Tóm tắt Những người khốn khổ V. Huy Gô (7 mẫu)

Tóm tắt Những người khốn khổ ngắn nhất - Những người khốn khổ là bức tranh rộng lớn về cuộc sống của những người lao động nghèo khổ ở Pháp trong thế kỷ XIX của đại thi hào Victor Hugo và là một trong những đại kiệt tác của nền văn học thế giới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp các mẫu tóm tắt Những người khốn khổ giúp bạn đọc nhanh chóng nắm được nội dung tác phẩm Những người khốn khổ cũng như tác phẩm Những người khốn khổ của tác giả nào.

1. Giới thiệu về tác phẩm Những người khốn khổ

Tóm tắt Những người khốn khổ ngắn nhất

Những người khốn khổ (Tiếng Pháp: Les Misérables) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19.

Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm đã gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình.

Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới vở nhạc kịch cùng tên.

Les Misérables bản dịch đầu tiên tại Việt Nam của Nguyễn Văn Vĩnh xuất bản năm 1926, với tên "Những kẻ khốn nạn", của nhà Trung Bắc Tân Văn ở Hà Nội in song ngữ dài 10 tập khoảng 3000 trang. Phần lớn các bản dịch sau này là rút gọn.

2. Tóm tắt tác phẩm Những người khốn khổ

Sau 19 năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cướp thức ăn cho gia đình của mình đang lâm vào cảnh chết đói, Jean Valjean được thả. Tuy nhiên, anh phải mang theo giấy thông hành vàng - dấu hiệu cho thấy người mang nó từng phạm tội, vì vậy Jean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. May cho anh là giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp mấy thứ đồ bạc của giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau đó nhưng lại được ông Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. Khi chia tay vị giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người...

Nhờ lòng tốt của vị giám mục, Valjean quyết tâm bắt đầu lại cuộc sống. Anh trở thành một nhà công nghiệp giàu có đồng thời là một thị trưởng uy tín. Anh có một người bạn Fantine - một cô gái tội nghiệp buộc phải làm nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette đang sống với gia đình nhà Thénardier độc ác. Sau khi Fantine qua đời, Valjean đã nuôi dưỡng và yêu thương Cosette như con đẻ. Tuy nhiên thời gian này, ông vẫn bị viên thanh tra Javert (Russell Crowe) truy đuổi ráo riết. Sau khi Cosette khôn lớn, cô đem lòng yêu chàng trai quý tộc đóng giả làm dân nghèo Marius. Mặc dù rất đau lòng vì nghĩ đến cảnh Cosette sẽ rời xa mình nhưng Jean Valjean vẫn âm thầm tác thành cho đôi trẻ bằng cách cứu Marius thoát chết và mang anh trở về bên Cosette...

3. Tóm tắt Những người khốn khổ chi tiết

Vích-to Huy-gô là nhà văn lớn của nước Pháp và của nhân loại, ông sống gần suốt thế kỉ XIX, thế kỉ mà nhân dân Pháp luôn luôn nổi dậy làm cách mạng, chống cường quyền, đòi tự do, dân chủ. Vích-to Huy-gô chiến đấu không biết mệt mỏi cho tự do, hạnh phúc của con người. Sự nghiệp văn học của ông rất đồ sộ, gồm hàng trăm tác phẩm đủ các thể loại như thơ, kịch, tiểu thuyết. Một trong những bộ tiểu thuyết lớn, có giá trị nhân đạo sâu sắc của ông là Những người khốn khổ.

Giăng Van-giăng nuôi một đàn cháu nhỏ, vì nghèo mà một hôm phải đánh cắp bánh mì. Anh bị bắt và bị kết án năm năm tù. Bốn lần vượt ngục không thoát, anh bị giam mười bốn năm. Sau bao thăng trầm của cuộc sông, Giăng Van-giăng cũng có được một chút địa vị trong xã hội, nhưng không phải là với cái tên Giăng Van-giăng ngày xưa. Lúc này anh có tên là Ma-đơ-len, thị trưởng của một thành phố nhỏ, được mọi người yêu mến, kính trọng. Trong nhà máy của Ma-đơ-len, cô thợ Phăng-tin, vì có một đứa con hoang nên bị giám thị ghét bỏ và đuổi đi mà Giăng Van-giăng không biết. Cô đã phải gửi con là Cô-dét ở nhà Tê-nát-đi-ê, một gã lưu manh, ở đây, Cô-dét bị hành hạ khổ cực. Mất việc, Phăng-tin phải đi ở, rồi bán tóc, bán răng của mình, cuối cùng phải làm gái điếm lấy tiền nuôi con. Lúc cô gần chết, ông Ma-đơ-len mới biết nỗĩ oan ức của cô, ông hứa sẽ chăm sóc Cô-dét.

Vừa lúc ấy, để cứu một người khác bị tội oan, Giăng Van-giăng ra thú nhận trước tòa về chân tướng của mình. Một lần nữa ông bị tù, và lần này ông đã vượt ngục. Ông liền trở về chuộc Cô-dét ra khỏi tay Tê- nát-đi-ê và cùng cô bé sống lẩn trốn ở Pa-ri trong suốt mười năm trời. Trong suốt thời gian ấy, ông bị mật thám Gia-ve rình mò, theo dõi. Đến cuộc cách mạng 1832, ông chiến đấu ngoài chiến lũy bên cạnh các chiến sĩ cộng hòa.

Trên chiến lũy ấy, ông sống và chiến đấu bên cạnh chiến sĩ cách mạng là Gia-vơ-rốt. Người chiến sĩ ấy chính là con trai của Tê-nát-đi-ê nhưng bị cha mẹ vứt bỏ từ ngày còn bé. Chú sống không có nhà cửa trên khắp vỉa hè Pa-ri. Chú tốt bụng và dũng cảm phi thường. Trong cuộc khởi nghĩa, chú đứng dậy cùng với sinh viên và công nhân Pa-ri,- chiến đấu trên chiến lũy. Gia-vơ-rốt đã hi sinh cho nền cộng hòa trong khi miệng chú vẫn hát vang lừng.

Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Giăng Van-giãng còn gặp nhiều nỗi oan khổ. Lúc ấy Cô-dét trở thành một thiếu nữ xinh đẹp. Cô gặp Ma- ri-uýt, một thanh niên cộng hòa có lí tưởng. Đôi trai gái yêu nhau và nhờ có sự hi sinh của Giăng Van-giãng, họ lấy được nhau. Giăng Van-giăng chết giữa lúc Cô-dét và Ma-ri-uýt sống với nhau hạnh phúc.

Những người khốn khổ thể hiện niềm tin sâu sắc vào phẩm chất tốt đẹp của những người lao khổ. Bao trùm toàn bộ tác phẩm là tấm lòng thương cảm sâu xa của Vích-to Huy-gô đối với những người cùng khổ bị xã hội ruồng bỏ, chà đạp; là lòng tin sắt đá vào phẩm chất đạo đức, tâm hồn cao thượng của họ qua một số nhân vật điển hình. Giăng Van-giăng, nhân vật chính của truyện, sau mười chín năm bị khổ sai, được cảm hóa trở thành con người nhân ái, luôn luôn thương yêu, hi sinh vì những người khốn khổ. ông thương yêu Phăng-tin, giữ lời hứa tìm lại đứa con cho nàng, CƯU mang Cô-dét, xả thân cứu Ma-ri- uýt, chịu bị bắt để cứu người hàm oan. Gần như cuộc đời Giăng Van- giăng là một chuỗi khốn khổ triền miên, nhưng ông luôn luôn chịu đựng một cách đau khổ và dũng cảm hi sinh triệt để cá nhân mình vì hạnh phúc của những người khôn khổ.

Nhân vật thứ hai là Phăng-tin, người mẹ tuy bị xã hội chà đạp nhưng vẫn là tấm gương về tình mẫu tử, đức hi sinh và lòng nhân ái. Phăng-tin đã hi sinh cả đời mình để lo cho con gái. Còn Gia-vơ-rốt tuy là đứa trẻ bị vứt trên hè phố Pa-ri nhưng vẫn tràn đầy lòng thơ ngây, yêu đời, dũng cảm và nghĩa hiệp.

Những con người khốn khổ và cao thượng đó tỏa ánh sáng rực rỡ từ bên dưới xã hội.

Tác phẩm còn phê phán quyền lực của chế độ tư sản. Chế độ đó đã gây nên bao cảnh lầm than cho nhân dân với hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ trật tự phi lí của nó là nhà tù, bạo lực và tôn giáo. Đại diện cho chế độ đó là thanh tra cảnh sát Gia-ve, một hung thần ngu dốt, lạnh lùng. Còn sản sinh từ chế độ tàn bạo đó là bọn lưu manh mà vợ chồng Tê-nát-đi-ê là một điển hình.

Tóm lại, dưới ngòi bút của Vích-to Huy-gô, thế giới của những người cùng khổ là thế giới của những tâm hồn siêu việt, sáng ngời đạo đức, tượng trưng cho sự vươn lên đầy đau khổ nhưng cũng hết sức vinh quang của con người.

Dù còn những nhận định chưa đúng về quy luật đấu tranh giai cấp trong xã hội và còn một số ảo tưởng về quan niệm cải tạo xã hội, Những người khốn khổ vẫn được đánh giá là một tác phẩm vĩ đại, có giá trị nhân bản sâu sắc.

4. Tóm tắt Những người khốn khổ ngắn gọn - mẫu 1

Giăng Van-giăng nuôi một đàn cháu nhỏ, vì nghèo mà một hôm phải đánh cắp bánh mì. Anh bị bắt và bị kết án năm năm tù. Bốn lần vượt ngục không thoát, anh bị giam mười bốn năm. Sau bao thăng trầm của cuộc sông, Giăng Van-giăng cũng có được một chút địa vị trong xã hội, nhưng không phải là với cái tên Giăng Van-giăng ngày xưa. Lúc này anh có tên là Ma-đơ-len, thị trưởng của một thành phố nhỏ, được mọi người yêu mến, kính trọng. Trong nhà máy của Ma-đơ-len, cô thợ Phăng-tin, vì có một đứa con hoang nên bị giám thị ghét bỏ và đuổi đi mà Giăng Van-giăng không biết. Lúc cô gần chết, ông Ma-đơ-len mới biết nỗĩ oan ức của cô, ông hứa sẽ chăm sóc Cô-dét.

Vừa lúc ấy, để cứu một người khác bị tội oan, Giăng Van-giăng ra thú nhận trước tòa về chân tướng của mình. Một lần nữa ông bị tù, và lần này ông đã vượt ngục. Đến cuộc cách mạng 1832, ông chiến đấu ngoài chiến lũy bên cạnh các chiến sĩ cộng hòa. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Giăng Van-giãng còn gặp nhiều nỗi oan khổ. Lúc ấy Cô-dét trở thành một thiếu nữ xinh đẹp. Cô gặp Ma- ri-uýt, nhờ có sự hi sinh của Giăng Van-giãng, họ lấy được nhau.

Nhân vật thứ hai là Phăng-tin, người mẹ tuy bị xã hội chà đạp nhưng vẫn là tấm gương về tình mẫu tử, đức hi sinh và lòng nhân ái. Phăng-tin đã hi sinh cả đời mình để lo cho con gái. Còn Gia-vơ-rốt tuy là đứa trẻ bị vứt trên hè phố Pa-ri nhưng vẫn tràn đầy lòng thơ ngây, yêu đời, dũng cảm và nghĩa hiệp.

Tóm lại, dưới ngòi bút của Vích-to Huy-gô, thế giới của những người cùng khổ là thế giới của những tâm hồn siêu việt, sáng ngời đạo đức, tượng trưng cho sự vươn lên đầy đau khổ nhưng cũng hết sức vinh quang của con người.

5. Tóm tắt Những người khốn khổ ngắn gọn - mẫu 2

Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong hơn hai mươi năm đầu thế kỷ XIX lúc Napoleon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính là Giăng-van-giăng và Phăng-tin, một trong những mảnh đời đau khổ đầy bất hạnh. Giăng-van-giăng là một người nghèo khổ, sau đó bị xã hội săn đuổi, tù tội. Mặc dù vậy nhưng vẫn giữ được tấm lòng nhân ái và sự bao dung. Trong đó nhân vật Phăng-tin thì dù bị xa hội đạp xuống tận bùn đen nhưng vẫn giữ tâm hồn thanh cao, trong trắng.

Giăng-van-giăng sau khi ra tù muốn sống vì xã hội tốt đẹp nhưng không thoát được quá khứ của mình. Anh bị chủ quán từ chối cho ngủ, được giám mục cho chỗ nương tựa. Sau đó anh lấy trộm đồ của giám mục, bỏ trốn rồi bị bắt. Giám mục đã tới xin cho anh và nói rằng đó là đồ anh tặng và khuyên Giăng-van-giăng trở thành người lương thiện. Tám năm sau, Giăng-van-giăng trở về và trở thành chủ xưởng giàu có. Ông buộc phải lấy tên giả tránh sự truy bắt của cảnh sát. Trong lúc đó ông gặp Phăng-tin, một cô gái đang hấp hối. Lúc này ông đã cứu con gái của nàng Phăng-tin.

Trong câu chuyện còn có nhiều nhân vật khác như Gavrốt vốn là đứa trẻ bị bỏ ngoài vệ đường nhưng lại chứa đựng lòng dũng cảm, nghĩa hiệp. Bên cạnh đó cũng có những nhân vật phản diện như Giave, Tê-nac-đi-ê để làm nổi bật lên nhân vật chính diện.

6. Tóm tắt Những người khốn khổ ngắn gọn - mẫu 3

Người phụ nữ Phăng Tin bị Gia-ve bắt giam cầm, nhờ có Ma-đơ-le cứu giúp đưa vào bệnh xá để chữa trị. Trong lúc cứu giúp Phăng-Tin, Ma- đơ- le đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra tòa tự thú để cứu giúp một nạn nhân bị Gia-ve bắt và đổ oan. Chính vì lẽ đó, Ma-đơ-le đến bệnh xá để từ giã Phăng-Tin lần cuối. Không may, Gia- ve theo dõi và đi đến bệnh xá nơi Phăng-tin nằm và canh chừng Ma-đơ-le. Thấy Gia-ve xuất hiện, Phăng-tin cứ nghĩ rằng hắn đến bắt chị nên đã rất sợ hãi. Ma-đơ-le đã cầu xin Gia-ven cho mình thời gian để tìm ra con gái của Phăng-tin nhưng chẳng những hắn không đồng ý mà còn buông lời nhục mạ cay nghiệt. Nghe thấy những lời lẽ nhục mạ thô tục ấy, Phăng-tin vốn đang bệnh nặng đã tắt thở ngay tại giường. Ma-Đơ-le bất ngờ trước cái chết đột ngột ấy, chàng cạy tay Gia-ve ở cổ áo mình và đi đến bên giường sắt, lăm lăm cầm một thanh giường cũ kỹ trên tay. Gia- ven thấy vậy vô cùng sợ hãi, lùi lại phía sau, hắn muốn đi gọi lính đến giúp nhưng lại sợ chàng chạy thoát nên chẳng biết làm gì hơn. Ma- Đơ-le từ từ tiến đến gần gã Gia-ven và nói: "giờ thì tôi thuộc về anh".

7. Tóm tắt Những người khốn khổ ngắn nhất

Tác phẩm đã đề cập đến những bất công, ngang trái trong xã hội Pháp những năm ba mươi của thế kỷ XIX. Trong xã hội ấy, những mảnh đời đau khổ đầy bất hạnh của Giăngvanggiăng, của Phăngtin được tác giả phơi bày, lột trần bằng ngòi bút sắc bén. Đan xen cuộc sống của những người khốn khổ là cái thiện, cái ác, là lương tâm, danh dự và tội lỗi dày xéo con người. Trong cuộc chiến ấy, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng. Lòng thương cảm sâu sắc những con người nghèo khổ như Giăngvanggiăng đã được tác giả khắc họa thành công.

Khi Giăngvanggiăng dù nghèo đói sau đó bị xã hội săn đuổi, bị tù tội thì tấm lòng nhân ái bao dung vẫn không bao giờ mất.

Khi Phăngtin bị xã hội đạp xuống tận bùn đen mà vẫn ngát hương một tâm hồn thanh cao, trong trắng. Khi Gavrốt, một dứa trẻ bị vứt ra ngoài lề đường Paris vẫn chứa đựng lòng dũng cảm đầy nghĩa hiệp. Bên cạnh đó là những nhân vật phản diện như Giave, như Tênacđiê đã được tác giả khắc họa dưới nhiều gốc độ.

8. Tóm tắt tác phẩm Những người khốn khổ

Những người khốn khổ là sự tổng hòa của nhiều câu chuyện, nhiều mảnh đời khác nhau trong xã hội nước Pháp đầu thế kỉ 19 đầy biến động sau cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1799), tất cả đều liên kết với nhau thông qua Jean Valjean, một người cựu tù nhân lĩnh án 19 năm do ăn cắp một ổ bánh mì để nuôi sống chị gái và các cháu và thường xuyên vượt ngục. Sau khi được thả giam, Valjean nỗ lực đi tìm cái ăn và chỗ ở nhưng khắp nơi đều từ chối, khinh bỉ do quá khứ ngục tù của ông, chỉ đến khi ông gặp được vị linh mục Myriel với vòng tay nhân từ rộng mở, người ân nhân không những đã giúp ông lúc đó mà còn là người thay đổi cuộc đời Valjean mãi mãi. Sau đó, Jean Valjean đã đi và trở thành một doanh nhân thành đạt với một cái tên khác. Thế nhưng, ông đã bỏ lại tất cả để tìm kiếm và nhận nuôi Cosette- đứa con gái của người nữ công nhân khốn khổ tên Fantine. Lòng thương yêu vô bờ đối với Cosette của Jean Valjean đã dẫn đến cuộc hành trình đầy nghẹt thở với sự truy đuổi của Javert- kẻ cựu cai ngục nay đã là thanh tra, người luôn ám ảnh với việc bắt giam Valjean. Đó là cuộc hành trình mà ở đó ta sẽ bắt gặp những số phận khốn khổ tột cùng, sự anh hùng và lòng vị tha đầy vĩ đại của con người. Có thể nói, tác phẩm còn là bức tranh toàn cảnh về xã hội Pháp thời bấy giờ.

Tác phẩm gốc được chia làm 48 quyển nhỏ và 5 phần chính: Fantine, Cosette, Marius, Tình ca phố Plumet (Pô-luy-mê) và anh hùng ca phố Saint Denis (Xanh Đơ-nuy) và chương cuối Jean Valjean.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 44.047
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm