Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen chụp ảnh sống ảo

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen chụp ảnh sống ảo là một trong những dạng đề thuộc bài viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 10 sách mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp các bài văn mẫu thuyết phục người khác từ bỏ thói quen chụp ảnh sống ảo hay và ngắn gọn giúp các em có thêm tài liệu tham khảo khi viết bài.

Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen chụp ảnh sống ảo

Mở bài:

- Giới thiệu: Trong xã hội chúng ta đang sống, với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại từ những chiếc smartphone, rất nhiều những khoảnh khắc đẹp đã mọi người được lưu lại thành những bộ ảnh kì thú. Tuy nhiên, không ít người đã đắm chìm vào đó và khoe mẽ một cách quá mức, sai sự thật gây ra không ít hệ lụy phiền toái.

- Nêu vấn đề: “ Thói quen chụp ảnh sống ảo” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.

Thân bài:

- Khái niệm của việc chụp ảnh sống ảo là gì ?

Chụp ảnh sống ảo là hành động, việc làm đưa hình ảnh của mình đăng tải trên mạng xã hội khác xa với thực tế, nhằm tạo ra niềm vui cho riêng mình qua những lượt tương tác, phản hồi qua mạng xã hội như like, thả tim, lượt theo dõi,…

Việc sống ảo của giới giới trẻ mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là việc giới trẻ lạm dụng quá đà các công cụ chỉnh sửa hình ảnh hay các ứng dụng chụp ảnh ảo để làm đẹp rồi đăng tải lên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram,…khiến mọi người bị lầm tưởng về vẻ đẹp và ngoại hình của mình.

- Biểu hiện của việc chụp ảnh sống ảo :

+ Cuồng tương tác trên mạng xã hội : Cuồng like, yêu thích hay follow là những hiện tượng phổ biến hiện nay của phần lớn các bạn dùng mạng xã hội. Những người “Sống ảo” họ ưa thích việc cập nhật trạng thái ở khắp mọi nơi, dù là đang gặp chuyện vui hay những nỗi buồn như việc có người thân mất, những hoạt động cá nhân đều được chia sẻ lên mạng xã hội để nhận được sự chú ý, quan tâm của mọi người. Thậm chí, có những người còn đăng tải những bài viết với nội dụng như: Like, share bài viết để cứu sống hay trêu đùa một ai đó và với họ số lượt like là thước đo để đánh giá một ai đó ( ví dụ như người có càng nhiều lượt like sẽ dễ dàng trở lên hot và thành idol).

+ Bất cứ nơi nào cũng có thể chụp ảnh tự sướng : những người “Sống ảo” chụp ảnh tự sướng ở bất cứ đâu khi đi ăn, đi đám cưới, đám ma, du lịch,…và sau đó họ sẽ đầu tư rất nhiều thời gian để chọn và chỉnh sửa bức ảnh đẹp nhất, họ đăng lên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram với những dòng caption thật “deep”, họ hoàn toàn tin tưởng và vui vẻ, hạnh phúc từ những comment tán thưởng của những người bạn ảo gửi cho họ nhưng họ dễ dàng bị tổn thương bởi những lời chê bai từ những người xa lạ.

+ Thể hiện khác với điều kiện của bản thân : Những người sống ảo thường thích thể hiện sự phô trương, khoe khoang trên mạng xã hội. Chúng ta có thể dễ thấy nhất là việc khoe mua sắm được những đồ hiệu đắt tiền, nhưng thực tế có những người mặc dù điều kiện không tốt nhưng vẫn cố thể hiện mua sắm hoang phí để được “ bằng bạn bằng bè “.

+ Điện thoại là vật bất ly thân : Ngày nay điện thoại có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và đây cũng là vật không thể thiếu đối với những người “sống ảo”. Đối với họ, điện thoại như một người bạn tham gia vào mọi hoạt động cùng họ.

+ Khi có những địa điểm checkin nào mới lạ, độc đáo là phải đi đến đó chụp ảnh sống ảo cho bằng được

- Nguyên nhân của việc chụp ảnh sống ảo:

Chủ quan:

+ Do tư tưởng, suy nghĩ của mỗi người, muốn mình trở nên xinh đẹp hơn được nhiều người theo đuổi, muốn người khác phải ngưỡng mộ, trầm trồ trước cuộc sống của mình hoặc tệ hơn là để lừa đảo người khác => thói quen tự sướng…

+ Do muốn khoe mẽ, thể hiện sự sành điệu hay đua đòi về công nghệ…

Khách quan: do sự tác động của những lời khích bác từ những người xung quanh, do a dua theo đám đông…

- Tác hại của việc chụp ảnh sống ảo:

+ Bạn sẽ khiến người khác hiểu nhầm về bản thân mình và cuộc sống của mình từ đó xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc: từ chối yêu vì không xinh giống như hình ảnh trên mạng, công kích miệt thị trên mạng…

+ Bạn sẽ bị người khác xa lánh vì những thứ hào nhoáng, giả mạo mà bản thân mình tạo ra trong thế giới ảo.

+ Bạn có thể rơi vào những trường hợp dở khóc dở cười khi ngoài thực tế con người khác xa với trên mạng xã hội…, hoặc trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo, khiêu khích trên mạng, còn trở thành cầu nối cho bọn tội phạm. …

+ Bạn sẽ còn lãng phí thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe, kết quả học tập của bạn, có thể còn phải đón nhận ánh nhìn không mấy thiện cảm từ mọi người; thậm chí còn gây căng thẳng, làm phiền người khác khi phải chạy theo sự cầu kì, đỏi hỏi giúp đỡ chụp ảnh cho bạn…

+ Có thể bạn vẫn để lại những hình ảnh đôi khi phản cảm, trái với chuẩn mực đạo đức pháp luật

+ Nếu thói quen sống ảo nếu không kiểm soát sẽ tác động mạnh tới tâm lý và nhân cách chính bạn như rối loạn tâm lý, sống hoang tưởng, tiêu cực, có thể có hành vi chống đối xã hội, hay dẫn tới tình trạng lo âu, trầm cảm. Bởi thế giới ảo và thế giới thực tồn tại mâu thuẫn trong con người bạn nên rất khó để hòa nhập với thế giới thực vốn đầy rẫy những va chạm. Những người chỉ mải mê trong thế giới ảo sẽ dần bị cô lập, thói quen sống ảo dần sẽ bao bọc bạn bởi một vỏ kén vững chắc, và sẽ rất khó khăn để thoát khỏi cái vỏ kén vốn đã quen ấy. Như vậy nếu lý trí ngủ quên, thói quen sống ảo sẽ “siết cổ” dần tuổi trẻ, tương lai và cuộc đời chính cuộc đời của bạn.

- Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của việc chụp ảnh sống ảo :

+ Bạn chỉ nên đăng tải những tấm hình, những câu chuyện xác thực, không thổi phồng sự thật, sống đúng với bản thân mình.

+ Bạn có thể cùng nhau chung tay với mọi người bằng những hành động đẹp đẽ để đẩy lùi bệnh sống ảo.

+ Cần có những chế tài hợp lý để xử phạt những hành vi sống ảo gây hậu quả thiệt hại cho người khác: sử dụng thông tin giả để chiếm đoạt tài sản,…

+ Có ai đã từng nói rằng: “Mây được mặt trời chiếu vào mới thành sáng. Suối được treo vào vách mới thành thác nước”. Con người chúng ta cũng vậy, chỉ có sự cọ xát, tiếp xúc, va chạm với nhiều môi trường khác nhau mới lớn lên và trưởng thành được. Thế giới ảo có nhiều điều thú vị, chúng ta không thể áp đặt, quy chụp cho nó tất cả những xấu xa. Song cần nhìn nhận và đánh giá đúng mức. Vấn đề cần chú ý là mục đích, thời gian và cách sử dụng thói mạng xã hội, đòi hỏi ở chúng ta một bản lĩnh. Chúng ta cũng cần phê phán những kẻ lạm dụng việc sống ảo, đồng thời dẫn dắt họ ra khỏi vùng tăm tối đang che mắt họ.

Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: Thói quen của việc chụp ảnh sống ảo là vấn đề phức tạp, khó kiểm soát trong thực tế đời sống và chi phối đến từng cá nhân và cộng đồng rất cần được xem xét, tuyên truyền giáo dục.

- Rút ra bài học cho bản thân: Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng thói quen chụp ảnh sống ảo, biết loại bỏ những biểu hiện tiêu cực nói trên để quản lí tốt thời gian và hình ảnh bản thân; cố gắng phấn đấu vươn lên để tự khẳng định những giá trị đích thực, bền vững… và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo. Cửu Bá Đao từng viết: “Tuổi thanh xuân của chúng ta như cơn mưa rào, dù bị ướt nhưng ta vẫn muốn quay lại đằm mình thêm lần nữa”. Đừng sống ảo nữa, hãy trung thực với bản thân mình. Hãy sống sao để khỏi phải nuối tiếc vì những năm tháng đã sống hoài sống phí.

Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen chụp ảnh sống ảo

Xã hội phát triển mang đến cho con người rất nhiều lợi ích, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Bên cạnh những tiện ích to lớn mà mạng xã hội đem lại thì nơi đây cũng tiềm ẩn nhiều tác hại nếu chúng ta lạm dụng nó.

Do lạm dụng mạng xã hội mà một số người hiện nay rơi vào trạng thái "sống ảo". Sống ảo khiến họ đánh mất đi quyền giao lưu, quyển được tham gia trực tiếp vào các hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Nhưng họ lại chọn ngồi một chỗ và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người ở khắp nơi. Nếu hàng ngày bạn dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất và bỏ qua sự tồn tại của họ. Những trò chơi trên Internet cũng khiến giới trẻ dễ nghiện, từ đó dẫn tới xao nhãng, thậm chí quên ăn, quên ngủ chỉ để chơi trò chơi.

Những người sống ảo có xu hướng bất cứ điều gì trong cuộc sống họ cũng đăng lên mạng. Mục đích là chờ người khác vào like ảnh, bình luận ảnh cho mình, đối với họ, những cái like quan trọng hơn tất cả. Nguy hại hơn, một số trường hợp khi ra đường nhìn thấy người bị tai nạn thì việc đầu tiên là rút điện thoại ra chụp hình rồi đăng lên mạng xã hội để câu like trước. Chìm đắm trong thế giới ảo khiến họ quên đi thế giới thực, xao nhãng chuyện học hành, thờ ơ với bạn bè, gia đình. Bản ảo thì chưa thấy đâu nhưng mối quan hệ với bạn bè thực thì ngày càng rạn nứt.

Bởi thế, thay vì sống áo hãy tham gia vào các hoạt động ngoại khóa nhiều hơn, quan tâm đến gia đình và cuộc sống xung quanh nhiều hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 77
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm