Nêu nội dung của hai dòng thơ: tập con bước vịn vào ca dao tục ngữ

Nêu nội dung của hai dòng thơ: Tập con bước vịn vào ca dao tục ngữ, dù uống nước đâu lòng vẫn nhớ nguồn. Đây là nội dung câu hỏi số 3 phần đọc hiểu đề minh họa Ngữ văn 2023 trích từ tác phẩm Những người đi tới biển của tác giả Thanh Thảo. Sau đây là gợi ý giải đề tham khảo môn ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2023 sẽ giúp các em nắm được câu trả lời đọc hiểu Những người đi tới biển - Thanh Thảo.

1. Câu 3 đọc hiểu đề minh họa Ngữ văn 2023

Đề bài: Nêu nội dung của hai dòng thơ: Tập con bước vịn vào ca dao tục ngữ, dù uống nước đâu lòng vẫn nhớ nguồn.

Trả lời:

Gợi ý 1

Nội dung của hai dòng thơ: "tập con bước vịn vào ca dao tục ngữ/dù uống nước đâu lòng vẫn nhớ nguồn" là sự nuôi nấng, dưỡng dục của mẹ đều gắn liền với những bài học về sự biết ơn và những đạo lý truyền thống của dân tộc, gắn liền với đời sống của nhân dân lao động - những điều đã làm nên con người anh hùng của lịch sử sau này.

Gợi ý 2

Nội dung của khổ thơ này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tìm hiểu và giữ gìn văn hóa, truyền thống dân tộc thông qua việc học tập và ghi nhớ các ca dao tục ngữ. Ý "Dù uống nước đâu lòng vẫn nhớ nguồn" cũng muốn nhấn mạnh đến việc tôn trọng và biết ơn nguồn gốc, người đã giúp mình trở thành người có tri thức và nâng cao giá trị của nó.

Gợi ý 3

Nội dung: Câu thơ như một lời nhắc nhở thế hệ sau phải biết giữ gìn truyền thống của dân tộc, biết ghi nhớ và biết ơn giá trị, công lao mà thế hệ đi trước đã để lại cho chúng ta.

2. Đọc hiểu Những người đi tới biển

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

(Trích: Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)

Câu 1. Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ được tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong các câu thơ "Mười tám hai mươi sắc như cỏ/Dày như cỏ/Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ". (0,75 điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: "Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên"? (0,75 điểm)

Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì? (1,0 điểm)

Lời giải

Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nói về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ: trẻ nhất, sắc, dày, yếu mềm, mãnh liệt, không tiếc đời mình. (Thí sinh cần chỉ ra ít nhất 02 từ ngữ trong các từ ngữ trên)

Câu 2. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

Giúp người đọc dễ hình dung những đặc điểm nổi bật của tuổi 20: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...

Thái độ ngợi ca, trân trọng và tình yêu của tác giả với những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời.

Câu 3. Nội dung câu thơ: "Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất / Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên" có thể hiểu:

Hoa: vẻ đẹp của sức mạnh ý chí tinh thần, tâm hồn của tuổi trẻ

Mùa xuân: thắng lợi, thành quả

=> Ý nghĩa: Tuổi trẻ với vẻ đẹp tâm hồn, với sức mạnh ý chí và tinh thần quyết tâm tiêu diệt kẻ thù nhất định sẽ giành thắng lợi – đó là lời động viên, đồng thời cũng thể hiện niềm tin tưởng của tác giả với tuổi trẻ.

Câu 4. HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa với em nhất

Có thể lựa chọn thông điệp về lí tưởng sống hoặc một đặc điểm nào đó của tuổi trẻ: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 8.988
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm