Soạn bài Mùa xuân chín lớp 10 ngắn nhất

Mùa xuân chín là một bài thơ hay của Hàn Mặc Tử. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê. Qua đó, nhà thơ gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn bài Mùa xuân chín lớp 10 Kết nối tri thức để các em có thêm tài liệu tham khảo trả lời các câu hỏi trang 50-52 SGK Văn 10 tập 1 KNTT.

1. Soạn bài Mùa xuân chín tác giả tác phẩm

Tác giả

- Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở Đồng Hới, Quảng Bình.

- Cha mất sớm, ông sống với mẹ tại Quy Nhơn.

- Năm 21 tuổi ông vào Sài Gòn lập nghiệp.

- Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh phong và mất.

Tác phẩm

a. Xuất xứ

In trong tập Thơ, Hàn Mặc Tử - 1988

b. Bố cục

2 phần:

- Phần 1: 2 khổ đầu: khung cảnh tươi mới, đầy sức sống của mùa xuân

- Phần 2: 2 khổ cuối: tâm trạng của người con gái sắp lấy chồng và nhân vật trữ tình

2. Soạn Văn 10 KNTT bài Mùa xuân chín

Trả lời câu hỏi trang 50 Ngữ văn 10 KNTT tập 1

Bạn có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc?

Trả lời

Đoạn trích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?

Trả lời

Những câu thơ gợi lên bức tranh mùa xuân xinh đẹp, khoáng đạt, thanh bình qua nghệ thuật điểm xuyết của nhà thơ.

Trong khi đọc bài Mùa xuân chín

Chú ý:

- Các vần được gieo trong bài thơ.

- Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh;

- Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.

Trả lời

- Các vần được gieo trong bài thơ: Vần ang (vàng, sang); ơi (trời, chơi); ây (mây, ngây); ang (làng, chang).

- Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh: Làn nắng ửng, sột soạt, bóng xuân sang, hổn hển, thì thầm, nắng chang chang.

- Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường: gợn tới trời, đám xuân xanh, ý vị và thơ ngây, mùa xuân chính, bờ sông trắng.

Câu 1 trang 52 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ nào và có thể gợi ra cho bạn những liên tưởng gì?

Trả lời

- Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ: Danh từ + Động từ và Danh từ + Tính từ.

- Nhan đề cấu tạo bởi từ loại là Danh từ + Động từ: Gợi cảm giác mùa xuân đang đi vào độ căng mọng và tươi đẹp nhất, và vẫn tiếp tục phát triển đẹp hơn nữa.

- Nhan đề cấu tạo bởi từ loại là Danh từ +Tính từ: Gợi cảm giác mùa xuân đã đến độ tròn đầy rồi.

Câu 2 trang 52 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?

Trả lời

Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ: làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.

Câu 3 trang 52 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Hãy nhận xét ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:

- Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.

- Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?

Trả lời

- Bài thơ có những kết hợp từ đặc biệt như:

+ khói mơ tan: trạng thái lan toả của khói và trạng thái mơ của con người được kết hợp với nhau

+ bóng xuân sang: mùa xuân vốn dĩ không thể cảm nhận thành hình khối nhưng nhà thơ dùng cách nói “bóng xuân sang” như một cách hữu hình hoá mùa xuân

+ sóng cỏ: sóng là từ để gợi tả những làn nước nhấp nhô gợi ra một thảm cỏ xanh tươi trải dài bất tận

+ tiếng ca vắt vẻo: “tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng lại được tác giả hữu hình hoá cảm nhận bằng thị giác

+ mùa xuân chín: “chín” được tác giả kết hợp sử dụng để chỉ trạng thái mùa xuân vào lúc viên mãn nhất.

- Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống.

Câu 4 trang 52 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.

Gợi ý trả lời

Câu 5 trang 52 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

Trả lời

Gợi ý trả lời

Câu 6 trang 52 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Gợi ý trả lời

Câu 7 trang 52 Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Gợi ý trả lời

Kết nối đọc viết bài Mùa xuân chín

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.

Kết nối đọc viết bài Mùa xuân chín 

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 602
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm