Quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có thực sự là một người quyền uy, tự do?

Quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có thực sự là một người quyền uy, tự do? Đây là một trong 3 đề tài thảo luận của bài Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau trang 66 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 2 bộ kết nối tri thức. Sau đây là một số bài văn mẫu thảo luận về nhân vật Quản ngục trong Chữ người tử tù có thực sự là một người quyền uy, tự do. Mời các bạn cùng tham khảo.

Gợi ý cách thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau

1. Chuẩn bị nói

a. Lựa chọn đề tài

Hai quan điểm khác nhau về nhân vật quản ngục trong “Chữ người tử tù”.

b. Tìm ý và sắp xếp ý

- Xác định cách hiểu, cách lí giải.

- Nêu được các ý xác đáng, thuyết phục, có lí lẽ sắc bén và bằng chứng tiêu biểu.

- Sử dụng các câu hỏi để tìm ý (các câu hỏi trong sách giáo khoa).

- Sắp xếp các ý thành một hệ thống chặt chẽ.

c. Xác định từ ngữ then chốt

Có thể sử dụng những cụm từ phù hợp với kiểu bài nói: Mặc dù… nhưng…; về vấn đề này, theo ý tôi; từ góc nhìn khác, ta có thể thấy; có thể khẳng định…

2. Thảo luận

Một số lưu ý trong quá trình thảo luận:

- Người tham gia thảo luận phát biểu ngắn gọn, tập trung vào trọng tâm vấn đề và thể hiện rõ ràng ý kiến riêng của cá nhân.

- Người phát biểu tiếp theo bám sát nội dung trình bày của người nói trước. Người sau phân tích ý kiến người trước trên các khía cạnh:

+ Đã đi vào trọng tâm của vấn đề chưa?

+ Ý kiến có điểm nào chưa thỏa đáng?

+ Cần bổ sung hay đưa ra cách hiểu khác về vấn đề?

-> Từ đó người thảo luận đưa ra ý kiến riêng của mình.

Thảo luận về nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù có thực sự là một người quyền uy, tự do

Thảo luận về nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù có thực sự là một người quyền uy, tự do

Trong kho tàng truyện ngắn của văn học Việt Nam, rất nhiều tác phẩm nổi danh không chỉ nhờ cốt truyện, nội dung hấp dẫn người đọc mà tuyến nhân vật trong truyện cũng có khả năng thu hút người đọc đi sâu vào tìm hiểu chuyện. Mỗi truyện ngắn đều có một hệ thống nhân vật với vai trò khác nhau nhưng nếu chỉ nhìn cách tác giả miêu tả họ thì người đọc chưa thể đánh giá được chính xác tính cách sâu bên trong con người họ. Điển hình là nhân vật người quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Liệu nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù có thật sự là một người uy quyền, tự do như chúng ta nhìn thấy qua lời văn của Nguyễn Tuân hay không?

Tác giả Nguyễn Tuân viết truyện Chữ người tử tù năm 1939 và tác phẩm xứng đáng là một tờ hoa, trang hoa đích thực của ông. Nói lên sự thành công của tác phẩm chính là do Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật hết sức độc đáo cùng với tình huống truyện hấp dẫn, có một không hai. Nói về nhân vật thì ngoài nhân vật Huấn Cao – tử tù thì còn có nhân vật quản ngục – thanh âm trong trẻo nhưng lạc vào một bản nhạc mà âm điệu xô bồ.

Đầu tiên độc giả nhận thấy được ngục quan có một ngoại hình ưa nhìn dễ nhìn. Đó là đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu, thế rồi với vẻ mặt tư lự, nhăn nheo, có một đời sống nội tâm sâu sắc và lại còn cả nghĩ. Viên quản ngục sau khi nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường về việc nhận 6 tử tù mà trong đó có Huấn Cao – người nổi tiếng với tài viết chữ đẹp. Thế rồi độc giả cũng càng không quên được hình ảnh ngục quan như cứ đăm chiêu và nghĩ ngợi. Thông qua việc miêu tả chi tiết những biến đổi tinh vi của nhân vật thì Nguyễn Tuân cũng đã giúp cho chúng ta nhận thấy được ngục quan thực sự là một người từng trải, ông lại có một tính cách vô cùng nhẹ nhàng chứ không tàn ác giống như những tên cầm quyền khác trong chốn đề lao.

Thực sự nhân vật quản ngục không phải là một hung thần với đôi bàn tay vấy máu mà ông được biết đến là một nhà nho, đọc nhiều sách thánh hiền và lại có những đức tính tốt. Việc làm quản ngục có thể thét ra lửa và thêm nữa là bộ hạ tay chân là bọn côn đồ, tàn nhẫn,… toàn những điều xấu, thế nhưng quản ngục lại khác lạ. Với quản ngục nét tính cách không thay đổi, vẫn luôn luôn dịu dàng. Thông qua đây ta nhận thấy được tấm lòng thì nhân hậu bao dung của quản ngục cũng đã biết giá người, biết trọng người ngay nữa. Điều đó được thể hiện đó chính là lúc nhận tù, ngục quan lúc này đây cũng thật đáng trọng biết bao nhiêu. Nhất là khi đứng trước thái độ như nhâng nháo, hách dịch, tàn nhẫn của bọn lính ngục, ông ta chỉ nhẹ nhàng mà nghiêm trang nói một câu đó là: “Việc quan, ta có phép nước. Các chú chớ nhiều lời”.

Có thể nói được văn chương lãng mạn thời tiền chiến thường sử dụng thủ pháp tương phản đối lập. Dùng thủ pháp này có thể làm nổi bật nghịch lí của hoàn cảnh, nổi bật được những bi kịch của số phận. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng vậy, thông qua cảnh nhận tù, thì ta nhận thấy được nó cũng đã tương phản giữa ngục quan và lũ lính ngục, đối lập chính cái thuần khiết đối với đống cặn bã, giữa người có tâm điền tốt đẹp với lũ quay quắt và tàn độc. Thông qua đó làm nổi bật nhân cách tốt đẹp của quản ngục mà như Huấn Cao nhận xét có một thanh âm trong trẻo chen vào chính giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.

Người đọc có thể nhận thấy được hình ảnh quản ngục được xem chính là một trong những thành công của Nguyễn Tuân ở trong nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật ở phương diện đó là sự tài hoa độc đáo của nghệ sĩ bậc thầy. Ngục quan luôn yêu cái đẹp với tấm lòng biệt nhỡn liên tài, thêm vào đó là tâm hồn tính cách của ngục quan – nhân vật góp phần làm lên sức hấp dẫn của truyện Chữ người tử tù.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 12.675
0 Bình luận
Sắp xếp theo