Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập là một trong những dạng đề thuộc bài viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 10 sách mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp các bài văn mẫu thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười học hay và ngắn gọn giúp các em có thêm tài liệu tham khảo khi viết bài.

Để viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, các em cần nêu được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ, chỉ ra được các biểu hiện hoặc khía cạnh cùa thói quen hay quan niệm cần từ bỏ cũng như phân tích tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm đó đối với cá nhân và cộng đồng. Sau đây là dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng có kèm theo các bài văn mẫu sẽ giúp các em nắm được cách làm dạng bài viết này.

Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng

Nội dung do Hoatieu biên tập, vui lòng không sao chép.

* Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu được thói quen lười biếng của một số người hiện nay là một thói quen xấu, cần từ bỏ.

* Thân bài:

- Giải thích: Lười biếng là ngại khó, ngại khổ, thích ăn không, ngồi rồi, không muốn làm việc kể cả đó là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ.

- Biểu hiện:

+ Đa số mọi người hiện nay sống và làm việc chăm chỉ, khẳng định chính mình; bên cạnh đó vẫn còn một số người sống lười biếng. Căn bệnh này tạo thành thói quen và thành "căn bệnh" nan y rất khó chữa, gây ra nhiều tác hại đối với cá nhân và cả xã hội..

+ Biểu hiện: Ngại khó, ngại khổ trước công việc ; có mơ ước nhưng không có hành động thực tiễn để hướng tới ước mơ của mình; không có hứng thú trong học tập,công việc hoặc trong các hoạt động hàng ngày; dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí thay vì hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng; tìm cách tránh trách nhiệm và khó khăn…..

- Nguyên nhân: Do một số người bị phụ thuộc vào những thứ có sẵn từ thành quả của khoa học kĩ thuật; Do sự nuông chiều của gia đình; bản thân sống thiếu thiếu cố gắng, thích hưởng thụ, tính thích làm việc mình thích hơn làm việc mình phải làm (đặc biệt với lứa tuổi học trò); Không muốn học hỏi hoặc phát triển bản thân.…..

- Hậu quả:

+ Bản thân người sống lười biếng sẽ lười lao động, suy nghĩ, tư duy nên thiếu năng lực giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống lao đông và học tập. Dễ gặp thất bại trong mọi việc do không có bản lĩnh, không có sáng tạo. Thiếu sự tự tin khi thực hiện mục tiêu của cuộc đời. Không được sự tin tưởng của người khác…..

+ Trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội (kết quả học tập sa sút, làm việc kém hiệu quả).

+ Là lực cản cho sự phát triển của tập thể.

- Giải pháp:

+ Rèn luyện, trau dồi bản thân nhiều phẩm chất, kĩ năng, đặc biệt là ý thức chủ động và sáng tạo trong cuộc sống cũng như công việc.

+Biết xác định mục tiêu rõ ràng trong công việc và học tập;đừng quá ôm đồm,cần kiên nhẫn , chăm chỉ xây dựng thói quen làm việc và học tập có kế hoạch

+ Gia đình, nhà trường, xã hội cần quan tâm, yêu thương và giáo dục đúng dắn, không nuông chiều hay quá bao bọc, cần hình thành và rèn luyện tính cần cù chăm chỉ cho con người ngay từ lúc còn nhỏ tuổi

* Kết bài:

- Khẳng định sự lười biếng là một thói quen xấu cần từ bỏ.

- Rút ra thông điệp ýnghĩa cho bản thân và mọi người.

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười học

Lười biếng như một bóng ma dai dẳng, đeo bám và cản trở bước tiến của mỗi người, đặc biệt là đối với các bạn học sinh đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Nó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, mà còn kìm hãm tiềm năng và ước mơ của mỗi người. Tuy nhiên, lười biếng không phải là một căn bệnh nan y, mà là một thói quen xấu có thể thay đổi được. Vậy làm thế nào để vượt qua sự lười biếng, đặc biệt là đối với các bạn học sinh?

Lười biếng là trạng thái không muốn làm việc, học tập hay hoạt động, chỉ muốn nghỉ ngơi, vui chơi. Nó thể hiện qua việc trì hoãn, né tránh nhiệm vụ, không hoàn thành công việc đúng hạn, thiếu tập trung và động lực. Lười biếng không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý và các mối quan hệ xã hội.

Ngày nay, tình trạng lười học, lười làm của học sinh đang diễn ra phổ biến và đáng báo động. Nhiều em dành quá nhiều thời gian cho việc lướt mạng xã hội, chơi game, xem phim... mà bỏ bê việc học hành. Điều này dẫn đến kết quả học tập sa sút, kiến thức hổng, không đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lười biếng của học sinh. Một số nguyên nhân chủ quan như: thiếu ý thức, kỷ luật kém, không có mục tiêu rõ ràng, không biết cách quản lý thời gian, dễ bị cám dỗ bởi những thú vui tiêu khiển. Bên cạnh đó, cũng có những nguyên nhân khách quan như: áp lực học tập quá lớn, phương pháp giảng dạy nhàm chán, môi trường học tập không thuận lợi, thiếu sự quan tâm, động viên từ gia đình và thầy cô.

Sự lười biếng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho học sinh. Trước mắt, nó khiến kết quả học tập giảm sút, không đạt được thành tích như mong muốn, bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển. Về lâu dài, nó làm giảm khả năng tư duy, sáng tạo, mất đi sự tự tin, ý chí phấn đấu, khó hòa nhập với môi trường sống và làm việc. Thậm chí, nó còn có thể dẫn đến những tệ nạn xã hội như nghiện game, nghiện internet...

Tuy nhiên, một số người cho rằng lười biếng là bản năng tự nhiên của con người, không thể thay đổi được. Họ cho rằng việc ép buộc học sinh học tập quá nhiều sẽ gây ra áp lực, căng thẳng và phản tác dụng. Tuy nhiên, quan điểm này là sai lầm và nguy hiểm. Lười biếng không phải là bản năng mà là thói quen xấu có thể khắc phục được. Việc học tập không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi học sinh.

Vượt qua sự lười biếng là điều cần thiết để học sinh có thể phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng, đạo đức và nhân cách. Nó giúp học sinh rèn luyện tính tự lập, trách nhiệm, kiên trì, sáng tạo và khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh. Đồng thời, nó cũng là yếu tố quan trọng để học sinh đạt được thành công trong học tập, sự nghiệp và cuộc sống.

Trước hết, để chiến thắng kẻ thù, ta cần phải hiểu rõ về nó. Lười biếng không tự nhiên sinh ra, mà thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa như thiếu mục tiêu, thiếu động lực, áp lực học tập, thói quen trì hoãn, hoặc môi trường xung quanh không thuận lợi. Việc nhận thức được nguyên nhân gốc rễ của sự lười biếng chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa thay đổi. Bằng cách tự vấn bản thân, tìm hiểu nguyên nhân thông qua việc viết nhật ký cá nhân, đọc sách self-help, hay thậm chí tìm đến sự tư vấn của chuyên gia tâm lý, các bạn học sinh sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề của mình, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp và có động lực mạnh mẽ hơn để thay đổi.

Tiếp theo, việc xây dựng mục tiêu và kế hoạch cụ thể đóng vai trò như một chiếc la bàn chỉ đường, giúp các bạn học sinh định hướng và không bị lạc lối trên con đường học tập. Mục tiêu rõ ràng, cụ thể sẽ là động lực thúc đẩy các bạn hành động. Một kế hoạch chi tiết, được chia nhỏ thành các bước nhỏ và có thời gian biểu cụ thể sẽ giúp các bạn quản lý thời gian hiệu quả, tránh bị phân tâm và dễ dàng theo dõi tiến độ. Trong quá trình này, sự hỗ trợ từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè là vô cùng quý giá. Các bạn có thể tham khảo phương pháp SMART để thiết lập mục tiêu và sử dụng sổ kế hoạch, ứng dụng quản lý thời gian để lập kế hoạch và theo dõi tiến độ.

Bên cạnh đó, môi trường học tập cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tập trung và hiệu quả học tập. Một không gian học tập yên tĩnh, gọn gàng, đủ ánh sáng, không có các yếu tố gây xao nhãng như điện thoại, mạng xã hội sẽ giúp các bạn dễ dàng tập trung, giảm căng thẳng và tăng hứng thú học tập. Các bạn có thể sử dụng tai nghe chống ồn, ứng dụng chặn website, phần mềm quản lý thời gian sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một môi trường học tập lý tưởng.

Ngoài ra, việc tìm kiếm nguồn cảm hứng cũng là một yếu tố quan trọng giúp các bạn học sinh vượt qua sự lười biếng. Nguồn cảm hứng có thể đến từ bất cứ đâu: từ những cuốn sách, bộ phim, bài hát yêu thích, từ những hoạt động ngoại khóa, từ những người thành công, hay từ những tấm gương vượt khó. Cảm hứng sẽ như một ngọn lửa nhiệt huyết, thắp sáng con đường học tập và giúp các bạn có thêm động lực để vượt qua khó khăn.

Cuối cùng, để chiến thắng sự lười biếng, các bạn học sinh cần rèn luyện ý chí và kỷ luật. Đây là những vũ khí sắc bén giúp các bạn vượt qua mọi thử thách. Bằng cách tập trung vào việc học, tránh trì hoãn, đặt ra các quy tắc và tự thưởng/phạt bản thân, tham gia các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian và cảm xúc, các bạn sẽ dần hình thành được ý chí mạnh mẽ và kỷ luật thép, không dễ dàng bỏ cuộc trước khó khăn và luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu.

Bản thân tôi cũng từng trải qua những giai đoạn lười biếng, chán nản. Tuy nhiên, nhờ sự động viên của gia đình, thầy cô và bạn bè, tôi đã nhận ra tác hại của sự lười biếng và quyết tâm thay đổi. Tôi đã lập kế hoạch học tập cụ thể, đặt ra mục tiêu rõ ràng và cố gắng hoàn thành từng nhiệm vụ nhỏ. Tôi cũng tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm để rèn luyện kỹ năng và mở rộng mối quan hệ. Nhờ đó, tôi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong học tập và cuộc sống.

Vượt qua sự lười biếng là một thử thách không nhỏ nhưng không phải là không thể. Mỗi học sinh cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện và tự giác thay đổi bản thân. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể trưởng thành, thành công và đóng góp cho xã hội. Hãy nhớ rằng: "Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng".

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười học

Ông cha ta từ xưa đã có câu: Ngọc càng mài càng sáng hay cần cù bù thông minh để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự nỗ lực và rèn giũa trong cuộc sống. Để thành công chắc chắn phải cần có sự chăm chỉ và nỗ lực. Đích đến không dành cho kẻ lười biếng. Tuy nhiên, trong thế hệ sinh ngày nay lại có một số bộ phận học sinh rất lười biếng, thường xuyên không làm bài tập về nhà.

Thử hỏi, có bao nhiêu người trên hàng tỉ người rèn luyện được cho mình thói quen ôn bài và làm bài tập ở nhà sau mỗi buổi học. Việc áp lực học tập quá lớn, hay việc gặp những bài tập quá khó kiến học sinh dễ nản chí khi làm bài tập ở nhà. Học sinh hiện nay thường coi nhẹ việc làm bài tập ở nhà, họ dành phần lớn thời gian cho những công việc khác như chơi game, xem phim, lướt mạng xã hội… Thay vì lên mạng tìm tòi những bài học bổ ích phục vụ cho môn học, những cô bé, cậu bé chọn đánh đổi thời gian quý báu của mình để tâm trí bị hút vào những bộ phim, những trang web truyện tranh và những trò chơi của thế giới ảo. Họ cho rằng việc học trên trường lớp là đủ và không muốn học tập, rèn luyện thêm ở nhà. Chính những suy nghĩ đó dẫn đến tình trạng học đối phó. Rất nhiều bạn học sinh không có ý thức làm bài tập, họ sẵn sàng lên mạng tìm kiếm câu trả lời mà không cho bộ não thông minh của mình được vận động. Thậm chí, nhiều bạn học sinh nước đến chân mới nhảy, sát giờ kiểm tra bài tập các bạn mới cuống cuồng đi mượn vở để chép bài, thật đáng buồn cho lớp học sinh đó.

Việc không làm bài tập về nhà là một thói quen đáng chê trách. Nó khiến cho chúng ta phụ thuộc vào những bài giải có sẵn, hình thành thói quen xấu cho bộ não, từ đó dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút, ảnh hưởng nghiệm trọng đến kết quả học tập. Khi đó, ta sẽ có tâm lí chán nản, bỏ bê việc học thậm chí còn có tâm lí sợ việc học. Điển hình ở một số em học sinh khi bị bố mẹ bắt học thì tìm mọi lí do để né tránh, các em chống đối và có những hành động tiêu cực để trốn tránh việc học và làm bài tập như nhốt mình trong phòng, đe dọa mọi người khi nhắc nhở mình học.

Ngược lại, khi chúng ta có ý thức trong việc học tập, rèn luyện và làm bài tập ở nhà, bộ não của chúng ta sẽ được tiếp nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích từ kho tàng kiến thức nhân loại. Từ đó, giúp chúng ta có được sự tự tin, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, đạt kết quả cao trong học tập. Khi ta học tập tốt, ta sẽ được thầy cô, cha mẹ và bạn bè yêu quý. Để làm được điều đó, song song với việc học ta phải kết hợp làm bài tập ở nhà cũng chính là việc “Học phải đi đôi với hành”, có học tập, có thực hành và củng cố thì mới có ngày thành tài.

Từ hôm nay và sau này, mỗi học sinh chúng ta cần phân bổ thời gian học tập hợp lí. Việc tự hình thành thói quen học tập hợp lí giúp chúng ta có ý thức và hành vi đúng đắn trong việc học, vừa hiểu được bài học, vừa hiểu biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Học tập và rèn luyện là trách nhiệm của mỗi thế hệ học sinh chúng ta, mỗi bạn học sinh cần phấn đấu học tập để cống hiến những giá trị tốt đẹp nhất cho đất nước, như chủ tịch Hồ Chí minh đã nói: “Vì sự nghiệp 10 năm thì phải trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm thì phải trồng người.”

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập ngắn gọn

Từ lâu, học bài cũ, làm bài tập về nhà đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của người học sinh. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng nhận thức được điều đó. Một vài người đã hình thành và cho mình thói quen không làm bài tập về nhà, lười biếng trong học tập. Đây là một thói quen xấu, cần gạt bỏ kịp thời.

Trong thời đại công nghệ 4.0, các bạn học sinh đang bị sao nhãng với việc học hành bởi những trò chơi điện tử. Đây là thứ cực kì hấp dẫn những em học sinh hiếu động khiến chúng dồn toàn bộ thời gian vào trò chơi, say mê quá mức làm ảnh hưởng lớn đến học tập. Nhiều bạn học sinh có suy nghĩ học tập là nhiệm vụ bắt buộc nên thường học với tinh thần chống đối. Một số bạn khác thì quan niệm thời gian học trên lớp là đủ và không muốn tiếp tục học khi trở về nhà. Chỉ cần bước chân ra khỏi cổng trường, ngay tức khắc chúng ta bị thu hút bởi thú vui khác và quên đi lời dặn dò của thầy cô.

Mỗi lần như vậy, chúng ta thường rơi vào tình trạng học để đối phó. Nhiều bạn học sinh sẵn sàng lên mạng tìm lời giải. Thậm chí, có bạn sát giờ lên lớp mới cuống cuồng nhận ra bản thân chưa làm bài tập, liền vội vã mượn bạn để chép. Có lẽ, tất cả biểu hiện trên đều xuất hiện trong chính chúng ta ít nhất một lần trong đời.

Nếu thói quen này vẫn tiếp diễn, học sinh sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả khó lường. Trước hết, không làm bài tập về nhà đồng nghĩa với không tích lũy, bồi dưỡng các kiến thức quan trọng, dẫn đến tình trạng “học trước quên sau”.

Trái lại, nếu chúng ta dành thời gian chăm chỉ học tập, làm bài tập về nha, ôn lại bài cũ, xem trước bài mới, đến trường đến lớp tập trung chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, chỗ nào không hiểu có thể xin thầy cô giảng lại. Chắc chắc, chẳng mấy chốc, kết quả học tập sẽ cải thiện đáng kể. Từ đó, bản thân sẽ có sự tự tin, và động lực học tập mỗi ngày càng lớn. Bên cạnh đó, chúng ta cân đối thời gian học tập và nghỉ ngơi, học tập và vui chơi giải trí, để có một sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất. Để mở mang kiến thức, tư duy giúp bản thân ngày càng tiến bộ hơn trong học tập.

Để từ bỏ được thói quen lười biếng trong học tập quả sẽ mang đến rất nhiều lợi ít nhưng để từ bỏ được là một điều không dễ dàng. Để có thể xây dựng được ngay từ hôm nay, mỗi chúng ta hãy lên một kế hoạch thật chi tiết, cân bằng học tập, hình thành các thái độ học tập tốt, chủ động trong quá trình học tập của bản thân.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập lớp 10

Từ xa xưa cha ông ta đã luôn chú trọng đến việc phát triển trí lực. Học tập luôn là mục tiêu và con đường để đi đến thành công. Khi đất nước hội nhập và đang trên đà phát triển, việc học càng ngày càng được quan tâm và trở thành chiến lược phát triển quốc gia. Tuy nhiên, có không ít học sinh hiện nay rơi vào tình trạng lười học và học yếu, kém. Hậu quả của việc lười học không chỉ là là rỗng kiến thức, chán học, học yếu kém và không trang bị được kiến thức phổ thông cần thiết cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội bởi hậu quả của nó.

Tìm hiệu nguyên nhân vì sao học sinh lười học khi học cấp 3, chúng ta sẽ thấy những hệ lụy nghiêm trọng mà toàn xã hội phải chung tay đẩy lùi thực trạng này.Tình trạng lười học của học sinh hiện nay đã trở nên khá phổ biến và sắp trở thành “vấn nạn” của nhiều nhà trường. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, rèn luyện mà sâu xa hơn còn ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Biểu hiện của việc lười học là:học sinh thờ ơ với việc học tập, coi nhẹ nhiệm vụ học tập. Học sinh không làm bài tập khi về nhà, không học bài cũ. Trên lớp, không tập trung chú ý, làm việc riêng, mất trật tự... Thường xuyên không mang sách vở, không ghi chép bài. Thậm chí, có học sinh một quyển vở ghi cho năm, bảy môn học. Học sinh không làm theo yêu cầu của thầy cô. Học sinh hay bỏ giờ, trốn học... Lười học hiện nay được coi là một thực trạng nan giải, trở thành bài toán khó cho tất cả chúng ta. Nó xuất hiện ở hầu hết các lớp, các trường, từ học sinh lớp một đến lớp chín, lớp mười đều có học sinh lười học. Vậy hiện tượng học sinh lười học này do đâu và nguyên nhân vì sao? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh lười học và có những nguyên nhân cơ bản sau: Rỗng kiến thức từ lớp dưới, nhiều môn chẳng hiểu gì. Lên lớp ngồi cho có mặt, có lúc ghi chép bài để không bị ghi sổ đầu bài. Hỏi các thầy cô thì ngại... Dù học yếu, phải thi lại nhưng rất ít khi bị đúp. Hình như các thầy cô thương học sinh nên dù có lười học bị trách mắng, phê bình cuối cùng cũng được tạo điều kiện để kiểm tra lại, gỡ điểm. Vì thế, không quá lo vì lười học mà phải ở lại lớp. Đi học nhưng không xác định được mục đích học tập, học cuối cùng để làm gì bởi đằng nào cũng đi làm công Thành Hưng, Sam Sung... Vì thế, cần gì phải học chăm học để học giỏi. Thi vào đại học cuối cùng cũng đi làm Sam Sung, làm ở các nhà hàng, công ty ...Nhiều bố mẹ không quan tâm đến việc học của con. Mặc kệ, mày học thế nào thì học. Học thì ấm thân, không học thì thôi. Không đôn đốc, nhắc nhở con cái học tập. Có phụ huynh còn kể: Không bao giờ thấy con học bài buổi tối hoặc thấy con ngồi vào bàn học được nửa tiếng đã xong. Vì các bạn học sinh không có động lực học tập nên chẳng có mơ ước, hoài bão gì ngoài tham vọng kiếm tiền. Cho nên rất dễ bị cám dỗ. Sẵn sàng vì tiền mà hành xử vô văn hóa, hành động trái pháp luật. Không ít học sinh đang học phải bỏ học để lấy chồng, đi Bar, dùng thuốc bay lắc để mua vui kiếm tiền. Chính việc lười học mà học sinh tự tạo ra áp lực với thầy cô và gia đình. Không một giáo viên nào chấp nhận được học sinh một quyển vở ghi năm, sáu môn học; không bao giờ học bài, làm bài tập về nhà. Gia đình trách mắng, thập chí đánh đập con khi bị thầy cô gọi điện hoặc sau buổi họp phụ huynh. Vì thế, học sinh có tâm lí càng chán học, căm ghét việc học, chống đối giáo viên và học sinh. Nhiều em trở thành cá biệt, không chịu được áp lực phải chuyển sang trường nghề hoặc bỏ học... Lười học làm gia tăng các tệ nạn xã hội và bạo lực học đường. Thử nhìn xem, một học sinh chăm chỉ học tập rất ít khi hư hỏng hay gây gổ, đánh nhau, lao vào quán Net, hiệu cầm đồ. Không có mơ ước để phấn đấu, các bạn rất dễ hư hỏng, đánh mất mình. Vì lười học mà sinh ra gian lận, quay cóp trong kiểm tra, thi cử. Hầu hết các kì thi THPT Quốc gia đều học sinh vi phạm quy chế thi ở mức độ nghiêm trọng. Đó là hành vi xấu, ảnh hưởng đến danh dự của bản thân, nhà trường. Vì không có kiến thức phổ thông nên cách giao tiếp, ứng xử nhiều khi không phù hợp. Trong các tranh luận ta thường thấy các khái niệm bị hiểu sai dẫn đến cãi nhau rất vớ vẩn gây mất đoàn kết. Có một nền tảng chung: học tập là rễ đắng nhưng hoa quả thật ngọt ngào. Nhưng chúng ta lúng túng, vướng mắc, thất vọng, bỏ cuộc, chửi nhau, từ mặt, làm sai, tan rã… đều từ việc chúng ta lười học mà ra. Vậy, đứng trước thực trạng nhức nhối này, chúng ta cần có những giải pháp nào thiết thực để giảm bớt tình trạng học sinh lười học?

Người ta vẫn nói “tiên trách kỉ, hậu trách nhân” , học hành tốt thì ấm vào thân. Nhiều học sinh chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không biết rằng lười học là do những lí do khách quan mà không biết rằng bản thân mình đang đi sai hướng. Để khắc phục tình trạng này, học sinh cần làm những việc sau: Đã là học sinh phải coi việc học là nhiệm vụ đầu tiên, cần thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học. Xác định học để cho mình. Vì thế, phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một học sinh. Sống có ước mơ, lí tưởng và quyết tâm theo đuổi mơ ước ấy. Mơ ước chính là ngôi nhà được xây từ những viên gạch mang tên chăm chỉ. Có động lực, nhất định chúng ta sẽ thành công. Trong quá trình học, không hiểu, rỗng kiến thức ở chỗ nào phải bổ sung ngay: hỏi thầy cô, bạn bè, học nhóm, tìm gia sư,... để không xảy ra tình trạng lỗ hổng kiến thức sâu. Hạn chế tối đa vào những việc vô bổ như: chơi game onlien, túm năm tụm ba chơi bời, đàn đúm. Lên mạng xã hội cần có thời gian biều phù hợp và khoa học, ít sống ảo đi. Phải xác định được, không có kiến thức phổ thông chúng ta sẽ thiệt thòi rất nhiều. Có thể bạn không vào học Đại học nhưng kiến thức cấp ba giúp ích cho bạn khá nhiều trong cuộc sống. Vì thế, phải chăm chỉ, siêng năng. Biết quý trọng ba năm cấp ba ngắn ngủi để học tập. Nên thấy xấu hổ vì lười học. Bởi học sinh sẽ thấy e ngại khi bị điểm kém, khi xem bài của bạn trong giờ kiểm tra hay thực hiện hành vi quay cóp.

Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lường, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Nếu không chịu học tập, học sinh sẽ đánh mất đi nhiều cơ hội quý báu. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng, không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng.

Lười biếng trong học tập là một thói quen xấu viết bài luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen này

Trong xã hội chúng ta đang sống, con người phải chịu rất nhiều áp lực. Bên cạnh nhiều người đang rất cố gắng vươn lên để tồn tại, thành đạt và khẳng định mình thì bên cạnh đó vẫn có những người sống lười biếng, ỷ lại. Đặc biệt, lười biếng trong học tập là một thói quen xấu mà ta cần loại bỏ ngay từ sớm để nó không gây ra những hậu quả tiêu cực về sau.

Như chúng ta đã biết, bài tập về nhà là một trong số các nội dung rất quan trọng được các thầy cô giáo giáo cho học sinh sau giờ học trên lớp. Bài tập về nhà không phải là sự kiểm soát, mà là sự đối chứng lại của chúng ta với những kiến thức đã được học trên lớp để xem ta tiếp thu nó có hiệu quả hay không. Thông qua bài tập về nhà, học sinh sẽ có cơ hội để tìm tòi nghiên cứu và hiểu sâu hơn về những kiến thức đã học. Tuy nhiên, hiện nay một số học sinh lại tỏ ra lười biếng, không chịu làm bài tập về nhà hoặc làm một cách qua loa đối phó. Rất nhiều bạn học sinh không có ý thức làm bài tập, họ sẵn sàng lên mạng tìm kiếm câu trả lời mà không cho bộ não thông minh của mình được vận động. Thậm chí, nhiều bạn học sinh nước đến chân mới nhảy, sát giờ kiểm tra bài tập các bạn mới cuống cuồng đi mượn vở để chép bài, thật đáng buồn cho lớp học sinh đó.

Việc không làm bài tập về nhà là một thói quen đáng chê trách. Nó khiến cho chúng ta phụ thuộc vào những bài giải có sẵn, hình thành thói quen xấu cho bộ não, từ đó dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút, ảnh hưởng nghiệm trọng đến kết quả học tập. Khi đó, ta sẽ có tâm lí chán nản, bỏ bê việc học thậm chí còn có tâm lí sợ việc học. Điển hình ở một số em học sinh khi bị bố mẹ bắt học thì tìm mọi lí do để né tránh, các em chống đối và có những hành động tiêu cực để trốn tránh việc học và làm bài tập như nhốt mình trong phòng, đe dọa mọi người khi nhắc nhở mình học.

Ngược lại, khi chúng ta có ý thức trong việc học tập, rèn luyện và làm bài tập ở nhà, bộ não của chúng ta sẽ được tiếp nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích từ kho tàng kiến thức nhân loại. Từ đó, giúp chúng ta có được sự tự tin, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, đạt kết quả cao trong học tập. Khi ta học tập tốt, ta sẽ được thầy cô, cha mẹ và bạn bè yêu quý. Để làm được điều đó, song song với việc học ta phải kết hợp làm bài tập ở nhà cũng chính là việc “Học phải đi đôi với hành”, có học tập, có thực hành và củng cố thì mới có ngày thành tài.

Chính vì vậy, ngay từ khi chưa quá muộn thì hãy sửa đổi thói quen xấu này nhé các bạn. Đừng để sự lười biếng cản trở bạn chạm đến những thành công trong tương lai.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
36 95.843
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm