Bảo kính cảnh giới đọc hiểu (6 bài)
Bộ đề đọc hiểu Bảo kính cảnh giới
Bảo kính cảnh giới (gương báu răn mình) là một chùm thơ ở phần vô đề của tập thơ “Quốc âm thi tập”. Bảo kính cảnh giới là gương soi, lời răn, không phải để nói với riêng mình mà lời giáo huấn của Nguyễn Trãi về cách xử thế của con người bình thường trong hoàn cách xã hội bình thường. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số đề đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài số 43 và bài số 21 giúp các bạn hiểu rõ hơn nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
1. Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 9
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau:
Trần trần mựa cậy những ta lành,
Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành.
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng chớ đua tranh.
(Bảo kính cảnh giới bài 9, Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
Chú thích:
– Trần trần: Tự nhiên, chất phác, ý chỉ lối sống có sao là vậy
– Mựa: chớ đừng – mựa cậy: Đừng ỷ vào, đừng cậy vào
– Tốn: từ tốn; nhượng: khiêm nhượng – ngàn muôn tốn nhượng: Muôn đời sống từ tốn, khiêm nhường
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Thể thơ của bài thơ trên là:
A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn xen lục ngôn
C. Thất ngôn bát cú Đường luật
D. Thơ trường thiên bảy chữ
Câu 2. Vần “anh” được gieo ở các câu nào?
A. 1 – 2 – 4 – 6
B. 1 – 2 – 4 – 6 – 8
C. 1 – 3 – 5 – 7
D. 1 – 2 – 3 – 4 – 6
Câu 3. Xác định bố cục của bài thơ trên:
A. Đề - Thực – Luận – Kết
B. Bốn câu đầu – Bốn câu sau
C. Hai câu đầu – Sáu câu sau
D. Sáu câu đầu – Hai câu sau
Câu 4. Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ gì?
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
A. Phép đối – Phép điệp – Nhân hóa – Hoán dụ - Liệt kê
B. Phép đối – So sánh – Nhân hóa - Ẩn dụ - Hoán dụ
C. Phép đối – Phép điệp – So sánh – Nhân hóa - Ẩn dụ
D. Phép đối – So sánh – Nhân hóa – Hoán dụ - Liệt kê
Câu 5. Hai câu thơ sau có thể hiểu như thế nào?
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
A. Không đề phòng lúc bé, không thể lớn lên được, bát canh có sâu thì ắt phải bỏ đi.
B. Tu chí khi nhỏ thì mới có thể thành người, chỉ cần sai phạm thì đều là thứ bỏ đi.
C. Lúc nhỏ không đề phòng, không thể làm việc lớn, đã mắc sai phạm thì đều là thứ bỏ đi.
D. Lúc nhỏ không rèn luyện, tu chí, không thành người khi lớn lên, bát canh có sâu thì ắt phải bỏ đi.
Câu 6. Nội dung chính của bài thơ trên là gì?
A. Những chiêm nghiệm về đời, về người và thái độ đề cao lối sống an nhàn, không bon chen của Nguyễn Trãi.
B. Lời khuyên về lối sống không bon chen, an nhàn trước thế sự của Nguyễn Trãi.
C. Thái độ sống an nhàn, hưởng lạc không bon chen thế sự của Nguyễn Trãi.
D. Lời phê phán lòng người và miệng đời, thái độ sống an nhàn không bon chen của Nguyễn Trãi.
Câu 7. Theo em, cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên là gì?
A. Lí tưởng về cuộc sống tốt đẹp và những con người tốt đẹp sự lo sợ của Nguyễn Trãi trước lòng người đen bạc của xã hội đương thời.
B. Phê phán lối sống đen bạc của xã hội đương thời.
C. Khát khao rèn luyện các lí tưởng cao đẹp và phê phán lối sống đen bạc của xã hội đương thời.
D. Đề cao lối sống an nhàn và tránh xa sự bon chen của xã hội đương thời.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
Gợi ý
Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ phép đối với câu Miệng thế nhọn – Lòng người quanh/ chông mác nhọn – nước non quanh và phép điệp với Nhọn, quanh. Ngoài ra, biện pháp tu từ so sánh với câu Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn/ Lòng người quanh nữa nước non quanh và phép ẩn dụ: Chông mác nhọn – Lời nói sắc bén, Nước non quanh – Không thẳng thắn, chính trực. Bằng những biện pháp tu từ trên đã giúp tác giả thể hiện những chiêm nghiệm về đời về người, miệng đời thế gian và lòng người không phải ai cũng thẳng thắn, chính trực, đôi khi cũng như lưỡi chông mác sắc bén có thể gây tổn thương, đau đớn cho chúng ta.
Câu 9. Cảm nhận của em về hai câu thơ:
Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng chớ đua tranh.
Gợi ý
Lối sống an nhàn, tránh bon chen thế sự, không bon chen sự đời mà tận hưởng cuộc sống tu chí của riêng minh.
Câu 10. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày quan điểm của mình về vấn đề: Để không bị ngả nghiêng trước những lời phán xét của người khác!
Gợi ý
Học sinh đưa ra suy nghĩ của mình về vấn đề: Tin tưởng vào chính mình, không nên bị ảnh hưởng bởi những lời phán xét đến con người và bản chất thiện lương, tốt đẹp của mình. Những lời phán xét nếu để hạ bệ chúng ta thì ta càng cần mạnh mẽ để vượt qua và sống với lí tưởng, niềm tin của mình.
2. Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 22
I. Đọc hiểu:
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi
Gương báu khuyên răn số 22 (Bảo kính cảnh giới 22)
Của thết (1) người là của còn,
Khó khăn phải đạo (2) cháo càng ngon.
Thấy ăn chạy đến thì no dạ,
Trợ (3) đánh bênh nhau ắt phải đòn.
Chớ lấy hại người làm ích kỷ,
Hãy năng (4) tích đức để cho con.
Tay ai thì lại làm nuôi miệng,
Làm biếng ngồi ăn lở núi non.
(Nguyễn Trãi, trích Quốc âm thi tập)
Chú thích: (1) thết : cho, giúp, thết đãi người; (2) đạo: lấy, dùng (ví dụ: đạo văn, đạo chích, đạo cháo); (3) trợ: giúp, hộ; (4) năng: thường xuyên.
Câu 1: Bài thơ Gương báu khuyên răn số 22 của Nguyễn Trãi viết bằng
A. Chữ Hán
B. Chữ Hán và chữ Nôm
C. Chữ Nôm
D. Chữ quốc ngữ
Câu 2: Văn bản Gương báu khuyên răn số 22 thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn chen lục ngôn
B. Song thất lục bát
C. Thất ngôn Thất ngôn
D. Thất ngôn bát cú
Câu 3: Nghĩa của từ (tích đức) trong câu thơ “Hãy năng tích đức để cho con” hiểu là?
A. Tích lũy của cải, tiền bạc
B. Tích lũy việc học tập, rèn luyện
C. Tích lũy khôn ngoan
D. Tích lũy việc tử tế, yêu thương
Câu 4: Bài thơ Gương báu khuyên răn số 22 của Nguyễn Trãi thể hiện sự sáng tạo về
A. Số chữ trong bài thơ
B. Số câu trong bài thơ
C. Số chữ trong dòng thơ
D. Hiệp vần trong câu thơ
Câu 5: Anh chị hiểu câu thơ “Trợ đánh bênh nhau ắt phải đòn” như thế nào? Viết đoạn 5-7 dòng ý hiểu của mình.
Gợi ý
Câu thơ Trợ đánh bênh nhau ắt phải đòn: nói đên việc xử sự trong cuộc sống. Người nào bênh, giúp, tham gia việc đánh nhau bằng bất cứ hình thức nào, phương thức nào, vũ khí nào cũng phải chịu đòn (trừng phạt) của người khác. Có thể chịu trực tiếp hoặc gián tiếp. Bí điều tra, bị rắc rối, bị thương tích hoặc thiết hại về vật chất..
Câu 6: Câu thơ “Làm biếng ngồi ăn lở núi non.”
Xác định phép tu từ trong câu thơ? Ý nghĩa của tu từ đó?
Gợi ý
Phép tu từ ngồi ăn lở núi non (phép nói quá). Làm gì lười biếng, không chịu làm gì thì ăn hết cả núi gạo núi tiền, ăn bao nhiêu cũng hết. (miệng ăn núi lở-thành ngữ).
Câu 7: Hãy nêu ý nghĩa của 2 câu thơ luận
Chớ lấy hại người làm ích kỷ,
Hãy năng tích đức để cho con.
Gợi ý
Câu thơ 1: Đừng nên lấy việc hại người làm lợi cho mình, hoặc làm gì cũng không được lợi mình hại người.;
Câu thơ 2: Hãy năng, (thường xuyên) làm việc tốt/ đúng, tích lũy việc đạo đức, việc thiện, làm điều tử tế yêu thương, nhân ái, giúp đỡ để lại phúc lộc, an lành cho con cháu về sau.
Câu 8: Nhà thơ muốn khuyên răn chúng ta những điều gì qua bài thơ Gương báu khuyên răn số 22 (viết từ 5-7 dòng)
Nhà thơ muốn khuyên răn chúng ta nên suy nghĩ và sống đúng, sống đẹp đời phải đạo, sống tử tế làm điều tốt, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người nhiều nhất có thể. Từ bỏ cách sống ích kỉ, hẹp hòi, tránh xa chuyện sai trái, siêng năng học tập, làm ăn chân chính, sông nhân ái, bao dung, vị tha..
3. Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 43 - đề 1
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
(Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)
1/ Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào?
2/ Các từ đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc miêu tả cảnh ngày hè?
3/ Câu thơ mở đầu và kết thúc văn bản có gì lạ so với số tiếng quy định trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Câu thơ kết thúc bài thơ thể hiện tư tưởng gì của nhà thơ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên.
Gợi ý
1/ Văn bản trên có 3 ý chính:
- Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên
- Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người
- Niềm khát khao cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi.
2/ Các từ đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi đạt hiệu quả nghệ thuật trong việc miêu tả cảnh ngày hè: tác giả đã sử dụng các động từ, tính từ, từ láy giàu sức gợi hình tượng và cảm giác. Từ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra, giương rộng ra ; từ phun gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu tiễn (ngát, nức) gợi tả sức lan toả của hương sen ; từ lao xao, dắng dỏi đảo lên trước chợ cá, cầm ve làm nổi bật âm sắc rộn ràng, râm ran rất riêng của mùa hè. Qua đó, nhà thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự đồng cảm, chia sẻ với nỗi vất vả của người dân lao động nghèo.
3/ Câu thơ mở đầu và kết thúc văn bản lạ so với số tiếng quy định trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật là đều dùng 6 tiếng (câu lục ngôn). Đó là sự sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Trãi khi Việt hoá thơ Đường.
Câu thơ kết thúc bài thơ Dân giàu đủ khắp đòi phương thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của nhà thơ Nguyễn Trãi.
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
- Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;
- Nội dung: từ niềm khát khao dân giàu của Nguyễn Trãi, thí sinh suy nghĩ về bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay. Cần làm rõ các ý: lấy dân làm gốc là gì? Tại sao phải lấy dân làm gốc? Ý nghĩa của việc lấy dân làm gốc? Bài học nhận thức và hành động?
4. Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 43 - đề 2
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
(Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)
1/ Xác định chi tiết, cảnh sắc và âm thanh thể hiện đặc trưng cho mùa hè trong văn bản trên. Nêu nhận xét chung về những chi tiết đó ?
2/ Những động từ giương, đùn đùn, phun làm cho bức tranh phong cảnh mùa hè có gì đặc biệt?
3/ Nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ láy lao xao, dắng dỏi ?
4/ Xác định những câu thơ lục ngôn trong văn bản ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của những câu lục ngôn đó.
Gợi ý
Câu 1. Chi tiết, cảnh sắc và âm thanh thể hiện đặc trưng cho mùa hè trong văn bản:
Sắc hồng của hoa thạch lựu: Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ.
Màu xanh của tán hoè : Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Tiếng ve: cầm ve
Sắc hương đã thưa thoảng và dần mất của hoa sen: Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Nhận xét chung: Những chi tiết nói trên mang đậm màu sắc của Việt Nam, không vay mượn những thi liệu điển tích từ Trung Quốc
Câu 2. Những động từ giương, đùn đùn, phun làm cho bức tranh phong cảnh mùa hè có điểm đặc biệt :
Động từ giương khiến cho sức sống của cây hoè càng thêm sinh sôi, nảy nở trong không gian;
Động từ đùn đùn, phun làm cho màu sắc hiện lên tầng tầng lớp lớp. Dường như có một sự thôi thúc từ bên trong khiến hệ thống màu sắc như tràn ra, lan toả.
Qua đó, ta thấy Nguyễn Trãi không chỉ tả ngoại cảnh mà còn nhập vào được cái hồn bên trong của cảnh vật, thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
Câu 3. Hiệu quả nghệ thuật của các từ láy lao xao, dắng dỏi.
Lao xao là từ láy tả âm thanh từ xa vọng lại. Đó là âm thanh của chợ cá, không ồn ào náo nhiệt mà chỉ là những xáo động, đủ để gợi lên một cuộc sống thanh bình. Đây là âm thanh duy nhất thuộc về thế giới con người trong bài thơ. Nó làm nên chất thơ của cuộc sống nhân sinh.
Dắng dỏi cũng là từ láy gợi lên âm thanh như muốn ngân lên không dứt của bản đàn tiếng ve. Chính điều này khiến cho ánh tịch dương trong câu thơ không còn đem lại cái buồn bàng bạc mà đã làm cho ánh nắng chiều bừng lên, ấm áp, thơ mộng.
Câu 4. Những câu thơ lục ngôn trong văn bản:
Rồi hóng mát thuở ngày trường. Hiệu quả nghệ thuật: hiện lên con người thi nhân hướng về phía tạo vật;
Dân giàu đủ khắp đòi phương. Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tấm lòng của một nhà tư tưởng, nhà chính trị và nhà nhân đạo hướng về phía cuộc sống nhân dân.
5. Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 21
Ở bầu thì dáng ắt nên tròn.
Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
Lân cận nhà giàu no bữa cám (1) ;
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn (2).
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.
Đen gần mực đỏ gần son.
(Bảo kính cảnh giới – bài 21-Theo Nguyễn Trãi toàn tập - Đào Duy Anh dịch chú)
Chú thích: (1) và (2): Lấy ý từ câu tục ngữ "ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn". Chữ "đau răng ăn cốm" là đúng chữ câu tục ngữ. Nhưng kẻ ở gần nhà giàu mà được ăn cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi cho rằng chính là cám nói chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới mà thành cốm.. mà ở gần nhà giàu được no bữa cám thì nghĩa mới thông.
Chọn 01 đáp án đúng nhất:
Câu 1. Các phương thức biểu đạt trong bài thơ trên là;
A. Biểu cảm, nghị luận
B. Biểu cảm, tự sự
C. Nghị luận, tự sự
D. Nghị luận, thuyết minh
Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn
B. Thất ngôn xen lục ngôn
C. Thất ngôn bát cú Đường luật
D. Tự do
Câu 3. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?
A. Hai câu thực
B. Hai câu luận
C. Hai câu thực và hai câu luận
D. Hai câu đề và hai câu thực
Câu 4. Câu thơ thứ nhất Nguyễn Trãi vận dụng câu tục ngữ dân gian nào?
A. Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm
B. Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn
C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
D. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Câu 5. Dòng nào không liên quan đến nội dung hai câu thơ:
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;
Kết mấy người khôn học nết khôn.
A. Chơi cùng những người dại, vì chẳng mấy lúc cũng trở thành kẻ dại
B. Kết bạn với những người giỏi giang, khôn ngoan sẽ học hỏi được nhiều điều và trở nên khôn ngoan.
C. Hai câu thơ khuyên mỗi người cần chọn bạn mà chơi.
D. Hai câu thơ khuyên mọi người cần phải biết sống hòa đồng, thích nghi cùng hoàn cảnh.
Câu 6. Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
A. Bài thơ có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chất triết lí
B. Ngôn ngữ tiếng Việt gần gũi, dễ hiểu, vận dụng đa dạng thành ngữ dân gian
C. Phép đối của thơ Đường luật được vận dụng hiệu quả.
D. Sử dụng hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.
Câu 7. Bài học từ bài thơ Bảo kính cảnh giới – bài 21 của Nguyễn Trãi là:
A. Cần phải biết chọn bạn mà chơi, nên chơi với người tốt, người khôn, tránh kết giao với người xấu.
B. Cần phải có sự hòa đồng trong cuộc sống, chơi với bạn tốt để học nết hay, chơi với bạn xấu để giúp họ tốt hơn.
C. Cần phải ham học hỏi mới nên thợ, nên thầy
D. Không chỉ học thầy, mà cần phải biết học tập bạn bè.
Trả lời câu hỏi:
Câu 8. Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này.
Câu 9. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ kết:
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.
Đen gần mực đỏ gần son.
Câu 10. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả thể hiện trong hai câu thơ sau không, vì sao?
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Gợi ý trả lời
Câu 1. A. Biểu cảm, nghị luận
Câu 2. B. Thất ngôn xen lục ngôn
Câu 3. B. Thất ngôn xen lục ngôn
Câu 4. C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
Câu 5. D. Hai câu thơ khuyên mọi người cần phải biết sống hòa đồng, thích nghi cùng hoàn cảnh.
Câu 6. D. Sử dụng hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.
Câu 7. A. Cần phải biết chọn bạn mà chơi, nên chơi với người tốt, người khôn, tránh kết giao với người xấu.
Câu 8.
Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ:
- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm - Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn
Tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này:
- Các câu tục ngữ trên đều được đúc kết từ kinh nghiệm sống của cha ông để lai, việc vận dụng tục ngữ khiến lời thơ thêm sâu sắc, hàm súc, tự nhiên. Bài học đưa ra gần gũi, dễ hiểu với mọi người.
- Các câu thành ngữ còn giúp bài thơ mang sắc thái dân gian độc đáo.
Câu 9. Hai câu thơ kết:
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.
Đen gần mực đỏ gần son.
- Lập luận theo cấu trúc nguyên nhân - kết quả, hai câu kết thể hiện quan điểm sống của tác giả: Hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tính cách và phẩm chất con người.
- Suy nghĩ của tác giả sâu sắc, mới mẻ, thẳng thắn, là kết quả những trải nghiệm, những cảm nhận tinh tế về cuộc sống
Câu 10. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả thể hiện trong hai câu thơ sau không, vì sao?
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại
Kết mấy người khôn học nết khôn.
- (Nếu) đồng tình, lí giải:
+ Chơi cùng người xấu, người dại, nếu không cảnh giác, sẽ bị nhiễm thói xấu và trở nên xấu hơn. Còn nếu cứ phải cảnh giác thì thật mệt mỏi.
+ Chơi cùng người khôn ngoan, sẽ học được những điều hay, lẽ phải, sẽ tốt hơn, tiến bộ hơn từ sự ảnh hưởng ấy.
- (Nếu) không đồng tình, lí giải:
+ Có nhiều người rất bản lĩnh, họ không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, dù có kết giao với người không tốt thì cũng không bị lung lay gì.
+ Có người không chịu thích nghi, học hỏi, chơi với người khôn cũng không học hỏi được gì.
6. Bảo kính cảnh giới bài 38 đọc hiểu
Mấy phen lần bước dặm thanh vân,
Đeo lợi làm chi luống nhọc thân.
Nhớ chúa lòng còn đơn một tấc,
Âu thì tóc đã bạc mười phân.
Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,
Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.
Dầu phải dầu chăng mặc thế,
Đắp tai biếng mảng sự vân vân.
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Nêu bố cục bài thơ và nội dung từng phần
Câu 3. Hai câu đề:
Mấy phen lần bước dặm thanh vân,
Đeo lợi làm chi luống nhọc thân.
Thể hiện thái độ gì của Nguyễn Trãi đối với danh lợi?
Câu 4. Em hiểu điều gì về con người Nguyễn Trãi qua câu thơ: Nhớ chúa lòng còn đan một tấc
Câu 5. Hai câu luận sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng:
Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,
Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.
Câu 6. Quan niệm sống của Nguyễn Trãi thể hiện trong hai câu kết là quan niệm gì? Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
Câu 7. Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ.
Gợi ý
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.
Câu 2. Bố cục bài thơ và nội dung từng phần:
- Hai câu đề: Thái độ của Nguyễn Trãi trước con đường danh lợi ;
- Hai câu thực: Tấm lòng trung quân của Nguyễn Trãi
- Hai câu luận: Cảnh đẹp thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi
- Hai câu kết: Quan niệm sống lạc quan, mặc sự thế của bậc ẩn sĩ.
Câu 3. Hai câu đề:
Mấy phen lần bước dặm thanh vân,
Đeo lợi làm chi luống nhọc thân.
Thể hiện thái độ mệt mỏi, chán nản của Nguyễn Trãi sau những năm tháng bôn ba chốn quan trường.
Câu 4. Nguyễn Trãi qua câu thơ: Nhớ chúa lòng còn đan một tấc là con người trước sau một lòng trung quân, ái quốc, dù thời thế có thay đổi, nhiều sự « vân vân », tấm lòng ấy vẫn sắt son, nguyên vẹn.
Câu 5.
- Hai câu luận sử dụng biện pháp nghệ thuật đối:
Trì thanh >< Cây tĩnh ; cá lội >< chim về; in vừng nguyệt >< rợp bóng xuân.
- Tác dụng:
+ Tạo ấn tượng về vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên: Sinh động, trong trẻo, đầy sức sống.
+ Giúp người đọc hình dung phong thái ung dung cùng cuộc sống thanh nhàn, tự do tự tại, đầy vui thú của Nguyễn Trãi khi về với thiên nhiên.
+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, vẻ đẹp thanh cao của Nguyễn Trãi ;
+ Tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.
Câu 6.
- Quan niệm sống của Nguyễn Trãi thể hiện trong hai câu kết là quan niệm « mặc thế » - sống vô ưu, không cần bận tâm đến chuyện thị phi, chuyện tầm phào, chuyện « vân vân » của người đời.
- Em có đồng tình với quan niệm đó. Vì:
Quan niệm sống của Nguyễn Trãi là quan niệm sống tích cực, lạc quan; sống không bận tâm đến những chuyện thị phi dù tốt hay xấu bên ngoài sẽ giúp tâm hồn chúng ta luôn được thanh thản, an yên, cuộc sống luôn vui vẻ, không vì những điều tiếng dị nghị mà u uất, buồn sầu, chỉ thiệt mình.
Câu 7. Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ:
- Một tâm hồn thanh cao, giản dị, lánh đục khơi trong, không màng danh lợi: Từ quan về ở ẩn để vui thú với thiên nhiên, di dưỡng tinh thần;
- Yêu thiên nhiên, gần gũi với cảnh sắc thiên nhiên ;
- Có tấm lòng trung quân, ái quốc ;
- Một người bản lĩnh, lí trí trong lựa chọn thái độ sống: Lạc quan, vô ưu, bỏ ngoài tai mọi chuyện khen chê, được mất.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó
Nêu cảm nhận của bạn về tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên
Soạn Văn 10 Tác gia Nguyễn Trãi
Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2?
Ngôn chí bài 3 đọc hiểu
Phân tích Bạch Đằng hải khẩu
Soạn bài Bình Ngô đại cáo lớp 10 Kết nối tri thức
Thực hành đọc bài Bạch Đằng hải khẩu trang 35
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới ngắn gọn
- Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm
- Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại Việt Nam?
- Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời
- Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục lớp 10 Kết nối tri thức
- Soạn bài Chữ người tử tù trang 21
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt trang 28
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 29
- Soạn bài Nói và nghe lớp 10 trang 35 Kết nối tri thức
- Soạn Văn 10 trang 37 tập 1 KNTT
- Soạn bài Chùm thơ Hai-cư ngắn nhất
- Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình chậm rì của con ốc trong bài thơ của Ít-sa
- Top 3 đoạn văn trình bày điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai cư
- Bình luận về triết lý trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên qua bài thơ của Chi y ô
- Phân tích chùm thơ Hai-cư Nhật Bản lớp 10
- Khoảnh khắc trong bài thơ của Ba sô gợi cảm xúc gì ở người đọc?
- Soạn bài Thu hứng ngắn nhất
- Soạn bài Mùa xuân chín lớp 10 ngắn nhất
- Top 4 đoạn văn cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài Mùa xuân chín
- Nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Mùa xuân chín
- Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Mùa xuân chín
- Con người trong bài thơ Mùa xuân chín hiện diện qua những hình ảnh nào?
- Hình ảnh, nhịp vần trong bài Mùa xuân chín có mối liên hệ như thế nào với nhân vật trữ tình?
- Mùa xuân chín đọc hiểu
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân chín hay, ngắn gọn
- Phân tích bài thơ Mùa xuân chín lớp 10 siêu hay
- Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư trang 53
- Thực hành tiếng việt lớp 10 trang 58 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ trang 61
- Soạn bài Nói và nghe lớp 10 trang 67 Kết nối
- Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 70 KNTT tập 1
- Soạn bài Cánh đồng Kết nối tri thức trang 71
- Soạn Hiền tài là nguyên khí của quốc gia lớp 10 KNTT
- Soạn bài Yêu và đồng cảm ngắn nhất
- Top 5 mẫu đoạn văn về sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới
- Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm Lớp 10 KNTT
- Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản Yêu và đồng cảm
- Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng gì giữa trẻ em và nghệ sĩ?
- Phân tích Yêu và đồng cảm lớp 10
- Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ Kết nối tri thức
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 86 Văn 10 tập 1 KNTT
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm lớp 10 (7 mẫu)
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà lớp 10
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ tư tưởng kì thị người đồng tính
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói chuyện riêng
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ thói quen hút thuốc lá
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ngủ gật trong lớp
- Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ lối sống thụ động
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại
- Soạn bài Xúy Vân giả dại Kết nối tri thức ngắn nhất
- Soạn bài Huyện đường Kết nối tri thức ngắn gọn
- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam siêu hay
- Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi lớp 10
- Soạn bài Bình Ngô đại cáo Kết nối tri thức
- Soạn bài Dục Thúy sơn (Núi Dục Thúy)
- Soạn bài Bảo kính cảnh giới lớp 10 KNTT
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt trang 26
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 33 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
- Ngôn chí bài 3 đọc hiểu
- Ngôn chí bài 10 đọc hiểu
- Thực hành đọc bài Bạch Đằng hải khẩu trang 35
- Soạn văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền lớp 10
- Soạn bài Dưới bóng hoàng lan Kết nối tri thức
- Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 KNTT
- Phân tích Con khướu sổ lồng
- Viết bài văn nêu cảm nhận của anh chị về truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa lớp 10
- Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
- Truyện ngắn không có cốt truyện li kì, hấp dẫn có thể là một truyện hay được không?
- Để hiểu đúng nhân vật Huấn Cao, có nhất thiết phải biết tường tận về Cao Bá Quát
- Quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có thực sự là một người quyền uy, tự do?
- Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 68 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
- Soạn bài Sự sống và cái chết
- Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt
- Soạn văn Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
- Thực hành tiếng Việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
- Viết một văn bản nội quy hoặc một bản hướng dẫn nơi công cộng lớp 10 Kết nối
- Nói và nghe Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
- Đọc hiểu Dì Hảo có đáp án
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức 2023
- Củng cố mở rộng lớp 10 trang 95 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Tính cách của cây
- Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất
- Soạn bài Con đường không chọn Kết nối tri thức
- Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường ngắn nhất
- Thực hành tiếng việt Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (tiếp theo) Kết nối tri thức
- Viết bài luận về bản thân lớp 10 Kết nối tri thức
- Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ
- Củng cố mở rộng trang 120 Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức
- Thực hành đọc Mãi mãi tuổi hai mươi
- Soạn Ôn tập học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 văn 10 Kết nối tri thức - Luyện tập và vận dụng
- Nghị luận về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi
- Nghị luận về tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa trong hành trình rèn luyện trưởng thành
- Cái hay của tác phẩm nằm ở đâu?
- Tự tìm hiểu mình có dễ không và làm thế nào để tìm hiểu?
- Viết bản nội quy nơi công cộng xây dựng môi trường sống lành mạnh có văn hóa
Bài viết hay Ngữ văn 10 CTST
Nghị luận Trì hoãn như một thói quen - kẻ thù thầm lặng đang "giết chết" chính bạn
Phân tích bài thơ Lá đỏ hay nhất (3 mẫu)
Soạn bài Giang lớp 10 Chân trời sáng tạo
Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 44 Chân trời sáng tạo
Phân tích tính cách của nhân vật Thị Hến trong lớp tuồng XIX
Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên trong bài Thơ duyên