: Bức tranh chiều thu.
++ Cách chọn phương thức bộc lộ cảm xúc:
Nhân vật trữ tình: Cùng chọn nhân vật trừ tình ẩn danh để khách quan hoá cái nhìn và . cảnh chiều thu.
Góc nhìn: Góc nhìn từ trên xuống dưới, từ gần đến xa.
- Hình thức thể hiện: Mỗi áng thơ giống như một bức tranh tứ tuyệt xinh xăn.
2. Khác nhau:
+ Những bức tranh chiều thu mang sắc thái khác biệt:
++ “Chiều thu” của Anh Thơ:
- Một bức tranh mây tối sẫm.
- Thời gian như ngưng đọng.
++ “Chiều thu” của Tế Hanh:
- Một bức tranh hiện lên với bầu trời xanh cao rộng.
- Thời gian có sự vận động.
+ Mỗi bức tranh chiều thu chứa chở một tâm tư:
++ “Chiều thu” của Anh Thơ:
- Theo chiều không gian để đắm sâu trong cái tĩnh tại của cảnh;
- Yêu mến thiên nhiên, tâm hồn tinh tế của nhà thơ đã hoà điệu trong nỗi niềm hoang hoải vô cớ thấm sâu trong từng tạo vật.
- Gửi vào trong áng thơ nhỏ nỗi sầu buồn man mác.
++ “Chiều thu” của Tế Hanh:
- Khi theo chiều không gian, khi theo chiều thời gian để lắng nghe sự sống đang chuyển động không ngừng.
- Cả áng thơ thấm đẫm tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với con người.
- Gửi trong từng ý thơ niềm hân hoan, vui sướng, niềm hạnh phúc ngập tràn, và niềm tin mãnh liệt vào ánh sáng tươi mới của tương lai.
+ Những bức tranh thu được diễn tả bằng hình thức nghệ thuật độc đáo:
++ Từ ngữ: Một áng thơ dùng từ láy để tả không gian, từ đó, khắc sâu sự vận động (“Chiều thu” của Tế Hanh), một áng dùng từ láy chỉ thời gian để nhấn mạnh cái tĩnh lặng của không gian (Chiều thu của Anh Thơ).
++ Hình ảnh thơ: Một áng thiên về những hình ảnh cụ thể, nhỏ bé (“Chiều thu” của Anh Thơ); một áng hướng về những hình ảnh rộng lớn, mênh mông (“Chiều thư” của Tế Hanh).
++ Thể thơ: Một áng chọn thể 7 chữ ((“Chiều thu” của Tế Hanh), một áng chọn thể 8 chữ ((“Chiều thu” của Anh Thơ).
++ Giọng điệu: Một áng thơ mang giọng điệu da diết, u buồn ((“Chiều thu” của Anh Thơ); một áng thơ mang giọng điệu tươi vui, tràn đầy tin tưởng (“Chiều thu” của Tế Hanh).
- Lí giải vì sao có điểm tương đồng, khác biệt:
+ Tương đồng:
++ Mùa thu là cảm hứng muôn đời của thi nhân, thu đẹp thường đánh thức những rung cảm sâu xa.
++ Cả hai tâm hồn đều yêu tha thiết mùa thu và yêu quê hương xứ sở
++ Mỗi nhà thơ mang những suy tư riêng, những cảm quan riêng, mỗi bức tranh chiều thu được nhìn bằng con mắt nghệ thuật riêng.
+ Khác biệt:
++ Mỗi nhà thơ thuộc về một thời đại khác nhau: Anh Thơ mang cái tôi Thơ mới, đem nỗi buồn thời thế gửi vào trong thơ, trong khi đó Tế Hanh nhìn chiều thu bằng con mắt của một nhà thơ Cách mạng tràn đầy khí thế và tình yêu đời, tràn đầy tin tưởng vào tương lai.
- Ý nghĩa của sự tương đồng, khác biệt:
+ Mỗi áng thơ là một góc nhìn khác nhau về vẻ đẹp trên mảnh đất hình chữ S thân thương.
+ Mỗi áng thơ là minh chứng cho một tài năng khác nhau. Đó cũng chính là nguồn gốc cho sự phong phú và sự hấp dẫn vô tận của văn chương.
* Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai áng thơ.
- Có thể nêu những ấn tượng của bản thân .
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
So sánh bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (Bà Huyện Thanh Quan) với bài thơ Mầu cây trong khói (Hồ DZếnh)
Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) để so sánh bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (Bà Huyện Thanh Quan) với bài thơ Mầu cây trong khói (Hồ DZếnh):
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
(Chiều hôm nhớ nhà, Bà Huyện Thanh Quan, in trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học xã hội, 2000)
Trên đường về nhớ đầy…
Chiều chậm đưa chân ngày,
Tiếng buồn vang trong mây...
Chim rừng quên cất cánh,
Gió say tình ngây ngây,
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?
Tôi là người lữ khách,
Mầu chiều khó làm khuây,
Ngỡ lòng mình là rừng,
Ngỡ hồn mình là mây,
Nhớ nhà châm điếu thuốc,
Khói huyền bay lên cây…
(Mầu cây trong khói, Hồ DZếnh, in trong Thơ mới 1932-1945: Tác giả và tác phẩm, NXB Hội nhà văn, 2001)
* Giới thiệu vấn đề nghị luận |
* Triển khai vấn đề cần nghị luận: - Điểm giống nhau: + Chủ thể trữ tình trong cả hai bài thơ đều là lữ khách tha hương, cô độc nơi quê người, cùng mang tâm trạng buồn thương, nhớ nhung khi gặp cảnh chiều tà. + Đề tài trong hai bài thơ là cảnh chiều hôm. + Cả hai bài thơ đều dùng búp pháp “tả cảnh ngụ tình”. Cảnh vật là duyên cớ gợi nỗi buồn thương, nhớ nhung trong lòng người. Cảnh “ngư ông về viễn phố” (người làm nghề chài lưới về phố xa), “mục tử lại cô thôn” (trẻ chăn trâu về xóm lẻ) gợi sự xum vầy khiến người lữ khách trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan chạnh lòng; cảnh đẹp miền sơn cước buổi chiều với cánh chim, ngọn gió say tình cũng khiến người lữ khách trong thơ Hồ DZếnh không cầm lòng được nỗi nhớ nhà. - Điểm khác nhau: + Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường tiêu biểu cho phong cách thơ cổ điển; bài thơ Mầu cây trong khói của Hồ DZếnh được viết theo thể thơ ngũ ngôn thuộc phong cách lãng mạn của Thơ Mới. + Cảnh chiều nơi đất khách trong thơ Bà Huyện Thanh Quan được khắc họa bởi bút pháp chấm phá với những hình ảnh mang tính chất ước lệ: ngư ông, mục tử, cánh chim chiều, sương thu lạnh, dặm liễu. Cảnh chiều nơi đất khách trong thơ Hồ DZếnh được khắc họa bởi bút pháp lãng mạn (có sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại) với cánh chim chiều “quên cất cánh”, ngọn gió say tình, màu khói ấm lam chiều. Tất cả những hình ảnh ấy gợi cảnh miền sơn cước đẹp nhưng vẫn không nguôi được nỗi nhớ nhà của người lữ khách. + Cùng diễn tả nỗi buồn nhớ gợi lên từ cảnh vật buổi chiều và cảnh ngộ của khách tha hương nhưng người lữ khách trong thơ Bà Huyện Thanh Quan còn mang thêm tâm trạng cô đơn, chạnh lòng khi nhớ người ở chốn Chương Đài. |
* Khẳng định, đánh giá vấn đề cần nghị luận |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
So sánh, đánh giá hai đoạn trích Hai lần chết (Thạch Lam) và Dì Hảo (Nam Cao)
Phân tích nhân vật Điền trong Giăng sáng
Người đàn bà tóc trắng đọc hiểu
(2 đề) Cuộc chia ly màu đỏ đọc hiểu
So sánh 2 tác phẩm Chí phèo và Vợ nhặt
Đoạn văn cảm nhận về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phụ sinh về tinh thần
Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ
So sánh, đánh giá hai đoạn trích truyện Lụm còi và Từ ngày mẹ mất
Gợi ý cho bạn
-
Đọc hiểu Không làm người ỷ lại
-
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý nghĩa của sự cống hiến
-
(Cực hay) Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay
-
So sánh cảm hứng về đất nước trong Đất nước và Việt Bắc
-
Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện lớp 12
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27