Ngôn chí bài 20 dấu người đi đọc hiểu

Ngôn chí là một chùm thơ Nôm bao gồm 21 bài nằm trong tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Nội dung chủ yếu trong chùm thơ Ngôn chí ấy là bộc lộ tâm sự của một nhà Nho không quên hoài bão, không quên giữ trọn đạo dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc nội dung bài Ngôn chí số 20 (Dấu người đi) cùng với đề đọc hiểu Ngôn chí bài 20 giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.

1. Bài thơ Ngôn chí số 20

Đọc hiểu Ngôn chí bài 20

Ngôn chí bài 20

Dấu người đi là đá mòn,

Ðường hoa vướng vất trúc luồn.

Cửa song dãi xâm hơi nắng,

Tiếng vượn kêu vang cách non.

Cây rợp tán che am mát,

Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn.

Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn,

Ủ ấp cùng ta làm cái con.

2. Đọc hiểu Ngôn chí bài 20

Đọc bài thơ: Ngôn chí bài 20 và trả lời câu hỏi:

Dấu người đi là đá mòn,

Ðường hoa vướng vất trúc luồn.

Cửa song dãi xâm hơi nắng,

Tiếng vượn kêu vang cách non.

Cây rợp tán che am mát,

Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn.

Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn,

Ủ ấp cùng ta làm cái con.

Câu 1. Thời gian không gian trong bài thơ được cảm nhận như thế nào?

Câu 2.  Nhận xét bức tranh thiên nhiên được mô tả trong bài thơ?

Câu 3.  Nhân vật trữ tình chọn lối sống như thế nào ? Lối sống đó có còn phù hợp với cuộc sống con người hiện đại hôm nay không?

Câu 4. Cảm nhận về bức tranh thiên trong bài thơ.

Gợi ý

Câu 1. Thời gian và không gian được cảm nhận qua các hình ảnh. Với tiếng kêu, hình ảnh cây rợp, hay hình ảnh "cửa song giãi, xâm hơi nắng".

Câu 2. Bức tranh thiên nhiên gần gũi với đơn sơ. Với những hình ảnh quen thuộc. Bức tranh thiên nhiều màu sắc.

Câu 3.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người có lối sống đơn sơ, giản dị và hòa mình với thiên nhiên. Từ xưa đến nay, con người và thiên nhiên vẫn luôn là những điều không thể tách rời. Chúng ta không thể sống mà không có thiên nhiên. Tuy rằng trong cuộc sống hiện đại và hối hả như ngày nay, nhưng mỗi khi mệt mỏi hay căng thẳng trong vô thức chúng ta vẫn lựa chọn về với thiên nhiên để lấy lại cân bằng. Chính vì vậy, sống gần gũi hòa hợp với thiên nhiên vẫn luôn là điều cần thiết với con người dù cho ở thời đại nào đi chăng nữa.

Câu 4.

Bức tranh thiên nhiên được Nguyễn Trãi vẽ ra với những hình ảnh quen thuộc. Thiên nhiên hoang sơ với tiếng vượn kêu, tiếng vang trong không gian. Có hình ảnh đá mòn và đường hoa với hai hàng trúc xanh rì. Với những tán cây rợp bóng, làm cho không gian mát mẻ. Không chỉ là buổi sáng mà buổi tối bóng nguyệt in xuống hồ với bóng trăng tròn trịa. Hình ảnh bình dị nhưng đầy cảm xúc.

3. Ngôn chí bài số 20 trắc nghiệm

Dấu người đi là đá mòn,

Ðường hoa vướng vất trúc luồn.

Cửa song dãi xâm hơi nắng,

Tiếng vượn kêu vang cách non.

Cây rợp tán che am mát,

Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn.

Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn,

Ủ ấp cùng ta làm cái con.​

(Ngôn chí 20, Nguyễn Trãi)​

Câu 1. Ban đầu bài thơ được viết với dạng nào?

A. Chữ Hán

B. Chữ Nôm

C. Chữ quốc ngữ

Câu 2. Bài thơ được trích từ tập thơ nào?

A. Quốc Trai thi tập

B. Quôc Âm thi tập

C. Quân Trung từ mệnh tập

D. Lam Sơn mạn lục

Câu 3. Ngôn chí có tổng cộng bao nhiêu bài?

A. 20 bài

B. 21 bài

C. 22 bài

D. 23 bài

Câu 4. Bài thơ được viết bằng thể thơ nào?

A. Thất ngôn

B. Thất ngôn bát cú

C. Thất ngôn bát cú Đường Luật

D. Thất ngôn bát cú Đường Luật biến thể.

Câu 5. Bằng cách nào nà người ta tưởng tượng ra thời gian và không gian của bài thơ?

A. Nhịp thơ

B. Ý nghĩa bài thơ

C. Nhan đề bài thơ

D. Hình ảnh trong bài thơ

Câu 6. Đâu không phải là bức tranh thiên nhiên ẩn trong bài thơ?

A. Thiên nhiên hiện ra đầy hùng vĩ, thơ mộng và trữ tình.

B. Thiên nhiên gần gũi với con người.

C. Nét đẹp thiên nhiên với những hình ảnh quen thuộc, giản đơn.

D. Bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
24 48.789
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm