Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

Nói và nghe thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ là nội dung bài học trang 86 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức  tập 1. Thông qua bài học này các em sẽ biết và chủ động thực hiện việc chuẩn bị để tiến hành bài thuyết trình về một chủ đề cụ thể trước đối tượng người nghe cũng như thể hiện rõ ý kiến cá nhân về vấn đề liên quan đến tuổi trẻ. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Một số yêu cầu khi thuyết trình về vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

1. Nêu yêu cầu khi thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ?

- Nêu được vấn đề có ý nghĩa để thuyết trình

- Xác định được mối liên hệ giữa vấn đề với đời sống của giới trẻ

- Làm rõ được từng khía cạnh của vấn đề, đánh giá được tiêu cực và tích cực của các cách nhìn nhận vấn đề

- Đảm bảo tính chính xác, khách quan về các thông tin có liên quan đến vấn đề

- Rút ra được ý nghĩa của bài thuyết trình

2. Nêu các bước chuẩn bị cho bài thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

- Xác định đối tượng: GV và các bạn trong lớp

- Mục đích bài nói: trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

- Lập dàn ý bài nói

- Thời gian thực hiện bài nói: 5- 7 phút

- Phương tiện hỗ trợ: Video, hình ảnh, loa đài

3. Khi thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ thì cần có những yêu cầu gì đối với người nói?

- Tác phong tự tin đĩnh đạc

- Giới thiệu vấn đề sinh động ,hấp dẫn

- Giọng nói lưu loát, truyền cảm

4. Khi thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ thì cần có những yêu cầu gì đối với người nghe?

- Tích cực lắng nghe

- Thái độ tiếp thu, chú ý

- Ghi chép nội dung

Tuổi trẻ hiện nay cần nhận thức như thế nào về vấn để cống hiến và hưởng thụ?

Xin chào thầy cô và tất cả các bạn. Tôi là …………………………….. học sinh lớp 12 ….. Trường THPT …………………….

"Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương."

Đó là những lời ca tiếng hát đầy xúc động, là tiếng lòng của những người con khao khát hiến dâng cho quê hương, Tổ quốc mình. Chỉ khi được cống hiến, được hy sinh, cuộc đời ta mới thăng hoa và thực sự có ý nghĩa. Bởi vậy, cống hiến là một đức tính mà thanh niên nào cũng cần phải có.

Cống hiến là một đức tính hy sinh cao đẹp của con người, là hành động tự nguyện đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho cộng đồng. Đó còn là biểu hiện của những người biết hy sinh lợi ích cá nhân để phục vụ cho lợi ích tập thể. Họ xem đó như là nghĩa vụ để cùng nhau hành động, san sẻ trách nhiệm, gánh nặng trong công việc.

Sự cống hiến nằm ngay trong hành động hàng ngày của chúng ta. Sự cống hiến luôn có ý nghĩa, giá trị vô cùng to lớn và với mỗi giai đoạn đều có những biểu hiện khác nhau. Xã hội sẽ tốt đẹp biết bao nếu mọi người ai cũng biết cống hiến, gạt bỏ đi những lợi ích tầm thường. Tìm mọi cách để cống hiến là hành động đáng để chúng ta khen ngợi, góp phần nâng cao giá trị của mỗi cá nhân trong cuộc sống cũng như hình thành lý tưởng sống đúng đắn, tích cực. Nó còn tạo ra những giá trị hữu ích góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo, dốc lòng đóng góp công sức vào sự phát triển chung của cộng đồng, tất cả những sự cống hiến ấy mang một ý nghĩa thật sâu sắc. Điều đó không chỉ giúp cho người cống hiến có thêm kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn xây dựng nền tảng để họ vững bước vào tương lai. Cống hiến thể hiện một phong cách sống đẹp, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với việc mình làm, không ngại khó khăn, mạnh dạn tiến về phía trước. Những hành động ấy chính là lời khẳng định giá trị bản thân cũng như chứng tỏ vai trò, bản lĩnh của người cống hiến. Nói đến cống hiến chúng ta phải nói đến sự đóng góp không hề nhỏ của lớp trẻ. Với lòng nhiệt huyết, những đam mê cháy bỏng, khát khao chinh phục, khát vọng cống hiến, thế hệ trẻ hôm nay không ngừng nỗ lực, cố gắng để đóng góp công sức của mình. Để chinh phục được ước mơ, họ luôn tìm cho mình một lý tưởng sống đúng đắn làm kim chỉ nam dẫn đường để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Họ xem đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của cuộc đời, hạnh phúc khi được sống và cống hiến. Họ dồi dào sức sống, tràn đầy nhiệt huyết để san bằng bất kỳ mọi trở ngại. Sống cống hiến luôn là một cuộc sống đầy ý nghĩa. Nó giúp ta rèn luyện bản lĩnh, nghị lực và lòng quyết tâm. Sự cống hiến cho dù trong bất kỳ trường hợp nào cũng luôn được mọi người ghi nhận.

Có thể thấy, trong bất cứ thời đại nào, sự cống hiến của thế hệ trẻ luôn có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn, đồng thời, mỗi thời đại có những biểu hiện, những hành động khác nhau. Trong thời kì kháng chiến, cống hiến chính là không ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước. Có biết bao thanh niên đã cống hiến tuổi trẻ, thanh xuân thậm chí cả tính mạng của chính mình để bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, là chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi và hàng triệu, hàng triệu thanh niên trẻ khác trên khắp đất nước. Ngày nay, với khát khao cháy bỏng, những người trẻ Việt Nam đã luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực, đem sức khỏe, tuổi trẻ, trí tuệ và sức lực của mình cống hiến cho đất nước. Họ là những người trẻ, sẵn sàng từ bỏ phố thị phồn hoa, tấp nập đến với những bản làng, những miền quê xa xôi để đem con chữ, đem ánh sáng tri thức đến cho những người dân vùng cao. Họ là những người không quản ngại xa xôi, vất vả để thực hiện những chương trình tình nguyện, giúp đỡ những số phận, hoàn cảnh khó khăn. Họ còn là những chiến sĩ trẻ tuổi, chấp nhận hi sinh tình yêu, hạnh phúc sum vầy bên gia đình để làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc nơi hải đảo xa xôi hay những vùng biên hẻo lánh. Tất cả, tất cả những con người như thế đã nguyện cống hiến tất cả cho đất nước, cho nhân dân, những hành động của họ thật đẹp, thật ý nghĩa biết bao. Những hành động ấy của thế hệ trẻ ngày nay chính là lời khẳng định giá trị bản thân của họ, đồng thời, nó giúp họ phát huy hết khả năng của bản thân, chứng tỏ vai trò, bản lĩnh của những người chủ nhân tương lai của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những người đang cố gắng nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp phát triển chung, thì đây đó vẫn còn những con người sống thờ ơ, ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân mà quên đi tất cả. Thật đáng trách cho những ai có lối sống thực dụng, chỉ biết hưởng thụ, quên đi trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Đó là lối sống lệch lạc cần bị lên án và loại bỏ. Bạn có thể chọn cho mình cách sống như thế nào đó là lựa chọn của bạn, không ai có thể ép bạn. Tuy nhiên, sống vì người khác bạn sẽ cảm thấy cuộc đời của mình thật bình an, vui tươi và hạnh phúc.

“Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến”. Mỗi chúng ta cần phải xác định rõ tư tưởng: hãy nghĩ đến cống hiến nhiều hơn là hưởng thụ. Có tích cực cống hiến thì mỗi chúng ta mới có hạnh phúc, có điều kiện để nâng cao chất lượng hưởng thụ và giá trị bản thân. Vận dụng vào thực tiễn đời sống, thanh niên, học sinh cần học tập, tu dưỡng thật tốt để tích cực chuẩn bị cho việc cống hiến sau này. Hãy phấn đấu trở thành những người cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc, cho nhân dân. Khi đó sự hưởng thụ chính đáng sẽ đến với chúng ta và đất nước sẽ không bao giờ quên những gì mà chúng ta đã đóng góp.

Thật vậy chỉ khi biết cống hiến, biết cho đi, ta mới thực sự tìm thấy được hạnh phúc và thanh thản trong tâm hồn. Là một người trẻ, tôi tự nhủ bản thân phải cống hiến nhiều hơn nữa để tô điểm thêm cho đời, xứng đáng với những gì cuộc sống tươi đẹp đã ban tặng cho mỗi chúng ta.

Trên đây là phần trình bày của tôi thuyết trình về vấn đề tuổi trẻ cần sống cống hiến. Hi vọng nhận được sự góp ý của tất cả mọi người. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Ứng xử như thế nào với các thế hệ khác nhau trong gia đình và trong cộng đồng cho phù hợp?

Xin chào thầy cô và tất cả các bạn. Tôi là …………………………….. học sinh lớp 12 ….. Trường THPT …………………….

Học sinh là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước,thái độ của họ rất quan trọng đến việc rèn luyện nhân cách của bản thân, sự phát triển bền vững của đất nước, xa hơn nữa là luôn được các nước trên thế giới muốn đặt mối quan hệ, bảo vệ sau này. Thấy được thái độ cư xử của người trẻ phải biết hòa đồng với mọi người, biết lịch sự với mọi người, nhưng giới trẻ ngày nay không phải ai cũng làm tốt việc đó, họ chưa có thái độ cư xử đúng mực, đó là điều họ nên được thức tỉnh, hướng vào đúng giá trị đạo đức chuẩn mực của xã hội ta.

Ứng xử có thể hiểu được là cả tổng hợp không chỉ một quá trình giao tiếp, xử lí thông tin, giải quyết vấn đề bằng cách nói, hành động cử chỉ đúng mực, khả năng truyền đạt thông tin, cảm xúc của bản thân với người khác, và với nhiều người trong cộng đồng. Chuẩn mực trong cách ứng xử được nhắc nhiều ở đây nó có nghĩa là phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói.Cái “văn hóa” ở đây cũng nên hiểu là cách ăn nói đúng đắn, thái độ trong cả cử chỉ và ngôn từ hợp lý, hợp hoàn cảnh, ra mình là người có học thức, nên việc “ứng xử có văn hóa “cũng là khi con người ta biết nói dễ dàng đưa vào tai người khác. Vậy nên có thể thấy được một cách ứng xử mà biểu hiện của nó đi ngược lại với những điều trên thì không thể chấp nhận được nó là một sự văn hóa. Lối nói khó nghe, thô tục, buông những lời nói mà vô tình làm đau lòng, tổn thương đến người nghe vì do nguyên nhân chủ quan như không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, không rèn luyện cho mình sự đúng mực trong cách cư xử ngay từ đầu, sống trong hoàn cảnh không được phù hợp…

Ở thế hệ học sinh những mầm non trẻ của đất nước, ta được nhà trường, thầy cô, bố mẹ, người thân, cả cộng đồng chú trọng việc rèn luyện thái độ ứng xử phù hợp, sống biết lẽ phải, không được văng tục chửi bậy, nếu không tuân thủ theo những nội quy vô hình hay hữu hình thì ta sẽ đối diện với những hình thức kỉ luật tùy mức độ. Có thể khẳng định rằng thái độ ứng xử chính là thước đo cho học sinh ngoan, hay dở. Ta có thể chiêm nghiệm được rằng những học sinh tốt, sẽ là những con người chăm ngoan, thái độ ứng xử phù hợp với độ tuổi, được người lớn quan tâm rèn giũa trở thành con người có nếp sống tốt, biết ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ, thầy cô vì chỉ có như thế các em mới thành người tốt sau này, và đương nhiên đi kèm đó sẽ luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng.

Một điển hình của người học sinh có thái độ ứng xử tốt thật đáng quý là sống hòa đồng với bạn bè, nói năng có tính khiêm tốn, cởi mở với bạn bè, không hề văng tục chửi bậy, và ta có thể thấy được những em học sinh rèn cho mình được biết học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi. Chan hòa, biết cư xử đúng,biết yêu thương cả qua hành động và lời nói, không đành hanh,không lớn tiếng quát tháo , chành chọe với các em nhỏ hơn mình.

Nhưng bên cạnh đó trước hoàn cảnh, không chú tâm rèn luyện ứng xử, không được sự quan tâm của người lớn đúng mực,phải tiếp xúc với quá nhiều những vấn đề xã hội, những điều không hay trên thứ mạng Internet quá sớm… đã vô tình làm cho một số bộ phận học sinh đã không biết giữ mình, các bạn nhanh chóng để tâm hồn mình bị lấm bẩn bởi những thứ không tốt, thành thử ra chính thái độ cư xử của các bạn cũng đã phản ánh được điều đó, thật đáng buồn khi nó đang trở thành một vấn đề nan giải khi nhiều bạn vẫn chưa được hiểu rõ về cách cư xử của bản thân để chỉnh lý để phát triển bản thân theo chiều hướng tốt. Đúng như dân ta có câu “cái xấu thì nhiễm rất dễ, cái tốt thì khó”.Rồi cũng khó có thể chấp nhận sự thực rằng, những nền văn hóa giao tiếp đã mất dần khi con người ta học nhiều mà thấm vào người thì chẳng được bao nhiêu.

Có những học sinh dù khoác trên mình màu áo trắng tinh khôi, trong sáng, vẫn đang được rèn luyện trong cùng một môi trường giáo dục nhưng không phải ai cũng biết cư xử đúng mực, ứng xử tốt, ở đây cũng không khó gặp những học sinh nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, hành động côn đồ, hung hăng với bạn bè, giáo viên, vô lễ với bố mẹ, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh. Có thể thấy được những người như vậy hiếm có được những mối quan hệ tốt, với những người thành công, với bạn bè, thầy cô thì sẽ ít tiếp xúc, khó có được sự giáo dục tử tế vì thái độ bất hợp tác, nhưng nếu càng ít được giáo dục các bạn đó sẽ càng dễ tiến đến một hậu quả mà chúng ta khó có thể lường trước được.

Vì vậy, cả xã hội, các gia đình, nhà trường, bạn bè nên chỉ ra cho các bạn rằng các phải hình dung ra được con người sau này của mình nếu không muốn trở thành người không có ích cho xã hội, thành phần đáy của xã hội, thành phần bặm chợm, xã hội đen không hề được ủng hộ trong một xã hội văn minh, không có thể giữ được chức vụ tốt, tiền lương tốt trong một xã hội phát triển nhưng cũng gắn với yêu cầu chuẩn mực đạo đức dù cơ bản nhất cũng phải cao.

Qua đó mới thấy hết được việc rèn luyện ứng xử cho không chỉ thế hệ trẻ, mọi người là rất quan trọng, là việc làm rất cần cho chúng ta nên sớm ý thức, hành động ngay bây giờ. Bản thân em, em thấy được vị trí của mình sau này là một trong những chủ nhân tương lai của đất nước phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn.

Em thấy được rằng Việc “ứng xử có văn hóa” không chỉ làm đẹp mặt cho bản thân mà còn cho người khác cái cảm giác vui và tự ban cho mình một niềm tin tưởng với người khác khi ta tiếp xúc, em sẽ thực hiện tu dưỡng rèn luyện thói quen ứng xử tốt, có chuẩn mực từ bây giờ, phát huy nó như một người tuy học nhiều nhưng vẫn mang trong mình sự tôn trọng những điều gọi là bản sắc văn hóa đơn giản nhất – văn hóa giao tiếp vì nó rất cần cho sự phát triển trong tương lai của em sau này.

Trên đây là phần trình bày của tôi thuyết trình về vấn đề tuổi trẻ và ứng xử có văn hóa trong gia đình hoặc cộng đồng. Hi vọng nhận được sự góp ý của tất cả mọi người. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Vấn đề việc làm đặt ra với giới trẻ trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo có thể làm thay phẩn việc của con nguời ở một số lĩnh vực

Xin chào thầy cô và tất cả các bạn. Tôi là …………………………….. học sinh lớp 12 ….. Trường THPT …………………….

Khi AI phát triển, ngày càng có nhiều người cho rằng tự động hóa có thể dẫn tới tình trạng mất việc làm trên diện rộng. Tuy nhiên, AI sẽ không bao giờ thay thế hoàn toàn được con người do nó thiếu những thuộc tính quyết định.

Năm 1965, giáo sư triết học Hubert Dreyfus, một nhà phê bình kiên định về trí tuệ nhân tạo, đã mạnh dạn tuyên bố rằng một cỗ máy sẽ không bao giờ đánh bại được con người trong một ván cờ vua. Tuy nhiên chỉ 2 năm sau đó, chính học giả này đã bị một máy tính do MIT phát triển chiếu tướng trong một ván cờ.

Tới năm 1997, máy tính đã đủ tối tân để đánh bại một trong những bộ óc cờ vua vĩ đại nhất trong thời đại của ông - Garry Kasparov. Vào năm 2015, người chơi giỏi nhất trò chơi cờ vây đã liên tục bị lép vế trước máy tính của Google.

Với sự tiến bộ nhanh chóng về công nghệ trong những năm gần đây, máy tính đang ngày càng lấn sâu vào các lĩnh vực mà trước đây chỉ được coi là dành cho con người. Sự tiến bộ đáng kinh ngạc trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot, in 3D và di truyền đã cho phép máy tính thực hiện các nhiệm vụ của kiến trúc sư, bác sĩ y khoa, nhà soạn nhạc và thậm chí là bậc thầy hội họa người Hà Lan thế kỷ 16

Tuy nhiên cũng chính sự phát triển thần tốc của AI đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu nó có khiến con người thất nghiệp hay không. Câu hỏi này càng trở nên đáng lo ngại hơn bởi xu hướng dân số thế giới mới được công bố gần đây. Dữ liệu mới nhất của Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề Kinh tế và Xã hội (UN DESA) cho thấy đến năm 2050, dân số thế giới dự kiến sẽ đạt 9,8 tỷ người với hơn 6 tỷ người trong độ tuổi lao động. Trong khi đó ở hiện tại, chúng ta vốn đang gặp vấn đề với việc cung cấp việc làm cho hơn 71 triệu người trẻ tuổi trong độ tuổi lao động.

Nguyên do công nghệ mới như AI được coi là mối đe dọa lớn đối với thị trường lao động cũng không không phải là không có cơ sở khi một số ước tính còn cho rằng 80% công việc có khả năng sẽ được tự động hóa trong những thập kỷ tới và khiến nhiều người lao động mất việc làm.

Tuy nhiên theo một báo cáo của Bộ phận Phân tích và Chính sách Phát triển của UN DESA (DPAD), các tính toán này là không thực tế. Rút ra từ những bài học lịch sử về các cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ và từ vô số nghiên cứu hiện tại, báo cáo này cho rằng thế giới của con người sẽ không trở thành một thế giới robot.

Đầu tiên, trí tuệ nhân tạo, máy in 3D và các cải tiến khác thường được thiết kế để hoàn thành xuất sắc một nhóm nhiệm vụ rất cụ thể. Chúng thường hiếm khi có thể thay thế toàn bộ một nghề nghiệp do trong hầu hết các trường hợp, những công việc của con người đòi hỏi tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao hơn nhiều.

Do đó, nếu biết cách ứng dụng thì AI sẽ trở thành công cụ giúp người dùng hoàn thành công việc tốt hơn cũng như cải thiện năng suất chứ không phải là một mối đe dọa tới công việc.

Ông Naren Vijay, Phó chủ tịch điều hành của nền tảng tình báo kinh doanh Lumenore cũng đồng ý với quan điểm này. Ông khẳng định con người là không thể thay thế được và những điều mà con người sở hữu như thường thức cơ bản là những thứ mà máy móc rất khó tạo ra được.

Các công ty được hỗ trợ bởi công nghệ thường phát triển nhanh hơn các công ty truyền thống và có thể duy trì hoặc tăng số lượng nhân viên. Nhưng một khi việc sa thải xảy ra, điều này thường là do các công ty sa thải những nhân viên không thể làm việc hiệu quả bằng công nghệ mới và những nhân viên mới có khả năng.

Bản chất điều này chính là gián đoạn lao động chứ không phải là phá hủy lực lượng lao động. Trên hết, việc này cũng không phải là một hiện tượng mới. Trong lịch sử, các vai trò trong lực lượng lao động đã liên tục thay đổi và thích ứng với thời đại.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy vào năm 2016, chỉ có 1 trong số 270 nghề được liệt kê trong cuộc điều tra dân số năm 1950 của Mỹ bị loại bỏ bởi tự động hóa. Công việc đó chính là vận hành thang máy.

Hơn nữa, việc thay thế toàn bộ một ngành nghề bằng máy tính là khả thi về mặt kỹ thuật không có nghĩa là nó chắc chắn sẽ xảy ra. Các yếu tố kinh tế, luật pháp, quy định và chính trị xã hội khác nhau sẽ ngăn cản nhiều ngành nghề nhất định biến mất.

Trong nhiều trường hợp, nếu chi phí máy móc đắt hơn chi phí nhân công thì con người vẫn sẽ tiếp tục làm các công việc đó. Trong các trường hợp khác khi con người phải đưa ra các quyết định chính trị và pháp lý, việc máy móc đưa ra phán đoán sai sẽ dẫn tới tình huống không thể quy trách nhiệm.

Thêm vào đó, công nghệ mới không chỉ phá hủy, mà còn tạo ra công ăn việc làm. Trong suốt lịch sử, các đổi mới công nghệ đã nâng cao năng suất của người lao động và tạo ra các sản phẩm và thị trường mới, do đó tạo ra nhiều việc làm mới trong nền kinh tế.

Ông Elnagar cũng chỉ ra rằng ngành công nghiệp AI còn có thể tạo ra việc làm khi bản thân AI đòi hỏi một thị trường mới gồm những người vận hành các hệ thống, bảo trì và sửa chữa chúng. Ngoài ra, các công ty đầu tư vào công nghệ thường tiếp tục tuyển dụng nhiều nhân viên hơn do kết quả của sự tăng trưởng kinh doanh.

Tuy tương lai gần nhất của loài người sẽ không phải giống như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng nơi robot và AI thống trị, nhưng chúng ta cũng không thể coi thường thách thức mà các công nghệ này sẽ mang lại.

Đầu tiên, các công nghệ mới như AI đang góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng cả giữa các nhóm lao động khác nhau và giữa lao động và chủ doanh nghiệp. Mặc dù không gây ra tình trạng mất việc làm trên diện rộng, chúng có làm thay đổi nhu cầu về các kỹ năng nhất định và từ đó góp phần chuyển hướng thị trường việc làm.

Công nghệ cũng là một trong những lý do đằng sau sự chênh lệch ngày càng tăng trong lực lượng lao động ở nhiều quốc gia khi những người có mức lương trung bình đang mất dần chỗ đứng. Trên bình diện quốc tế, việc thiếu khả năng tiếp cận công nghệ mới ở các nước kém phát triển đi cùng với việc các cường quốc sản xuất có khả năng đạt được lợi nhuận nhanh chóng nhờ công nghệ sẽ làm gia tăng bất bình đẳng giữa các quốc gia hơn nữa.

Nếu không được kiểm soát, những gián đoạn này có thể gây ra những hậu quả to lớn cho xã hội. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần xem xét và cân nhắc kỹ các tiến bộ công nghệ cùng cách can thiệp tốt nhất. Theo ông Pingfan Hong, Giám đốc DPAD, công nghệ mới đem lại những lợi ích kinh tế to lớn những cũng gây ra tác động tiêu cực tới nhiều cộng đồng trong xã hội. Các tác động cụ thể sẽ còn phụ thuộc nhiều vào các thể chế xã hội, nên các chính phủ cần có các chính sách để giúp người lao động thích ứng với thực tế mới và đảm bảo họ tham gia vào các lợi ích phát sinh từ công nghệ.

Mặt khác, chính phủ các quốc gia cũng có thể bị cám dỗ tập trung vào những lợi ích công nghệ trong khi phần lớn bỏ qua những tác động tiêu cực của nó. Vì vậy, thế giới càng sớm bắt đầu cân nhắc và tái thiết kế các chính sách thị trường lao động, các chương trình an sinh xã hội và hệ thống thuế, lực lượng lao động sẽ thích ứng tốt hơn với tương lai đã và đang xảy ra.

Trên đây là phần trình bày của tôi thuyết trình việc làm đặt ra với giới trẻ trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo có thể làm thay phần việc của con người ở một số lĩnh vực. Hi vọng nhận được sự góp ý của tất cả mọi người. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Vai trò của kĩ năng mềm đổi với tuổi trẻ

Xin chào thầy cô và tất cả các bạn. Tôi là …………………………….. học sinh lớp 12 ….. Trường THPT …………………….

Trong xã hội hiện đại, Kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng.

Kiến thức chuyên ngành mà các trường đại học cung cấp cho sinh viên trong quá trình học tập là yếu tố quyết định giúp các sinh viên có thể lập nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là những kiến thức chuyên ngành đó đã đủ để giúp sinh viên có thể vượt qua những khó khăn và thử thách trong một tương lai mà không ai có thể nói trước được điều gì trong một thế giới đang thay đổi từng ngày. Chính vì thế các trường đại học phải chuẩn bị cho sinh viên của mình những hành trang, kỹ năng mềm ngoài những kiến thức chuyên ngành, và một trong những hành trang đó chính là sự hiểu biết.

Ông Steven Schwartz, phó hiệu trưởn trường đại học Macquarie, Úc cho rằng, sự hiểu biết không phải là một yếu tố mà con người được sinh ra cùng với nó, đó là yếu tố mà các nhà giáo dục phải giúp sinh viên của họ trau dồi theo năm tháng.

Các bạn sinh viên và du học sinh, những người sẽ là lực lượng lao động chính trong tương lai phải ý thưc được rằng họ sẽ làm việc trong một môi trường toàn cầu hóa và liên tục phát triển, đổi mới công nghệ. Lực lương lao động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của các hệ thống kinh tế và công nghệ mới. Những đổi mới sẽ đòi hỏi các bạn sinh viên kết hợp được những kiến thức đã học và kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, đưa ra quyết định… cộng với sự linh hoạt và khả năng thích ứng khi thay đổi công việc, môi trường hay trong các bối cảnh khác nhau. Những sự hiểu biết và kỹ năng này rất cần thiết được giới thiệu đến các sinh viên từ khi họ đang còn ngồi trong ghế nhà trường hơn là sau khi họ tốt nghiệp.

Do áp lực cạnh tranh toàn cầu ngày càng cao và tại Úc nói riêng, trong tương lai các ứng cử viên sẽ phải có khả năng tiếp thu và thích ứng nhanh với những quy trình công nghệ và kinh doanh mới để có thể được các nhà tuyển dụng lựa chọn. Một vài hiểu biết và kỹ năng sống cơ bản mà sinh viên cần nắm được sau khi tốt nghiệp đó là:

- Sự linh hoạt

- Sức bật

- Khả năng thích nghi

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Sự hiểu biết về công nghệ

- Áp dụng các kỹ năng trong các bối cảnh khác nhau

- Luôn trau dồi kiến thức

- Khả năng nắm bắt những cơ hội mới

- Sự hiểu biết nói chung

Sự hiểu biết ở đây là sự kết hợp của việc bạn trau dồi những kiến thức lý thuyết cùng với sự quan sát và những trải nghiệm cuộc sống. Nếu mục đích của các trường đại học là giúp sinh viên có kiến thức chuyên ngành thì sự hiểu biết ở đây có mục đích là giúp sinh viên phát triển tầm nhìn, giúp họ có những sự lựa chọn đúng đắn và các lợi thế trong khi tìm việc làm. Các trường đại học nên đưa ra những hoạt động xen kẽ với các chương trình học của mình nhằm giúp sinh viên tiếp cận với nhiều khía cạnh của những vấn đề thực tiễn, điều này sẽ giúp sinh viên phát triển sự hiểu biết. Bản thân sinh viên cũng cần luôn luôn tìm tòi trong thực tế và cuộc sống để có thêm những hiểu biết. Đây sẽ là yếu tố quan trong giúp bạn có được lời mời từ các nhà tuyển dụng tiềm năng.


Trong xã hội hiện đại, Kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Tại các trường học, gần chục năm trở lại đây, kỹ năng mềm đã được đưa vào giảng dạy nhiều hơn trong các hoạt động ngoài giờ của học sinh trường Trung học Phổ thông. Hoạt động này càng mạnh hơn ở giảng đường Đại học. Điều đó cho thấy việc nhận thức tầm quan trọng của Kỹ năng mềm của ngành giáo dục nước ta.

Quả thực, trình độ học vấn và bằng cấp chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa phải là điều kiện đủ để một con người có thể ra đời và sống tốt. Trong cuộc sống, các kỹ năng sống, sự nhạy bén trong xử lý công việc và nghệ thuật giao tiếp… của mỗi người đóng vai trò quan trọng, các yếu tố này được người ta gọi là “Kỹ năng mềm” hay còn gọi là “Soft skills” theo nghĩa tiếng Anh.

Kỹ năng mềm là tổng hợp các kỹ năng giúp con người tư duy và tương tác với con người phục vụ cho công việc nhưng không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật. Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Kỹ năng mềm bao gồm: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng làm việc đồng đội; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng tư duy hiệu quả; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng học và tự học; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng quản lý xung đột; Kỹ năng tổ chức họp…

Trên đây là phần trình bày của tôi thuyết trình về vai trò của kí năng mềm với tuổi trẻ. Hi vọng nhận được sự góp ý của tất cả mọi người. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 420
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm