Hai biển hồ đọc hiểu

Biển Chết và biển hồ Galilee đọc hiểu - Đọc hiểu Hai biển hồ là một trong những bài đọc hiểu thường xuyên xuất hiện trong các đề thi cũng như các kì thi quan trọng như thi vào lớp 10 hay thi THPT. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bộ đề đọc hiểu Hai biển hồ giúp các bạn nắm được nội dung của văn bản hai biển hồ cũng như bài học rút ra từ câu chuyện hai biển hồ, phương thức biểu đạt chính của văn bản Hai biển hồ. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Đọc hiểu Hai biển hồ - đề 1

Đọc hiểu Hai biển hồ

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ…Biển hồ nhứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này...

(2) Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

a. Tại sao người ta gọi biển hồ thứ nhất là biển Chết?

b. Chỉ ra điểm khác biệt giữa biển hồ thứ nhất và biển hồ thứ hai. Nguyên nhân nào tạo ra sự khác biệt đó?

c. Chỉ ra 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1)

d. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn 7-10 dòng nói về ý nghĩa sự sẻ chia trong cuộc sống.

Gợi ý

a. Vì: Không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này.

b. Chỉ ra điểm khác biệt giữa biển hồ thứ nhất và biển hồ thứ hai. Nguyên nhân nào tạo ra sự khác biệt đó?

- Biển hồ thứ nhất: không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó.

- Biển hồ thứ hai: Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này...

- Nguyên nhân sự khác nhau là:

+ Biển chết chỉ nhận nước và giữ lại cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước mặn chát

+ Còn biển hồ thứ hai sau khi nhận nước thì san sẻ cho những ao hồ nhỏ hơn, đem lại sự sống cho vạn vật.

c. Chỉ ra 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1)

- Phép lặp: biển hồ

- Phép thế: “Biển chết” được thế bằng “biển hồ này”

d. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn 7-10 dòng nói về ý nghĩa sự sẻ chia trong cuộc sống.

- Giới thiệu vấn đề: sự sẻ chia trong cuộc sống

- Giải thích:

Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...

- Bàn luận:

Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia:

+ Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

+ Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.

Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau:

+ Đối với người nhận (...)

+ Đối với người cho (...)

+ Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay (...)

- Mở rộng: Cần lên án, phê phán căn bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.

+ Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn... Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.

2. Đọc hiểu Hai biển hồ - đề 2

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Hai biển hồ

Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.

Quà tặng cuộc sống (Nhà xuất bản Trẻ, 2007)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.”

Câu 4. Em rút ra được bài học gì từ văn bản trên?

Gợi ý

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Hai biển hồ: nghị luận.

Câu 2. Vì, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh.

Câu 3.

- BPTT nhân hóa

- Tác dụng

+ tăng sức gợi hình, gợi cảm

+ Nhấn mạnh những đặc điểm của Biển chết

Câu 4. Bìa học rút ra từ văn bản Hai biển hồ:

Về sự cho và nhận trong cuộc sống.

Không nên có lối sống ích kỉ, lối sống chỉ luôn giữ cho mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
18 19.005
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm